Bài viết
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
NƯỚU RĂNG CÓ MỦ CÓ GÂY NGUY HIỂM KHÔNG? PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỨT ĐIỂM
1. Những dấu hiệu nhận biết có mủ ở nướu răng
Nướu răng có mủ là hiện tượng nướu bị nhiễm trùng, xuất hiện các ổ mủ quanh chân răng. Ổ mủ là nơi tích tụ của thức ăn thừa, vi khuẩn và các tế bào chết. Mủ ở nướu răng thường đi kèm với mùi khó chịu, làm nhiều Quý khách cảm thấy mất tự tin. Nướu răng có mủ sẽ xuất hiện với các triệu chứng khác nhau ở từng giai đoạn.
1.1. Dấu hiệu nướu răng có mủ ở giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu, nướu răng có mủ chưa nghiêm trọng, Quý khách có thể nhận biết qua các dấu hiệu như:
- Chân răng dễ bị chảy máu khi chải răng quá mạnh, ăn thức ăn quá cứng hoặc quá dai. Đặc biệt là khi Quý khách nhai đá lạnh, ăn các loại hạt cứng,…
- Nướu răng bị sưng tấy, có màu đỏ thẫm hoặc thâm tím, khi dùng tay chạm nhẹ sẽ có cảm giác đau.
- Những ổ mủ bắt đầu hình thành và tạo nên mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
Nướu răng có mủ thường xuất hiện khi nướu bị nhiễm trùng
1.2. Giai đoạn nặng
Khi mủ trên nướu răng diễn biến nặng hơn, Quý khách dễ nhận thấy qua một số triệu chứng như:
- Hiện tượng chảy máu chân răng diễn ra thường xuyên hơn, kể cả khi không có sự tác động mạnh nào.
- Túi mủ hình thành ở nướu gây sưng, đau nhức dai dẳng và kèm theo các triệu chứng như sốt nhẹ, chán ăn, mất ngủ…
- Tình trạng tụt nướu xuất hiện làm lộ chân răng, ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹ.
2. Nguyên nhân nướu răng xuất hiện mủ
Có rất nhiều nguyên nhân làm cho nướu răng có mủ, trong đó các nguyên nhân thường gặp nhất là.
2.1. Chăm sóc răng miệng kém
Không đánh răng thường xuyên, đánh răng không đúng cách…. Sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng. Trong đó, điển hình nhất là sâu răng, viêm nướu, áp xe răng,… Chúng là nguyên nhân hàng đầu làm nướu răng bị viêm, sưng phồng và có mủ.
Chăm sóc răng miệng kém là lý do gây sưng nướu răng có mủ thường gặp nhất
2.2. Răng bị sứt, mẻ, vỡ
Khi răng bị nứt, gãy, sứt mẻ, nếu Quý khách không vệ sinh sạch sẽ và khắc phục đúng cách sẽ dẫn tới viêm tủy răng. Viêm tủy răng không được điều trị sẽ diễn biến nặng và hình thành ổ mủ giữa nướu và răng.
2.3. Mọc răng khôn
Mọc răng khôn gây cảm giác đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng tới việc ăn uống, nói chuyện. Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, chen lấn với những răng khác dễ gây ra các bệnh lý răng miệng. Nếu Quý khách không điều trị sớm sẽ dẫn tới viêm nướu, có mủ.
2.4. Thay đổi nội tiết khi mang thai
Trong quá trình mang thai, nội tiết tố tăng nhanh làm mao mạch ở nướu phình to, dễ bị viêm nướu. Nếu Quý khách không chăm sóc, vệ sinh răng miệng cẩn thận, nướu sẽ sưng phồng và có mủ trắng.
3. Nướu răng có mủ có gây nguy hiểm không?
Nướu răng có mủ là giai đoạn nghiêm trọng hơn của sưng nướu. Lúc này, Quý khách không chỉ có cảm giác đau nhức, khó chịu mà sức khỏe răng miệng cũng bị ảnh hưởng. Cụ thể:
- Nướu răng có mủ làm hơi thở của Quý khách có mùi khó chịu dù đã vệ sinh răng miệng cẩn thận. Vấn đề này làm nhiều Quý khách cảm thấy tự ti, ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc.
- Sưng nướu răng kèm theo mủ làm mô mềm quanh răng bị tiêu dần, tăng nguy cơ răng bị lung lay.
- Nướu răng có mủ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng như: Viêm tủy xương, u nang răng, viêm xoang hàng trên… Đây đều là những bệnh lý đe dọa tới sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể của Quý khách.
- Khi ở nướu răng có mủ đồng nghĩa với số lượng vi khuẩn có hại trong khoang miệng ở mức cao. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào các vết thương hở trên nướu răng gây nhiễm trùng. Mặt khác, chúng có thể tấn công hệ tuần hoàn, hô hấp… và gây tổn hại cho sức khỏe.
4. Giải pháp điều trị nướu răng có mủ an toàn và hiệu quả
Có mủ ở nướu răng là vấn đề mà không ai muốn gặp phải. Tuy nhiên Quý khách không cần quá lo lắng bởi bệnh lý này có thể khắc phục được bằng các phương pháp sau đây.
4.1. Điều trị viêm nướu có mủ tại nha khoa
Nếu có dấu hiệu sưng nướu răng có mủ, Quý khách cần tới gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của ổ mủ mà bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp phù hợp như:
4.1.1 Cạo vôi răng
Cạo vôi răng là thủ thuật nha khoa nhằm loại bỏ mảng bám, cao răng khỏi bề mặt răng và nướu. Cạo vôi răng giúp loại bỏ nơi trú ngụ của vi khuẩn gây hại, cải thiện sưng nướu có mủ và hạn chế viêm nhiễm, tái phát lại.
Bác sĩ đưa ra phương án điều trị tuỳ vào mức độ viêm nhiễm ở nướu và chân răng
4.1.2 Sử dụng kháng sinh/thuốc giảm đau
Dùng thuốc kháng sinh giúp giảm sưng, đau ở vùng nướu bị tổn thương và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm. Sử dụng thuốc giảm đau giúp kiểm soát cơn đau nhức do sưng nướu có mủ hiệu quả. Bác sĩ có thể chỉ định Quý khách dùng thuốc kháng sinh, giảm đau hoặc kết hợp cả 2 trong từng trường hợp cụ thể.
4.1.3 Phẫu thuật nướu
Nếu sưng nướu kèm mủ nghiêm trọng, phẫu thuật nướu là phương pháp được bác sĩ chỉ định. Đây là giải pháp nhằm loại bỏ các mô mềm bị nhiễm trùng và hỗ trợ tái tạo lại hình dạng của nướu.
Một số trường hợp viêm nhiễm nướu răng nghiêm trọng, bác sĩ buộc phải lấy tủy hoặc nhổ răng để hạn chế rủi ro.
4.2. Điều trị tại nhà
Trong trường hợp nướu răng có mủ ở mức độ nhẹ, Quý khách có thể áp dụng một số phương pháp sau:
- Súc miệng: Quý khách sử dụng nướu trà xanh hoặc muối ấm để súc miệng trong ngày. Kiên trì súc miệng giúp Quý khách làm sạch khoang miệng, hỗ trợ diệt khuẩn, giảm viêm và xoa dịu cơn đau.
- Dùng gừng tươi: Quý khách dùng gừng tươi giã nguyễn và đắp trực tiếp lên vị trí bị viêm, mủ. Ngoài ra, Quý khách có thể đun nước gừng để súc miệng mỗi ngày, giúp giảm sưng và giảm viêm hiệu quả.
- Hoa cúc: Là thảo dược có tính mát, bao gồm nhiều thành phần hỗ trợ giảm đau và loại bỏ mùi hôi miệng. Quý khách có thể uống trà hoa cúc mỗi ngày hoặc súc miệng với nước hoa cúc để giảm viêm, giúp hơi thở thơm mát.
- Lá kinh giới: Quý khách đun sôi lá kinh giới với một ít muối và súc miệng để giúp khoang miệng dễ chịu hơn.
- Mật ong: Quý khách thoa mật ong vào vùng bị sưng, viêm để sát khuẩn và làm dịu cảm giác đau nhức.
5. Biện pháp phòng ngừa nướu răng bị sưng và có mủ
Chăm sóc, vệ sinh răng miệng cẩn thận là phương pháp phòng ngừa nướu răng có mủ hiệu quả nhất. Quý khách lưu ý:
- Quý khách nên đánh răng ít nhất mỗi ngày 2 lần với kem đánh răng chứa flour và dùng bàn chải có đầu lông mềm. Đặc biệt, Quý khách nên súc miệng hoặc đánh răng thật kỹ sau khi tiêu thụ thực phẩm nhiều đường, axit…
- Quý khách tuyệt đối không dùng răng để cắn các đồ vật cứng như nắp chai, bút bi… Bởi đây là 1 trong các nguyên nhân làm nướu răng dễ bị sưng, viêm và xuất hiện mủ.
- Quý khách không nên dùng tăm để xỉa răng vì chúng có thể làm tổn thương nướu. Thay vào đó, Quý khách nên sử dụng tăm nước, chỉ nha khoa… để làm sạch vụ thức ăn, mảng bám.
- Quý khách nên khám răng định kỳ tại nha khoa 3 - 6 tháng/lần và tới gặp bác sĩ khi phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Thăm khám định kỳ tại nha khoa để quản lý sức khoẻ răng miệng hiệu quả hơn
Trên đây là những thông tin tổng hợp liên quan tới bệnh nướu răng có mủ. Hy vọng thông qua bài viết này, Quý khách sẽ biết cách phòng và điều trị bệnh lý này. Quý khách hãy đặt lịch thăm khám tại nha khoa Tâm Đức Smile theo hai cách dưới đây để kịp thời phát hiện các vấn đề răng miệng.
- Gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Điền thông tin vào bảng sau đây.