Trang chủ / Kiến thức quanh ta / TRUNG THU NĂM NAY NGÀY MẤY? NHỮNG VIỆC NÊN LÀM VÀ KHÔNG NÊN LÀM NGÀY TRUNG THU

TRUNG THU NĂM NAY NGÀY MẤY? NHỮNG VIỆC NÊN LÀM VÀ KHÔNG NÊN LÀM NGÀY TRUNG THU

Ánh trăng tròn vành vạnh, đèn lồng lung linh, tiếng cười nói rộn rã,... là các đặc trưng của ngày Trung thu. Tại Việt Nam, Trung thu còn gọi là Tết thiếu nhi, được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 (Rằm tháng 8) m lịch. Vậy bạn có biết trung thu năm nay ngày mấy tính theo dương lịch? Trong bài viết dưới đây, bạn đọc sẽ tìm hiểu về ngày lễ Trung thu và các việc nên làm, không nên làm để hút nhiều may mắn.

1. Trung thu năm nay ngày mấy?

Tết Trung thu là dịp để gia đình sum họp, thưởng thức bánh trung thu, rước đèn, ngắm trăng và cầu chúc những điều tốt đẹp. Trung thu được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch hàng năm, là thời điểm trăng tròn và sáng nhất. Vậy Trung thu năm nay ngày mấy theo lịch dương?

Năm nay, Trung thu rơi vào ngày thứ Ba, ngày 17 tháng 9 Dương lịch. Trung thu là dịp gia đình đoàn viên, cùng nhau ngắm trăng và thưởng thức những món ăn truyền thống. Theo quy định, người lao động và học sinh, sinh viên không được nghỉ phép vào ngày Tết Trung thu.

2. Các hoạt động nên làm và không nên làm vào ngày Tết Trung thu

Trung thu là ngày quan trọng trong văn hóa Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong ngày lễ, mọi người xem xét nhiều điều kiêng kị để bản thân và gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc. 

trung thu năm nay ngày mấy

Trung thu được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch hàng năm

2.1. Nên làm gì vào ngày Tết Trung thu

Ngày Trung thu cũng là ngày Rằm, do đó, bạn nên: Cúng rằm, đi chùa, làm việc thiện và tất nhiên không thể thiếu món bánh trung thu.

2.1.1. Cúng rằm

Khi đã nhớ trung thu năm nay ngày mấy, bạn đừng quên ý nghĩa của ngày Tết Trung thu, đó là ngày đoàn viên. Cúng tổ tiên vào các ngày lễ Tết chính là truyền thống của người Việt, thể hiện lòng thành kính của con cháu. Ngoài ra, Trung thu là dịp sum vầy của gia đình, bạn nên nhớ đến cả ông bà đã đi xa. Do đó trong ngày Trung thu, bạn nên chuẩn bị một mâm cơm cúng Rằm đầy đủ, thắp nén hương trên bàn thờ.

2.1.2. Lễ chùa

Viếng chùa vào ngày rằm tháng 8 mang ý nghĩa tâm linh, mong cầu bình an và may mắn cho gia đình. Tương tự Tết, ngày 15 Âm lịch hàng tháng, mọi người thường đến chùa hoặc miếu, chuẩn bị thêm đồ cúng lễ. Vào ngày Rằm tháng 8, bạn cũng nên đến chùa, đình hoặc đền gần nhà để thắp hương cho các vị thần. Ngoài ra, nhiều địa phương tổ chức đêm hội hoặc buổi lễ lớn vào tối ngày Rằm, bạn có thể đến tham gia. 

trung thu năm nay ngày mấy

Viếng chùa mong cầu bình an và may mắn cho gia đình

2.1.3. Làm lồng đèn

Từ xưa đến nay, nhắc đến Tết Trung thu, mọi người nghĩ ngay đến hoạt động ăn bánh, rước đèn. Hiện nay có rất nhiều mẫu mã đèn lồng được bày bán, nhưng tự làm đèn lồng cùng mọi người trong gia đình vẫn mang ý nghĩa riêng. Tự làm đèn lồng không chỉ là cách giữ gìn truyền thống, mà còn giúp trẻ em tiếp cận với các phong tục tốt đẹp của người Việt.

Bạn có thể cùng con làm lồng đèn từ các vật liệu đơn giản như giấy, tre, nứa,… Đến tối, trẻ em có thể rước đèn lồng, hoặc bạn treo đèn lồng tự tay làm ở trước nhà. Chắc chắn đây là hoạt động vô cùng thú vị và giúp gia đình thêm gắn kết với nhau.

2.1.4. Làm bánh Trung thu

Bánh Trung thu là loại bánh không thể thiếu trên bàn trà vào dịp Rằm tháng 8 Âm lịch. Ngoài mua bánh làm sẵn, mọi người cũng có thể tự làm bánh tại nhà, tiết kiệm và an toàn cho sức khỏe. Một lưu ý nhỏ là mọi người nên làm bánh trước Trung thu khoảng 5-7 ngày, sau đó bảo quản trong tủ lạnh. Bánh khi ăn sẽ ngon hơn, bạn cũng có thể mang biếu, tặng cho người thân và bạn bè.

2.1.5. Làm việc thiện

Ngày bình thường, bạn vẫn có thể làm việc thiện. Nhưng vào ngày Trung thu, bạn nên giúp đỡ mọi người, làm việc thiện để tích đức cho mình và gia đình. Ví dụ: Chia quà cho các em nhỏ, quyên góp quần áo cho người có hoàn cảnh khó khăn, quyên hương khói cho nhà chùa,... 

trung thu năm nay ngày mấy

Làm lồng đèn ông sao để tặng cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn

2.1.6. Vệ sinh răng miệng kỹ sau khi ăn bánh

Ngày Trung thu như ngày Tết thu nhỏ, mọi người ăn cỗ, ăn bánh Trung thu và nhiều loại bánh kẹo khác. Vậy nên, bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đặc biệt sau khi ăn bánh Trung thu. Vì trong bánh có nhiều đường, nhiều loại hạt nhỏ dễ mắc vào kẽ răng. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, đường làm hỏng men răng và gây sâu răng, các vụn thức ăn làm bạn bị viêm lợi, hôi miệng,...

2.2. Những việc nên tránh làm vào ngày rằm tháng 8

Bên cạnh các việc nên làm, trong ngày Rằm hoặc đầu tháng sẽ có thêm các việc không nên làm. Bởi vì Rằm là ngày gắn liền với nhiều phong tục tập quán. Người xưa quan niệm: Có thờ có thiêng, có kiêng có lành. Theo lời các cụ dạy, vào ngày 15 tháng 8 bạn nên tránh sát sinh, không đùa giỡn vào ban đêm,...

2.2.1. Tránh sát sanh

Mọi sinh vật đều có quyền được sống là đều mang linh hồn. Do đó, ngày rằm tháng 8 tối kỵ việc sát sinh, tránh đi ngược lại với tinh thần nhân ái, yêu thương đặc trưng trong ngày đoàn viên. Ngoài ra, thấy máu trong ngày vui là điềm xấu, vậy nên bạn và gia đình hạn chế:

  • Giết mổ động vật vào ngày rằm, kể cả để làm cơm cúng.
  • Bắt giết các loài côn trùng nhỏ không gây hại cho gia đình như: Kiến, mối,...
  • Câu cá hoặc các hoạt động đánh bắt thủy hải sản.
  • Ưu tiên ăn chay vào ngày rằm tháng 8, không ăn các món thịt.
  • Thay vì sát sinh, bạn có thể mua cá hoặc chim bồ câu phóng sinh chúng về với thiên nhiên.

trung thu năm nay ngày mấy

Ưu tiên ăn chay vào ngày rằm tháng 8

2.2.2. Tránh đùa giỡn vào ban đêm

Theo quan niệm dân gian, vào ban đêm, đặc biệt là đêm rằm, âm khí rất nặng nề. Các hoạt động đùa giỡn quá mức có thể vô tình khơi gợi những điều không hay và năng lượng xấu theo sau. Ngoài ra, nhà nhà đều thờ cúng, đùa nghịch gây tiếng động lớn là sự thiếu tôn trọng đối với không khí linh thiêng.

Đặc biệt, người sức khỏe yếu, phụ nữ đang mang thai không ra ngoài phá cỗ vào buổi tối. Thay vào đó, bạn nên ở bên gia đình, cùng nhau thưởng thức bánh trung thu, ngắm trăng và trò chuyện.

2.2.3. Một số điều cấm kỵ khác

Ngày rằm là ngày trăng tròn, đại diện cho âm khí, vì vậy cần phải giữ năng lượng âm và dương cân bằng. Sau khi đã biết trung thu năm nay ngày mấy, bạn không nên thực hiện các hoạt động sau vào ngày 17 tháng 9 Dương lịch:

  • Không mặc đồ tối màu: Trung thu là ngày vui, mà đồ tối màu theo quan niệm sẽ mang đến điềm xấu.
  • Không chỉ tay trực diện vào mặt trăng: Mặt trăng ngày rằm tròn đầy, là tượng trưng cho vẹn toàn và hoàn hảo. Nếu bạn chỉ tay trực tiếp lên mặt trăng chính là hành động coi thường, bất kính. 
  • Không lộn ngược đồ vật: Theo quan niệm, lộn ngược đồ vật có ý không tôn trọng tổ tiên, vậy nên tránh làm vào ngày rằm tháng 8.
  • Không làm vỡ gương: Gương hoặc chén bát từ thủy tinh vỡ là điềm báo không may, có họa tới gia đình. Vậy nên, bạn tuyệt đối tránh làm vỡ đồ trong ngày lễ linh thiêng như Trung thu.
  • Kiêng cho người khác lửa và nước: Nước và lửa đều là nguồn năng lượng tích cực đại diện cho tài vận. Vào ngày 15 hoặc mùng 1, bạn không nên chia cho nhà khác nước và lửa.

Qua bài viết trên, bạn đọc đã tìm hiểu xong trung thu năm nay ngày mấy và việc nên làm, không nên làm vào ngày rằm tháng 8. Mong rằng Trung thu năm nay, bạn và gia đình đón lễ vui vẻ, cầu bình an và mạnh khỏe cho cả nhà.

Quý khách có nhu cầu chăm sóc răng, cạo vôi răng hoặc bọc sứ cho răng để đón Trung Thu năm nay hãy liên hệ Tâm Đức Smile ngay bằng cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp