Trang chủ / Bài viết / RỤNG RĂNG LÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH GÌ? CÁCH PHÒNG TRÁNH

RỤNG RĂNG LÀ TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH GÌ? CÁCH PHÒNG TRÁNH

Rụng răng là vấn đề thường thấy ở người lớn tuổi, nhưng cũng có không ít người trẻ bị rụng răng. Không chỉ là dấu hiệu của tuổi tác, rụng răng còn có thể là biểu hiện bệnh lý. Như vậy, rụng răng là triệu chứng của bệnh gì? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Rụng răng là triệu chứng của bệnh gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rụng răng, do bệnh lý hoặc do tác động từ bên ngoài. 

1.1. Chấn thương làm rụng răng

Chấn thương do tác động bên ngoài là nguyên nhân phổ biến làm rụng răng, các trường hợp có thể kể đến là:

  • Lúc chơi thể thao: Các vật dụng (bóng, vợt, quả cầu…) va vào răng, làm răng lung lay, thậm chí rụng đi. Hoặc do bạn tranh chấp tay chân với đối phương, va chạm vào răng, làm mất răng.
  • Dùng răng cắn mở nắp chai, lọ, cắn đầu bút bi,... lực cắn mạnh vào các vật cứng dẫn đến rụng răng.
  • Dùng lực ăn nhai quá mạnh: Thức ăn dai cứng như đá viên, khô, xương động vật…  cần dùng nhiều lực nhai. Lực nhai quá mạnh có thể làm cho răng bạn bị gãy rụng.

Rụng răng là triệu chứng của bệnh gì

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rụng răng

1.2. Rụng răng do bệnh lý

Rụng răng là triệu chứng của bệnh gì? - Rụng răng là triệu chứng của 1 số bệnh lý về răng miệng, trường hợp này cần phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời. Các bệnh lý làm mất răng có thể kể đến là sâu răng, tiểu đường, suy dinh dưỡng, bệnh xương khớp…

1.2.1. Sâu răng làm rụng răng

Sâu răng là bệnh răng miệng có thể gây rụng răng. Sâu răng hình thành từ mảng thức ăn còn sót lại trên răng nhưng không được làm sạch. Vi khuẩn ở mảng bám sinh sôi, phá huỷ mô cứng của răng và tạo nên các lỗ nhỏ trên răng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, vi khuẩn sẽ ăn sâu vào tủy răng gây đau răng, nhiễm trùng và mất răng. 

1.2.2. Rụng răng do men răng yếu

Men răng yếu cũng là đáp án cho câu hỏi rụng răng là triệu chứng của bệnh gì. Men răng là lớp bên ngoài cùng của răng, có vai trò bảo vệ ngà răng và tủy răng. Men răng là yếu tố quan trọng giúp răng phát triển tốt và khoẻ mạnh. 

Men răng yếu làm cho răng trở nên nhạy cảm, ngà răng và tủy răng không được bảo vệ tốt. Do đó, răng dễ bị nứt, gãy, rụng do các tác động từ bên ngoài.

1.2.3. Rụng răng là triệu chứng của bệnh tiểu đường

Ở người bệnh tiểu đường, lượng đường trong nước bọt sẽ cao hơn so với người bình thường, đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Các mảng thức ăn còn sót lại không được làm sạch tạo nên mảng bám, dẫn đến sâu răng, viêm nướu, áp xe răng, bệnh nha chu… Người bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh răng miệng cao hơn người bình thường, vì vậy tỷ lệ rụng răng cũng cao hơn.

1.2.4. Rụng răng là triệu chứng của bệnh xương khớp

Giải đáp câu hỏi rụng răng là triệu chứng của bệnh gì, bác sĩ đề cập đến bệnh xương khớp, đặc biệt là bệnh loãng xương. Loãng xương là dấu hiệu cho thấy xương liên tục mỏng dần theo thời gian, làm cho xương người bệnh trở nên xốp giòn, dễ gãy. Loãng xương làm xương ổ răng yếu, dễ tổn thương bởi hoạt động ăn nhai. 

Ở bệnh nhân loãng xương, răng dễ bị lung lay, thậm chí là rụng răng do ăn nhai quá mạnh, tác động mạnh từ bên ngoài, va đập…

Rụng răng là triệu chứng của bệnh gì

Ở bệnh nhân loãng xương, răng dễ bị lung lay, thậm chí là rụng răng do ăn nhai quá mạnh

1.2.5. Rụng răng là triệu chứng của bệnh suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng xuất hiện ở người không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Suy dinh dưỡng làm cho người bệnh nhẹ cân, phát triển kém, sức khoẻ yếu… gây ảnh hưởng xấu đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Hàm răng chắc khoẻ không chỉ nhờ vào việc chăm sóc đúng cách, mà còn phụ thuộc phần lớn vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Có một chế độ ăn uống đầy đủ khoáng chất, lành mạnh sẽ nuôi dưỡng răng chắc khỏe từ bên trong. Ngược lại, nếu không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, bạn dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt canxi… dễ làm răng giòn, yếu, lung lay, rụng răng.

2. Phòng tránh rụng răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng

Ngoài tìm hiểu rụng răng là triệu chứng của bệnh gì, bạn còn cần biết cách phòng ngừa rụng răng. Bạn nên có các phương pháp thích hợp để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

2.1. Phòng tránh rụng răng tại nhà

Có nhiều cách để phòng tránh rụng răng tại nhà như bổ sung thực phẩm có lợi cho răng, chăm sóc răng miệng thường xuyên…

2.1.1. Bổ sung thực phẩm tốt cho răng và nướu

Thường xuyên dùng các thực phẩm có lợi giúp răng chắc khỏe hơn. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể cũng giúp giảm tỷ lệ mắc các bệnh ảnh hưởng đến răng như: Loãng xương, suy dinh dưỡng…

Các thực phẩm tốt cho răng được khuyên dùng như: Táo, trà xanh, sữa chua, phô mai, cà rốt, cá, trứng, thịt, nước, cần tây… Nên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nhai và hạn chế dùng các loại thức ăn cứng, dai…

Rụng răng là triệu chứng của bệnh gì

Các thực phẩm tốt cho răng được khuyên dùng

2.1.2. Thường xuyên đánh răng - ít nhất 2 lần mỗi ngày

Bạn nên tập thói quen đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, vào buổi sáng và tối, bằng các loại bàn chải có lông mịn. Khi đó răng sẽ được bảo vệ hiệu quả, bạn sẽ không phải thắc mắc quá nhiều về rụng răng là triệu chứng của bệnh gì.

Đánh răng thường xuyên, mỗi lần đánh răng tối thiểu 2 phút để làm sạch từng kẽ răng, tránh thức ăn còn sót lại gây hại cho răng. Nhờ việc siêng năng đánh răng đúng cách, bạn sẽ hạn chế nguy cơ dẫn đến các bệnh như sâu răng, viêm nướu… gây rụng răng. 

2.1.3. Sử dụng tăm chỉ nha khoa và máy tăm nước

Chỉ nha khoa và tăm nước là 2 dụng cụ hỗ trợ loại bỏ mảng thức ăn tồn đọng ở kẽ răng. Dùng chỉ nha khoa và máy tăm nước thường xuyên giúp răng được bảo vệ khỏi vi khuẩn có hại, răng khỏe mạnh, trắng sáng hơn.

Rụng răng là triệu chứng của bệnh gì

Chỉ nha khoa là dụng cụ hỗ trợ loại bỏ mảng thức ăn tồn đọng ở kẽ răng

2.1.4. Bỏ các thói quen xấu làm hại răng

Từ bỏ thói quen xấu làm hại răng là cách để bảo vệ hàm răng của bạn, tránh gây mất răng. Các thói quen gây hại cho răng là:

  • Dùng tăm xỉa răng: Khi bạn xỉa răng bằng tăm tre, vô tình tạo nên khoảng hở giữa các răng với nhau. Dần dần, các khe hở rộng ra, tạo điều kiện cho các mảng thức ăn bám sâu vào kẽ răng, dẫn đến sâu răng. Mặt khác, dùng tăm xỉa răng dễ làm tổn thương nướu và hàm.
  • Dùng răng cắn, xé đồ vật: Bạn hãy bỏ thói quen xé băng keo, mở nắp chai, hộp… bằng răng, vì điều đó làm ảnh hưởng đến răng. Cắn xé các đồ vật cứng bằng lực quá mạnh có thể dẫn đến nứt, mẻ, rụng răng.
  • Ăn uống các loại thực phẩm có hại cho răng: Bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm quá cứng hoặc quá dai. Khi đó, bạn sẽ hạn chế dùng sức cắn, tránh nguy cơ  mòn răng, nứt răng, thậm chí mất răng. Bạn nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều axit, thức uống có gas, thức uống chứa cồn… vì chúng làm mòn lớp men răng, dẫn đến sâu răng.

2.1.5. Bảo hộ vùng răng miệng khi chơi thể thao

Trong các hoạt động thể thao, sử dụng các công cụ bảo hộ răng là điều hết sức cần thiết, nhằm tránh va đập dẫn đến mẻ, rụng răng. Dụng cụ thường được sử dụng là máng bảo vệ răng, rất dễ tìm mua và sử dụng. Có nhiều loại máng như:

  • Máng làm sẵn: Rất dễ tìm thấy ở các sàn thương mại điện tử. Máng làm sẵn có đủ mọi kích cỡ, bạn có thể chọn loại phù hợp. 
  • Máng ngâm nước: Máng ngâm nước rất tiện lợi vì có thể tự thay đổi kích cỡ so với răng của bạn. Bạn chỉ cần ngâm máng vào nước ấm để máng mềm ra, sau đó dùng răng cắn vào máng và tiếp tục làm theo hướng dẫn. Máng ngâm nước rất tiện lợi vì vừa vặn với khung răng của bạn, bảo vệ răng tốt hơn.
  • Máng cá nhân: Khác với máng làm sẵn và máng ngâm nước, máng cá nhân sẽ do chính bác sĩ thiết kế theo kích cỡ riêng với hàm răng của bạn. Máng cá nhân gắn khít vào từng răng, giúp bạn thoải mái khi chơi thể thao cũng như lúc đi ngủ.

2.2. Phòng tránh rụng răng tại nha khoa

Đến nha khoa, bác sĩ sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc rụng răng là triệu chứng của bệnh gì. Ngoài ra, bác sĩ cũng giúp bạn bảo vệ răng chắc khỏe.

Rụng răng là triệu chứng của bệnh gì

Đến nha khoa, bác sĩ sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc rụng răng là triệu chứng của bệnh gì

2.2.1. Chữa trị dứt điểm bệnh sâu răng

Tại nha khoa, bạn hoàn toàn có thể chữa trị dứt điểm bệnh sâu răng bằng 2 cách, đó là trám răng hoặc bọc răng sứ.

  • Trám răng (hay còn gọi là hàn răng) là quá trình thay thế các mô răng bị sứt, mẻ… bằng vật liệu nhân tạo. Nhờ đó, răng lấy lại vẻ đẹp tự nhiên ban đầu, giúp răng chắc khỏe, ngăn ngừa sâu răng tái phát. Có rất nhiều loại vật liệu trám răng phù hợp với điều kiện và nhu cầu của bạn: Composite, trám răng bạc (amalgam), sứ, vàng… Phương pháp trám răng giúp bảo vệ các mô còn lại của răng thật, ngăn ngừa rụng răng.
  • Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ được nhiều người ưa chuộng hiện nay, dùng răng có chất liệu kim loại, sứ,... thay thế vào răng bị mất. Bọc răng sứ giúp khôi phục hình dáng răng, răng đều đẹp nhanh chóng. Với sự bảo vệ của răng sứ, răng thật không bị tổn thương bởi vi khuẩn và các yếu tố khác, từ đó giảm thiểu nguy cơ bị rụng răng.

2.2.2. Cạo vôi răng định kỳ để phòng tránh rụng răng

Vôi răng (còn gọi là cao răng) hình thành do mảng thức ăn còn sót lại trên răng nhưng không được làm sạch. Cao răng cứng và không thể loại bỏ bằng cách đánh răng thông thường. Cao răng dày làm mất thẩm mỹ, gây hôi miệng, sâu răng, tụt lợi thậm chí là mất răng.

Vì thế, bạn nên đến nha khoa để thăm khám và lấy cao răng định kỳ, phòng ngừa ảnh hưởng từ vôi răng dẫn đến rụng răng. Chỉ với vài bước đơn giản, bác sĩ sẽ giúp bạn loại bỏ cao răng, mang lại cho bạn hàm răng khỏe mạnh.

Rụng răng là triệu chứng của bệnh gì

Bạn nên đến nha khoa để thăm khám và lấy cao răng định kỳ

Trên đây là chia sẻ về chủ đề “Rụng răng là triệu chứng của bệnh gì? Và cách phòng tránh ra sao”. Hy vọng rằng, bạn đã hiểu hơn về những chứng bệnh dẫn đến rụng răng, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời. Khi gặp vấn đề về sức khoẻ răng miệng, bạn hãy liên hệ Tâm Đức Smile ngay bằng cách: