Trang chủ / Kiến thức quanh ta / CAO MÁU LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN GÂY CAO MÁU VÀ 5+ CÁCH PHÒNG NGỪA

CAO MÁU LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN GÂY CAO MÁU VÀ 5+ CÁCH PHÒNG NGỪA

Cao huyết áp là căn bệnh “âm thầm” đe dọa tính mạng của rất nhiều người, chủ yếu là người lớn tuổi. Vài năm trở lại đây, người mắc bệnh ngày càng trẻ hóa, gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Vậy cao máu là gì? Nguyên nhân cao máu phổ biến do đâu? Làm thế nào để kiểm soát huyết áp ổn định, phòng ngừa tình trạng huyết áp cao? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

1. Cao máu là gì?

Cao máu là tình trạng lực máu đẩy vào thành động mạch quá cao làm huyết áp tăng. Huyết áp là áp lực tác động lên thành của động mạch khi máu từ tim đi đến các bộ phận trong cơ thể. Vậy nên, hiện tượng cao máu còn được gọi là cao huyết áp (hay tăng huyết áp). Cao máu có thể làm hỏng động mạch, dẫn đến nhiều biến chứng khác như đau tim và đột quỵ. Theo ước tính, trên thế giới có 1,28 tỷ người bị cao huyết áp, phần lớn là người từ 30-79 tuổi.

Huyết áp được xác định bởi 2 yếu tố là: Lượng máu bơm từ tim và áp lực khi máu di chuyển tác động lên thành mạch. Huyết áp được đo bằng đơn vị milimet thủy ngân (kí hiệu là mmHg). Mức trung huyết áp trung bình của một người bình thường là 120/80 mmHg, trong đó:

  • Số đầu tiên (120) được gọi là tâm thu áp suất, là áp lực của dòng máu khi đi từ tim ra.
  • Số thứ hai (80) được gọi là tâm trương áp suất, được đo giữa các nhịp tim khi trong tim có đầy máu.

cao máu là gì? Nguyên nhân gây cao máu

Huyết áp là áp lực tác động lên thành của động mạch khi máu từ tim đi đến các bộ phận trong cơ thể

Vậy chỉ số xác định tình trạng cao máu là gì? Theo học viện Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mức huyết áp được chia thành 5 loại cơ bản:

  • Huyết áp bình thường: Từ 120/80 mmHg trở xuống là mức lý tưởng.
  • Huyết áp bình thường cao: Tâm thu áp suất từ 120-129mmHg và tâm trương dưới 80mmHg.
  • Huyết áp cao giai đoạn 1: Tâm thu 130-139mmHg và tâm trương từ 80-89mmHg.
  • Huyết áp cao giai đoạn 2: Tâm thu từ 140mmHg trở lên và tâm trương từ 90mmHg trở lên.
  • Cao máu nghiêm trọng: Từ 180/120mmHg trở lên, bạn phải liên hệ ngay với bác sĩ.

1.1. Nguyên nhân gây cao máu

Cao huyết áp không có triệu chứng rõ ràng, có nhiều yếu tố gây nên hiện tượng huyết áp tăng cao. Nguyên nhân thường thấy nhất là do tuổi tác, vì theo thời gian, các mảng bám trong máu tích tụ ở mạch máu làm xơ vữa động mạch. Vậy ngoài tuổi tác, các nguyên nhân khác gây ra tình trạng cao máu là gì?

1.1.1. Chế độ ăn mặn nhiều là tăng huyết áp

Khi bạn nạp quá nhiều muối (natri), do chênh lệch dung môi nên cơ thể giữ lại nước. Đó là nguyên nhân làm tăng thể tích máu lưu thông, gây áp lực lên thành mạch và tăng huyết áp. Ngoài muối ăn, các loại thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn đóng hộp cũng chứa hàm lượng natri cao. Ví dụ như: Bánh quy, phô mai, khoai tây chiên, pate đóng hộp,...

1.1.2. Cao máu khi có cảm xúc tức giận hoặc buồn phiền

Căng thẳng, lo âu, tức giận làm cơ thể tăng tiết các hormone như: Adrenaline, Noradrenaline,... gây co mạch máu. Mạch máu co lại làm giảm không gian lưu thông của máu, gây nên tình trạng cao máu tạm thời. Các nhà khoa học còn chỉ ra rằng, người lo lắng bị bỏ rơi, thất vọng, thiếu an toàn,... làm tăng mức huyết áp bình thường lên thêm 14mmHg.

cao máu là gì? Nguyên nhân gây cao máu

Căng thẳng, lo âu có thể gây co mạch máu

1.1.3. Cao máu do một số loại bệnh lý

Một số bệnh lý làm thay đổi lượng chất lỏng, hoocmon, natri trong máu và gây tăng huyết áp. Ví dụ như:

  • Cơ thể xuất hiện các khối u, bất kể là lành tính hay ác tính, chặn đường lưu thông và gây ra cao máu.
  • Bệnh thận mãn tính ảnh hưởng đến quá trình lọc máu hoặc người bệnh bị hẹp động mạch thận.
  • Người bị rối loạn chuyển hóa hay còn gọi là hội chứng kháng insulin, làm cho áp lực máu tăng.
  • Người bị thừa cân, béo phì hoặc tiểu đường cũng làm tăng áp lực lên thành mạch.
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ làm cơ thể thiếu oxy, nồng độ CO2 trong máu tăng gây ra hiện tượng cao huyết áp.
  • Các vấn đề về tuyến giáp khi không sản xuất đủ lượng hormone cơ thể cần, làm chậm nhịp tim và giảm khả năng co giãn động mạch.
  • Tăng aldosteron nguyên phát hay còn gọi là cường aldosteron hoặc hội chứng Conn. Tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều steroid aldosterone nên làm rối loạn lượng natri, kali và gây cao máu.
  • Các bệnh tim mạch như hẹp động mạch chủ, suy tim,... cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng cao máu.

1.1.4. Cao huyết áp do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp thứ phát là:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Ví dụ các loại thuốc như Aspirin, Ibuprofen,... làm tăng huyết áp nhẹ. Nếu sử dụng NSAID lâu ngày, bạn không thể kiểm soát được huyết áp.
  • Thuốc thông mũi: Trong thuốc dạng xịt có chứa thành phần phenylephrine và pseudoephedrine làm co mạch máu. Nếu bạn bị viêm xoang hoặc sổ mũi, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và không lạm dụng thuốc thông mũi.
  • Thuốc tránh thai nội tiết tố: Hormone trong thuốc làm hẹp lòng mạch máu và gây ra tình trạng cao máu. Đặc biệt, phụ nữ trên 35 tuổi dễ mắc cao huyết áp hơn nếu sử dụng thuốc tránh thai.
  • Thuốc chống trầm cảm: Dopamin, serotonin, prozac, sarafem và norepinephrine,... có tác dụng ức chế các chất trong não và làm tăng huyết áp.

1.2. Ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh cao máu

Sau khi tìm hiểu cao máu là gì, chắc chắn bạn không thể bỏ qua các biến chứng nguy hiểm. Vì trong số 1,28 tỷ người mắc bệnh, chỉ có 21% người có thể kiểm soát được tình trạng cao máu. Cao huyết áp là nguyên nhân gây tử vong sớm, vượt qua cả ung thư (theo báo cáo). Ngoài ra, người mắc bệnh cao máu rất khó phát hiện (46% người không biết mình bị cao máu). Nếu không đo huyết áp thường xuyên, bạn nên cẩn thận với các triệu chứng:

  • Đau đầu dữ dội.
  • Chóng mặt.
  • Khó thở.
  • Buồn nôn hoặc nôn ói.
  • Nhìn mờ.
  • Bồn chồn lo lắng.
  • Lú lẫn.
  • Nghe thấy tiếng vo ve bất thường trong tai.
  • Chảy máu mũi bất ngờ.
  • Nhịp tim bất thường.

cao máu là gì? Nguyên nhân gây cao máu

Bạn nên cẩn thận với các triệu chứng của bệnh cao máu

Áp lực quá mức lên thành động mạch gây tổn thương nghiêm trọng cho mạch máu và các cơ quan khác. Huyết áp cao và không được kiểm soát sớm sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm:

  • Đau tim hoặc đột quỵ: Động mạch xơ cứng do huyết áp cao làm nhịp tim thay đổi, gây ra đau tim, thậm chí đột quỵ.
  • Phình động mạch: Cao máu làm thành mạch yếu đi và phình ra (phình động mạch). Nếu động mạch phình quá mức và bị vỡ có thể đe dọa tính mạng.
  • Suy tim: Tim phải bơm máu nhiều hơn làm cho thành buồng tim dày lên (phì đại thất trái) và gây suy tim.
  • Mất trí nhớ hoặc lú lẫn: Động mạch hẹp hạn chế lưu thông máu lên não, gây ra tình trạng mất trí hoặc lú lẫn.

Ngoài ra, cao máu còn tác động tiêu cực đến mắt, thận và các cơ quan khác. Đặc biệt, bạn không được nhổ răng khi bị cao máu vì:

  • Trong thuốc tê được dùng khi nhổ răng chứa adrenalin có tác dụng co mạch, làm tăng huyết áp đột ngột. 
  • Máu đông có tác dụng cầm máu, nhưng khi áp lực của máu cao, cục máu đông bị phá vỡ làm máu không thể ngừng chảy. 
  • Ngoài ra, nhiều người cảm thấy căng thẳng khi nhổ răng cũng làm lượng adrenalin tăng, gây cao máu. 

