Trang chủ / Kiến thức quanh ta / XÉT NGHIỆM MÁU CÓ ĐƯỢC ĂN KHÔNG? XÉT NGHIỆM MÁU NÀO CẦN NHỊN ĂN?

XÉT NGHIỆM MÁU CÓ ĐƯỢC ĂN KHÔNG? XÉT NGHIỆM MÁU NÀO CẦN NHỊN ĂN?

Ăn uống trước khi lấy máu sẽ ảnh hưởng tới một số chỉ số xét nghiệm, làm sai lệch kết quả. Tuy nhiên, có những chỉ số sẽ không bị thay đổi do thức ăn nạp vào cơ thể. Vậy, xét nghiệm máu có được ăn không? Mời bạn cùng tìm hiểu xét nghiệm máu nào cần nhịn ăn qua bài viết sau.

1. Xét nghiệm máu có được ăn không?

Xét nghiệm máu có được ăn không là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi vì, có những trường hợp xét nghiệm máu cần nhịn ăn, có trường hợp lại có thể ăn uống bình thường. Sau đây là chi tiết về loại xét nghiệm máu nào cần nhịn ăn.

1.1. Các loại xét nghiệm máu cần nhịn ăn

Có một số xét nghiệm máu cần bệnh nhân nhịn ăn trước khi lấy máu, đó là:

  • Xét nghiệm đường huyết.
  • Xét nghiệm mỡ máu .
  • Xét nghiệm sắt trong máu.
  • Xét nghiệm chức năng gan.
  • Các loại xét nghiệm chuyển hóa.
  • Xét nghiệm về chức năng thận.
  • Xét nghiệm Vitamin B12.

Khi làm những xét nghiệm máu như trên, bạn cần nhịn ăn trước đó. Tốt nhất là xét nghiệm vào buổi sáng khi chưa ăn bất kỳ thứ gì để có kết quả chính xác nhất.

Xét nghiệm máu có được ăn không

Có những trường hợp xét nghiệm máu cần nhịn ăn, có trường hợp lại có thể ăn uống bình thường

1.2. Các loại xét nghiệm không cần nhịn ăn

Các loại xét nghiệm máu khác, ngoài các xét nghiệm đã kể trên sẽ không phải nhịn ăn trước khi thực hiện. Có thể lấy ví dụ như:

  • Xét nghiệm nhóm máu: Để xác định nhóm máu của bạn.
  • Xét nghiệm công thức máu.
  • Xét nghiệm Beta HCG: Để xác định bạn có thai hay không.
  • Xét nghiệm các bệnh do virus như viêm gan B, HIV,...
  • Xét nghiệm tầm soát ung thư.
  • Các xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi như NIPT, Double test, Triple test,...
  • Xét nghiệm về nội tiết tố nữ.

Xét nghiệm máu có được ăn không còn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Bởi vì, có những trường hợp cần làm nhiều xét nghiệm cùng một lúc, trong đó có xét nghiệm cần nhịn ăn hoặc không. Chỉ cần một trong các xét nghiệm cần nhịn ăn thì bạn sẽ không được ăn gì trước khi lấy máu.

1.3. Xét nghiệm máu có được uống nước không?

Hầu hết các xét nghiệm máu đều cho phép bệnh nhân uống nước lọc trước khi lấy máu. Uống một ít nước sẽ không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. 

Đối với các loại xét nghiệm cần nhịn ăn, bạn chỉ nên uống nước lọc mà không nên uống bất kỳ loại nước nào khác. Bạn cần tránh hầu hết các loại nước chứa đường và năng lượng. Ví dụ: Sữa, nước ngọt, nước trái cây… Những loại nước này sẽ làm thay đổi kết quả xét nghiệm. 

Đối với các xét nghiệm không cần nhịn ăn, bạn vẫn nên tránh đồ uống có cồn như rượu, bia. Đồng thời, bạn nên tránh uống cafe, trà hay hút thuốc lá trước khi xét nghiệm máu vì có thể ảnh hưởng đến kết quả.

Như vậy, xét nghiệm máu có được ăn không tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Nhưng mọi xét nghiệm máu đều được uống nước lọc mà không ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

Xét nghiệm máu có được ăn không

Hầu hết các xét nghiệm máu đều cho phép bệnh nhân uống nước lọc trước khi lấy máu

2. Lưu ý trước và sau khi làm xét nghiệm máu

Khi xét nghiệm máu, bạn cần tuân thủ những yêu cầu của bác sĩ để đạt kết quả chính xác nhất. Dưới đây là những lưu ý trước và sau khi làm xét nghiệm máu. 

2.1. Những điều cần chuẩn bị trước khi xét nghiệm máu

Trước khi xét nghiệm máu, bạn cần thực hiện những điều sau:

  • Phụ nữ có thai xét nghiệm máu có được ăn không, nhịn ăn trong bao lâu cần hỏi kỹ bác sĩ. Nếu phải nhịn ăn, bạn nên làm đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
  • Nếu cần nhịn ăn, bạn không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì (ngoài nước lọc) trong 8-12 giờ trước khi lấy máu.
  • Uống đủ nước lọc trước khi đến phòng xét nghiệm để việc lấy máu diễn ra dễ dàng.
  • Mang theo danh sách các loại thuốc, vitamin, thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà bạn đang sử dụng.
  • Mặc quần áo thoải mái để bác sĩ dễ dàng tiếp cận tĩnh mạch.
  • Thông báo cho nhân viên y tế nếu bạn đang có bất kỳ vấn đề y tế nào hoặc dị ứng với dung dịch khử trùng.
  • Bạn không nên tập thể dục hay hoạt động mạnh trước và sau khi lấy máu.
  • Bạn nên tránh nhai kẹo cao su vì chúng sẽ kích thích cơ quan tiêu hóa, ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Bạn nên cố gắng giữ bình tĩnh và thư giãn trước khi lấy máu. Bạn càng lo sợ, run rẩy càng làm bác sĩ khó lấy máu hơn. Nếu bạn sợ máu, nên hít thở sâu, nhìn ra chỗ khác.

2.2. Lưu ý sau khi xét nghiệm máu

Sau khi xét nghiệm máu, bạn nên có những lưu ý như sau:

  • Nhấn nhẹ bông gòn lên vị trí lấy máu để ngăn chảy máu.
  • Giữ cánh tay của bạn trong tư thế thẳng góc với cơ thể trong vài phút.
  • Nếu thấy chảy máu, hãy nhấn chặt bông gòn vào vị trí lấy máu.
  • Tránh vận động mạnh cánh tay trong vài giờ sau khi lấy máu.
  • Uống nhiều nước và ăn nhẹ sau khi xét nghiệm, đặc biệt nếu nhịn ăn trước đó. (Trường hợp xét nghiệm dung nạp đường, bạn cần tiếp tục nhịn ăn theo hướng dẫn của bác sĩ).
  • Liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào như chảy máu kéo dài, chóng mặt,...

Tuân thủ các hướng dẫn này sẽ giúp quá trình xét nghiệm máu diễn ra an toàn và hiệu quả.

Xét nghiệm máu có được ăn không

Khi xét nghiệm máu nên tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ

3. Vì sao trước khi nhổ răng cần phải xét nghiệm máu?

Trước khi nhổ răng, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân xét nghiệm máu. Có một số lý do như sau.

3.1. Kiểm tra sức khỏe chung

Xét nghiệm máu giúp phát hiện các vấn đề về sức khỏe như: Bệnh tiểu đường, bệnh về gan, thận, rối loạn đông máu,... Những vấn đề này có thể ảnh hưởng đến quá trình lành thương sau khi nhổ răng. 

Nếu bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm như: Viêm gan B, AIDS,... sẽ cần phòng tránh lây nhiễm cho bác sĩ và các kỹ thuật viên.

3.2. Đánh giá nguy cơ chảy máu

Các xét nghiệm máu như: Đếm tiểu cầu, thời gian prothrombin (PT), thời gian hoạt hóa một phần (aPTT),... giúp đánh giá khả năng đông máu của người bệnh. Những người có rối loạn đông máu có nguy cơ chảy máu cao hơn sau khi nhổ răng. Từ đó, bác sĩ sẽ quyết định có nhỏ răng hay không, và có những chuẩn bị kỹ lưỡng để cầm máu kịp thời.

Phụ nữ có thai, phụ nữ thiếu máu và đang trong chu kỳ kinh nguyệt không nên nhổ răng. Bạn cần chờ sau khi sinh con hoặc khi đã qua giai đoạn này để tránh mất máu quá nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Xét nghiệm máu có được ăn không

Các xét nghiệm máu giúp đánh giá khả năng đông máu của người bệnh

3.3. Điều chỉnh lượng thuốc

Nếu có vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, bác sĩ sẽ cần điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc khuyến cáo thêm trước khi nhổ răng. Xét nghiệm máu giúp bác sĩ nắm bắt tình trạng sức khỏe của người bệnh. Từ đó dự phòng các biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng.

Vì vậy, xét nghiệm máu trước khi nhổ răng là rất quan trọng. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm để đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp. Trước khi nhổ răng, xét nghiệm máu có được ăn không tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn nên nhịn ăn vì có một số xét nghiệm cần làm về đường huyết và bệnh gan thận.

Xét nghiệm máu có được ăn không tùy thuộc vào loại xét nghiệm và chỉ định của bác sĩ. Có những trường hợp có thể ăn, cũng có trường hợp cần nhịn ăn trước khi lấy máu. Bạn cần hỏi bác sĩ thật kỹ, đồng thời tránh sử dụng đồ uống có cồn, thuốc lá, cafe… Trước khi nhổ răng, bạn cũng cần nhịn ăn để lấy máu xét nghiệm. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn và giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Khi gặp vấn đề về sức khoẻ răng miệng, Quý khách đừng ngần ngại liên hệ nha khoa Tâm Đức Smile để được tư vấn miễn phí. Quý khách trao đổi với bác sĩ bằng hai cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp