Bài viết
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
DẤU HIỆU BỆNH VIÊM NHA CHU
1. Nha chu là gì - Nguyên nhân gây bệnh nha chu
Nha chu là tổ chức xung quanh răng bao gồm xương ổ răng, dây chằng và nướu răng, có chức năng chính là chống đỡ và giữ răng vững chắc và cố định trong xương hàm. Mô nướu ôm sát răng để che chở, bảo vệ các mô dễ nhạy cảm bên dưới giúp ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập làm hại răng.
Biểu hiện viêm nha chu
Nguyên nhân gây bệnh nha chu là do vệ sinh răng miệng không đúng cách tạo mảng bám gồm hỗn hợp thức ăn, vi khuẩn và nước bọt xuất hiện. Theo thời gian, các mảng bám này sẽ tích tụ dần và trở nên cứng (gọi là vôi răng). Đây là nơi trú ngụ của vi khuẩn, tiết ra các độc tố gây kích ứng làm viêm nướu răng. Nếu không được điều trị kịp thời, thời gian đầu sẽ gây ra viêm nướu răng rồi sau đó tiến triển thành viêm nha chu.
Khi viêm nướu răng không được chữa trị kịp thời, các vi khuẩn độc hại trong mảng bám, cao răng làm tổn hại xương nâng đỡ răng, dẫn đến bị tiêu xương, răng lung lay và nguy cơ mất răng. Giai đoạn này chính gia đoạn chuyển tiếp từ viêm nướu răng sang bị nha chu.
Khi bị nha chu, tình trạng viêm sẽ bắt đầu từ nướu và lan dần xuống các cấu trúc của mô nha chu bên dưới, làm tụt nướu, tiêu hủy xương ổ răng, hình thành túi nha chu. Điều này khiến việc điều trị phức tạp và tốn kém.
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất
2. Dấu hiệu viêm nha chu
Ở giai đoạn ban đầu, bệnh nha chu có những biểu hiện không rõ ràng vì đây là giai đoạn chuyển giao từ viêm nướu răng thành viêm nha chu khiến bệnh nhân không để ý. Tuy nhiên, viêm nha chu gây nên những hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm nướu răng: răng bị suy yếu, chức năng ăn nhai giảm sút, răng bị lung lay và dẫn đến mất răng.
Nhận biết sớm bệnh viêm nha chu
Dấu hiệu viêm nha chu bao gồm:
➤ Lợi răng chuyển sang màu đỏ sẫm, có thể sưng hoặc căng phồng
➤ Dễ chảy máu khi đánh răng, khi nhai thức ăn hoặc khi có những tác động trực tiếp lên lợi
➤ Đau răng, đau lợi
➤ Hôi miệng kèm răng bị lung lay
➤ Có cao răng tính tụ lại gần chân răng
3. Phòng và điều trị bệnh viêm nha chu
Trong trường hợp chỉ mới viêm nướu răng, bác sĩ chỉ cần cạo vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ kết hợp với việc chăm sóc răng của bệnh nhân thì bệnh lý sẽ được khắc phục hiệu quả.
Nhằm hạn chế hình thành mảng bám gây viêm nướu răng và nha chu, bệnh nhân nên:
➤ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách
➤ Không nên hút thuốc lá nhiều
➤ Thăm khám và lấy cao răng định kỳ
Cạo vôi răng định kỳ giúp phòng tránh bệnh viêm nha chu
Để chữa trị bệnh nha chu, bác sĩ sẽ tiến hành theo các bước:
✥ Bước 1: Bác sĩ tư vấn và khám tổng quát
✥ Bước 2: Chụp phim xác định mức độ của bệnh nha chu và đưa ra kế hoạch điều trị
✥ Bước 3: Cạo vôi răng sạch sẽ, sau đó xử lý phần chân răng bên dưới do vôi răng bám rất sâu dưới chân răng
✥ Bước 4: Kiểm tra lại răng miệng và hướng dẫn cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng
Viêm nha chu mặc dù được điều trị hết thì phần xương răng đã tiêu cũng không thể tự phục hồi lại được nên khả năng tái phát rất cao nếu bệnh nhân không chăm sóc răng miệng tốt. Vì vậy hãy quan tâm đến việc chăm sóc răng miệng tại nhà kết hợp thăm khám nha khoa định kỳ 3-6 tháng/lần hoặc liên hệ đến Nha khoa Tâm Đức Smile qua Hotline 1900 8040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) để được tư vấn chi tiết!