Trang chủ / Kiến thức quanh ta / [GIẢI ĐÁP] TRUNG THU CÓ PHẢI LỄ HỘI KHÔNG? HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THỐNG NGÀY TRUNG THU

[GIẢI ĐÁP] TRUNG THU CÓ PHẢI LỄ HỘI KHÔNG? HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THỐNG NGÀY TRUNG THU

Trung thu tại Việt Nam được tổ chức hằng năm vào ngày 15 tháng 8 m lịch. Đây là dịp để mọi người cùng nhau phá cỗ, rước đèn, cúng bái,... Bên cạnh ý nghĩa vui chơi, kết nối, giao duyên,... người dân tổ chức Trung thu còn để cảm tạ trời đất ban cho mùa vụ bội thu. Để trả lời chi tiết hơn cho câu hỏi “Trung thu có phải lễ hội không?” mời bạn hãy theo dõi bài viết sau đây.

1. Trung thu có phải lễ hội không?

Tết trung thu hay tết thiếu nhi, là một lễ hội lớn được tổ chức mỗi năm tại Việt Nam. Lễ hội diễn ra vào ngày Rằm tháng 8, tức ngày 15 tháng 8 Âm lịch.

1.1. Nguồn gốc của ngày Trung thu

Tết Trung thu bắt nguồn từ Trung Quốc, đời nhà Đường, thời vua Duệ Tôn. Theo truyền thuyết: Vào đêm rằm tháng Tám, khi vừa lúc trăng tròn và sáng nhất, nhà vua đang dạo chơi ngoài thành thì bắt gặp một vị tiên - Thái Âm Tinh Quân. Vị tiên hóa phép, tạo ra chiếc cầu bắc lên tận cung trăng. Sau khi ngự chơi trên cung trăng trở về, nhà vua lưu luyến cảnh vật và đã lấy ngày đó đặt tên thành Tết Trung thu.

Theo các nhà khảo cổ học, trung thu có từ thời xa xưa tại Việt Nam, được khắc họa trên mặt Trống đồng Đông Sơn - Ngọc Lũ. Dù Trung thu chính thức xuất hiện tại Việt Nam từ khi nào, thì đây vẫn là một lễ hội mang nét đẹp tín ngưỡng và linh thiêng.

Trung thu có phải lễ hội không

Tết trung thu hay tết thiếu nhi, là một lễ hội lớn được tổ chức mỗi năm tại Việt Nam

1.2. Ý nghĩa của ngày Trung thu ở Việt Nam

Trung thu có phải lễ hội không? Nhiều người vẫn thắc mắc về ý nghĩa thực sự của ngày lễ đặc biệt này. Trải qua hàng ngàn năm, Tết Trung thu vẫn luôn là lễ hội mang đậm bản sắc dân tộc với những ý nghĩa linh thiêng:

  • Trung thu là Tết đoàn viên, Tết thiếu nhi. Do đó, trung thu là lễ hội giúp mọi người gắn kết, quây quần, sum họp cùng nhau bên mâm cúng gia tiên.
  • Trẻ em được thỏa sức vui chơi, nô đùa và tham gia vào các hoạt động lễ hội như: Múa lân, rước đèn, phá cỗ,...
  • Đây là cơ hội để các đôi nam nữ kết bạn, giao duyên, hát đối đáp tâm tình qua những bài hát múa trống quân.
  • Người dân tổ chức Trung thu hằng năm để thể hiện lòng thành kính đối với đất trời, thần linh, người đã khuất trong gia đình.
  • Ngắm trăng sáng trong lễ hội Trung thu để tiên đoán vận mệnh quốc gia. Trăng vàng thì mùa vụ bội thu, trăng xanh dễ gặp thiên tai, trăng cam thì đất nước hưng thịnh, phát triển.

2. Các hoạt động truyền thống trong ngày Trung thu

Để biết chính xác Trung thu có phải lễ hội không, hãy tìm hiểu các hoạt động truyền thống diễn ra vào ngày này. Đó là lễ hội rước đèn đêm trăng và cúng bái.

2.1. Lễ hội rước đèn đêm trăng

Trung thu là lễ hội tôn vinh giá trị truyền thống và giáo dục, thế hệ trẻ cần giữ gìn những nét đẹp văn hóa. Trong đó, rước đèn Trung thu gắn liền với nhiều hoạt động thú vị, hấp dẫn dành cho mọi người, từ trẻ nhỏ tới người lớn.

Dưới ánh trăng vàng rực rỡ, những chiếc đèn lồng được làm từ khung tre, giấy, nhựa,... sáng lấp lánh, lung linh. Trẻ em cầm đèn trên tay, ngân nga câu hát “Chiếc đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu,…”. Hàng đoàn người nối nhau cùng đi rước đèn, tíu tít trò chuyện tạo nên khung cảnh vui nhộn.

Lễ hội rước đèn biểu trưng cho ý nguyện cầu bình an và may mắn. Ngoài ra, ánh sáng phát ra từ những chiếc lồng đèn như ngọn đuốc sáng, soi rọi mọi ngóc ngách, cung đường. Điều này giúp xua đuổi những điều xui xẻo, tà ma xung quanh.

Trung thu có phải lễ hội không

Lễ hội rước đèn biểu trưng cho ý nguyện cầu bình an và may mắn

2.2. Lễ cúng bái ngày Trung thu

Cúng bái là một hoạt động quan trọng, thể hiện tấm lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên, người dân với trời đất. Nhà nhà tích cực chuẩn bị mâm cỗ trung thu trang trọng nhất. Nghi lễ chuẩn bị và cúng bái diễn ra như sau:

  • Chuẩn bị lễ vật: Lễ cúng Trung thu bao gồm các món đặc trưng như: Bánh Trung thu, trái cây, chè,... Đặc biệt, nổi bật trong mâm cúng Trung thu là con chó làm từ tép bưởi, màu trắng, hồng xinh xắn cùng 2 chiếc mắt đậu đen.
  • Đặt mâm cúng: Người thực hiện nghi thức cúng ăn mặc kín đáo, đặt các lễ vật đã chuẩn bị lên ban thờ gia tiên ngay ngắn.
  • Cúng bái: Trong buổi lễ, gia chủ sẽ thắp hương và đọc văn khấn để bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Lời khấn thường có nội dung cầu mong sức khỏe, hạnh phúc, bình an cho gia đình và mùa màng bội thu.
  • Phá cỗ: Sau khi cúng xong, cả gia đình cùng nhau phá cỗ, uống trà, ăn bánh trung thu, thưởng thức hương vị Tết Trung thu.

2.3. Các biểu tượng đặc trưng của ngày Trung thu

Ngoài việc cúng bái, Trung thu còn là lễ hội để tổ chức các hoạt động vui chơi. Vì vậy, Trung thu luôn gắn liền với những biểu tượng:

  • Bánh trung thu: Đây là món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp lễ hội. Bánh trung thu có hình tròn hoặc vuông với nhiều kích cỡ khác nhau. Có 2 loại bánh chính là bánh nướng và bánh dẻo, được biến tấu với nhiều vị khác nhau như: Thập cẩm, đậu xanh, cốm dừa, trứng muối,...
  • Lồng đèn: Lồng đèn cá chép, lồng đèn hình sao, quả trám,... xuất hiện rực rỡ trong lễ hội Trung thu. Lồng đèn là biểu tượng đặc trưng của tết đoàn viên, của ánh trăng tròn đầy, của sự ấm no, hạnh phúc.
  • Mặt trăng: Trung thu là lễ hội được tổ chức vào ngày rằm 15 tháng 8. Theo quan niệm dân gian, đây là ngày lành tháng tốt, ngày có trăng tròn và sáng rực rỡ nhất, là biểu tượng của Tết Trung thu.
  • Chị Hằng và chú Cuội: Sự tích chú Cuội và chị Hằng Nga qua lời kể của bà, của mẹ đã trở thành một ký ức trẻ thơ. Chị Hằng và Chú Cuội sẽ cùng nhau xuống dạo chơi trần gian vào ngày trung thu.
  • Trà: Nhắc tới trung thu, ai cũng sẽ nghĩ tới khoảnh khắc phá cỗ, ăn bánh, uống trà xanh. Bánh trung thu có vị ngọt đậm, khi thưởng thức cùng trà sẽ cân bằng vị giác và tiêu hóa nhanh hơn.

Trung thu có phải lễ hội không

Bánh trung thu là món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp lễ hội

2.4. Múa lân vào ngày Trung thu

Tại Việt Nam, hình ảnh con lân và màn múa lân sư rồng đã đi vào tiềm thức mỗi người dân trong dịp lễ hội Trung thu.

  • Đây là màn múa bắt nguồn từ sự tích Phật di lặc hạ trần chế ngự kỳ lân, bảo vệ dân làng khỏi thú dữ.
  • Một màn múa lân cần có sự kết hợp của 2-5 người, một người cầm đầu lân, người cầm đuôi,... nhảy theo nhịp trống.
  • Ngoài ra, trong múa lân cần có thêm người cầm quạt mo - ông Địa, thanh la, não bạt.

Múa lân không chỉ xuất hiện vào dịp lễ hội Trung thu mà còn được trình diễn vào các ngày lễ khai trương, tết cổ truyền. Múa lân mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho mọi người và như là lời chúc may mắn, thành công.

Trung thu có phải lễ hội không

Múa lân mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho mọi người và như là lời chúc may mắn, thành công

Ngoài tiết mục múa lân thì hát trống quân cũng thường có trong lễ hội Trung thu. Đây là loại hình hát nói theo niêm luật và thanh điệu bằng trắc, đối đáp giao duyên giữa các đôi nam nữ. Gắn liền với sự kiện chống giặc ngoại xâm từ thời nhà Trần, hát trống quân là sợi dây gắn kết, xua tan mệt nhọc trong thời kỳ khó khăn.

Khi tìm hiểu trung thu có phải lễ hội không, chúng ta mới thấy ngày lễ này thực sự có ý nghĩa to lớn. Trung thu mang nét đẹp truyền thống, thể hiện cho sự sum vầy, mong cầu hạnh phúc. Trung thu gắn liền với những biểu tượng bánh, trà, đèn lồng, múa lân,... những hình ảnh quen thuộc đi sâu vào tiềm thức mỗi người. Vì vậy, văn hóa tổ chức lễ hội trung thu hằng năm cần được giữ gìn.

Nếu gặp phải các vấn đề về sức khoẻ răng miệng, bạn đừng ngần ngại liên hệ cho nha khoa Tâm Đức Smile bằng cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp