Kiến thức quanh ta
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
RẰM THÁNG 7 CÚNG GÌ? NGÀY CÚNG, GIỜ CÚNG, MÂM CÚNG CẦN CHUẨN BỊ GÌ?
Mục lục nội dung
1. Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào, giờ nào để gia đạo thuận lợi, bình an?
Rằm tháng 7 vừa là ngày lễ Vu Lan báo hiếu, vừa là ngày lễ Xá Tội Vong Nhân. Đây là một lễ lớn trong Phật giáo cũng như truyền thống văn hóa của người Việt.
1.1. Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào?
Theo lịch âm, rằm tháng 7 được tổ chức vào ngày 15 hằng tháng. Năm nay, rằm tháng 7 sẽ rơi vào ngày Chủ Nhật 18/08/2024.
Tuy nhiên, bạn có thể cúng rằm tháng 7 từ ngày 2/7 âm lịch tới trước 12h trưa ngày 15/7 âm lịch. Theo quan niệm dân gian, sau 12h trưa ngày 15/7, “quỷ môn quan” đóng lại nên người âm không thể nhận được đồ cúng nữa.
Mâm cúng cô hồn rằm tháng 7
1.2. Giờ cúng rằm tháng 7 tốt nhất
Cúng rằm tháng 7 thường có cúng Phật, cúng Gia tiên và cúng Chúng sinh.
- Thời điểm cúng Phật nên làm buổi sáng hoặc làm cùng với mâm cúng Gia tiên.
- Thời điểm Cúng Gia tiên nên thực hiện trước vào khoảng 11h-12h trưa (giờ Ngọ).
- Thời điểm cúng Chúng sinh hay còn gọi là cúng Cô hồn nên thực hiện vào 17h-19h (giờ Dậu) bởi lúc này đang tranh tối tranh sáng. Đây là thời điểm “gà lên chuồng”, thích hợp để cúng Chúng sinh.
Tuy nhiên, nếu gia đình không có thời gian, có thể cúng rằm tháng 7 trong các khung giờ khác. Nhưng nên lưu ý rằng: Cúng Phật và Gia tiên trước, cúng Chúng sinh sau.
2. Mâm lễ cúng rằm tháng 7 chuẩn
Trước khi tiến hành lễ cúng, gia chủ cần chuẩn bị bàn thờ gọn gàng, sạch sẽ. Trên bàn thờ nên có hoa tươi, nến, lư hương, bộ đồ cúng như: Mâm quả, nước, vàng mã, mâm cỗ cúng…
Khi đến giờ cúng, cả gia đình tụ họp bên bàn thờ, ăn bận tươm tất sạch sẽ. Các thành viên trong gia đình tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ và tôn kính Ông Bà, Tổ tiên đã khuất. Mỗi người thành tâm khấn vái, cầu mong gia đình được bình an, khỏe mạnh, may mắn trong cuộc sống.
2.1. Cúng rằm tháng 7 nên cúng chay hay cúng mặn, các món nên cúng và kiêng cúng
Về cách cúng lễ rằm tháng 7, người Việt thường cúng chay để thể hiện sự tôn kính và tưởng nhớ đến tổ tiên. Mâm cúng là chay hay mặn tùy thuộc vào thói quen của gia chủ.
Mâm cúng rằm tháng 7 chay hay mặn sẽ tùy vào mỗi gia chủ
Rằm tháng 7 cúng gì? Bạn nên chọn:
- Những loại thực phẩm phổ biến dễ tìm như: Heo, gà, tôm, rau củ…
- Các loại trái cây tươi, đẹp mắt, được lựa chọn kỹ càng và rửa sạch sẽ.
- Chế biến các món đơn giản truyền thống.
- Bày biện mâm cỗ phù hợp với thói quen của gia đình.
- Có thể dùng đồ mua sẵn nếu bận rộn, miễn là thành tâm.
Rằm tháng 7, cần tránh cúng một số món không phù hợp truyền thống. Đó là:
- Tránh các món không phù hợp với lễ cúng truyền thống như: Thịt vịt, thịt chó mèo, trứng vịt lộn…
- Hạn chế hoặc tránh sử dụng ngũ vị: Tỏi, hành, hẹ, kiệu… Đặc biệt là trong các món chay.
- Tránh các loại hoa quả giả, hoa quả đã hỏng, dập nát. Không cúng các hoa quả có gai nhọn, mùi nồng như: Mít, dứa, sầu riêng…
2.2. Các bàn mâm cúng cần có trong rằm tháng 7
Trong mâm cúng rằm tháng 7 thường có 3 mâm là: Mâm cúng Phật, mâm cúng Gia tiên và Mâm cúng Chúng sinh.
2.2.1. Mâm cúng Phật
Mâm cúng Phật nên dùng đồ chay, bày biện gọn gàng đẹp mắt tại bàn thờ Phật của mỗi gia đình. Bàn thờ phật cần bày biện như sau:
- Hoa tươi.
- Nước.
- Rượu.
- Vàng mã.
- Hoa quả.
Mâm cỗ chay cúng Phật có thể bao gồm:
- Chè đậu/chè sen/chè trôi nước.
- Xôi.
- Nem/chả chay.
- Nấm kho đậu phụ.
- Rau củ luộc chấm muối vừng.
- Các món cuốn chay,...
Nếu không có thời gian cũng như điều kiện để chuẩn bị món chay, các bạn có thể bỏ qua, hoặc bạn có thể lựa chọn 1-2 món đơn giản hay mua sẵn đều được.
Mâm cỗ chay cúng Phật
2.2.2. Mâm cúng gia tiên
Rằm tháng 7 cũng là ngày lễ Vu Lan báo hiếu nên mọi người thường chọn mâm cúng Gia tiên cầu kỳ để tỏ lòng thành kính với Tổ tiên. Dưới đây là một số món ăn gợi ý cho mâm cúng Gia tiên đầy đặn và nhiều màu sắc. Các món ăn có thể lựa chọn như:
- Gà: Luộc, nướng, quay, hấp mía, ủ muối…
- Tôm: Hấp, chiên xù, chiên trứng muối, nướng…
- Giò chả: Giò lụa, giò thủ, giò chả chay, chả quế, chả cốm…
- Xào: Miến xào, rau xào thập cẩm, lòng gà xào, bóng xào…
- Canh: Canh bóng, canh bí nấu nước gà, canh rau củ nấu sườn, canh miến…
- Nộm: Gà xé phay, nộm hoa chuối, gỏi bò, gỏi tôm…
- Rau củ luộc thập cẩm
- Chim: Hầm hạt sen, quay, tần ngải cứu, rán…
- Xôi: Xôi trắng ruốc, xôi gấc, xôi hoàng bào, xôi ngũ sắc…
Mâm cỗ cúng gia tiên
Từ các nguyên liệu quen thuộc, bạn có thể biến tấu thành rất nhiều món ăn đầy màu sắc để dâng lên bàn thờ Gia tiên. Lưu ý, các món ăn phải tươi mới, sạch sẽ và bày biện đẹp mắt để thể hiện sự kính cẩn. Bạn không nên chuẩn bị quá nhiều, tránh sau khi thụ lộc bị thừa mứa, lãng phí.
Lễ vật cúng Gia tiên gồm có: Vàng mã, quần áo giấy, hương, rượu, nước, hoa tươi, trái cây…
2.2.3. Mâm cúng cô hồn
Mâm cúng Chúng sinh (cúng cô hồn) được bày ở trước nhà dùng để cúng những linh hồn không nơi nương tựa. Mâm cúng thường bao gồm những món như sau:
- Gạo muối (để rắc sau khi cúng xong).
- Cháo loãng, nhạt .
- Bánh kẹo, bỏng ngô, bỏng gạo.
- Trái cây.
- Tiền vàng.
- Quần áo chúng sinh.
- Nước.
- 2 ngọn nến.
- 3 nén hương.
Mâm cúng cô hồn
3. Nghi lễ, văn khấn cúng rằm tháng 7
Dưới đây là hướng dẫn về nghi lễ và văn khấn cúng rằm tháng 7:
1. Chuẩn bị bàn thờ, mâm cúng, các lễ vật cúng.
2. Đặt nhang, nến, lư hương trên bàn thờ.
3. Thắp nhang, lưu ý đốt 3 tuổi nhang cho mỗi mâm cúng (Phật, gia tiên, cô hồn).
4. Quỳ lạy, niệm Phật hoặc đọc kinh.
5. Đọc văn khấn.
6. Dâng lên bày biện.
7. Khấu đầu 3 lạy.
Lưu ý, bạn nên thắp nhang bàn thờ Phật trước, sau đó tới bàn Thần linh và Gia Tiên, cúng các vong linh nên để sau cùng.
Rằm tháng 7 cúng gì tùy thuộc vào thói quen, điều kiện kinh tế cũng như sở thích của từng gia đình. Tuy nhiên, mọi gia đình đều hướng tới một mục đích chung là tỏ lòng thành kính tưởng nhớ những người đã khuất. Trên đây là một số gợi ý về mâm cúng rằm tháng 7, cũng như những điều cần biết và cần tránh khi cúng rằm. Chúc mọi gia đình có một ngày đoàn tụ ấm áp, cùng nhau tỏ lòng thành kính tới ông bà tổ tiên.