Do đó, người bị cao huyết áp nếu sâu răng, viêm tủy răng, viêm lợi,... không thể can thiệp nha khoa. Bệnh lý nha chu không được điều trị làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, thẩm mỹ và khả năng ăn nhai.

2. Cách phòng ngừa cao máu tại nhà

Theo bác sĩ, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao tại nhà bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt. Vậy các cách phòng ngừa cao máu là gì?

2.1. Xây dựng chế độ ăn uống và ngủ nghỉ khoa học

Về chế độ ăn uống, người có nguy cơ bị cao máu nên thực hiện chế độ DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension). Theo phương pháp này, bạn nên tăng lượng trái cây, rau củ và ngũ cốc vào thực đơn hàng ngày. Ngoài ra, bạn nên sử dụng kali, sữa ít béo và hạn chế chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa. Bạn nên giảm lượng natri (tối đa là 1.500 mg) bằng cách không ăn mặn, nói không với thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn.

cao máu là gì? Nguyên nhân gây cao máu

Bạn nên tăng lượng trái cây, rau củ và ngũ cốc vào thực đơn hàng ngày

Về chế độ nghỉ ngơi, bạn hãy cố gắng ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi ngày (ở người lớn). Mỗi ngày, bạn nên thức dậy - đi ngủ cùng một giờ giấc. Trước khi ngủ, bạn không nên dùng thiết bị điện tử. Nếu thường xuyên tỉnh giấc hoặc ngủ không sâu, không ngon giấc, bạn nên đi gặp bác sĩ.

2.2. Từ bỏ các chất kích thích để phòng ngừa cao máu

Nicotine trong thuốc lá làm co mạch máu, làm tổn thương thành mạch và đẩy nhanh quá trình xơ cứng động mạch. Ngoài thuốc lá, rượu và các loại đồ uống chứa cafein cũng là nguyên nhân gây cao huyết áp. Do đó, để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, bạn nên bỏ rượu, thuốc lá và hạn chế đồ uống chứa cafein.

2.3. Tập luyện thể thao ngăn ngừa lão hoá và cao máu

Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh, giúp bạn kiểm soát cân nặng. Chỉ 75-150 phút thể dục mỗi tuần, bạn có thể giảm căng thẳng và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Bạn nên tập những bài tập nhẹ nhàng như thể dục nhịp điệu, yoga hoặc đi bộ.

2.4. Giữ tinh thần lạc quan, tránh sự nóng giận, bực tức

Mỗi lần bực tức hoặc nóng giận, bạn đang đến gần hơn với cao máu. Do đó, bạn nên giữ tinh thần lạc quan, thử hít thở chậm và sâu. Vậy trong trường hợp này, cách để giảm cao huyết áp là gì? Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, hít thở sâu đúng cách là một “liều thuốc” để hạ huyết áp. Vậy nên mỗi ngày, bạn hãy dành ra vài phút để hít thở thật sâu (5 đến 7 lần hít thở mỗi phút).

cao máu là gì? Nguyên nhân gây cao máu

Mỗi ngày, bạn hãy dành ra vài phút để hít thở thật sâu

2.5. Điều trị các bệnh nền hiện có

Các bệnh nền như: Hẹp động mạch thận, béo phì, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa,... đều gây ra cao máu. Vậy nên, cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc cao huyết áp chính là điều trị các bệnh lý nền hiện có. Nếu bạn phát hiện dấu hiệu bệnh, đừng tự điều trị ở nhà hoặc quá chủ quan mà phải đến ngay bác sĩ. Vì nếu không được điều trị sớm, bạn sẽ gặp các biến chứng như: Cao máu, đột quỵ, thậm chí là tử vong.

2.6. Khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng/lần

Huyết áp cao được nhiều người gọi là "kẻ giết người thầm lặng", bởi vì không có triệu chứng khi bệnh mới chớm. Bạn có thể mắc bệnh trong nhiều năm mà không biết, chỉ khi xuất hiện các biến chứng nặng thì mới phát hiện. Do đó, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Các trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh như: Thừa cân, béo phì,... nên theo dõi huyết áp tại nhà. Ngoài ra, bác sĩ đã chứng minh, cao huyết áp có thể di truyền. Do vậy, nếu trong nhà bạn có người bị cao máu, bạn nên theo dõi huyết áp và khám định kỳ để sớm phát hiện bệnh. Nếu xuất hiện các triệu chứng nặng, bạn phải liên hệ bác sĩ ngay lập tức.

Bài viết trên đã giải đáp hiện tượng cao máu là gì và các nguyên nhân, cách phòng tránh tại nhà hiệu quả. Nếu phát hiện triệu chứng bất thường, bạn nên đến bác sĩ ngay để được thăm khám, tránh biến chứng nguy hiểm.

Nếu bạn đang gặp các vấn đề về sức khoẻ răng miệng, bạn hãy liên hệ với Tâm Đức Smile để được thăm khám miễn phí bằng cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp