Kiến thức
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
Ê RĂNG KHI ĐEO HÀM DUY TRÌ: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ
Mục lục nội dung
1. Nguyên nhân bị ê răng khi đeo hàm duy trì
Ê buốt răng biểu hiện qua việc răng của bạn trở nên ê nhức, khó chịu… Điều này thường diễn ra khi bạn ăn thức ăn nóng, lạnh, chua… Vậy ê răng khi đeo hàm duy trì có giống như vậy hay không?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cảm giác ê răng lúc đeo hàm duy trì, có thể kể đến là:
- Do kích thước hàm duy trì không phù hợp.
- Do vệ sinh răng miệng kém.
- Do ăn nhiều thực phẩm có tính axit.
- Do viêm nướu.
- Do sâu răng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cảm giác ê răng lúc đeo hàm duy trì
1.1. Ê răng khi đeo hàm duy trì do kích thước hàm duy trì không phù hợp
Nguyên nhân phổ biến gây ê răng lúc đeo hàm duy trì là do kích thước của hàm duy trì không phù hợp với răng của bạn.
Như đã biết, hàm duy trì gồm 2 dạng: Dạng cố định và tháo lắp, hàm sẽ được thiết thế thích hợp với răng. Nhưng nếu máy móc có sai sót, bác sĩ thiếu kinh nghiệm… hàm duy trì sẽ bị lệch kích thước. Điều này sẽ ảnh hưởng răng của bạn, làm cho răng xô lệch, không đồng đều… dẫn đến ê răng.
Mặt khác, hàm duy trì nếu siết quá chặt cũng gây cảm giác ê nhức. Răng của bạn sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Một số trường hợp ê răng cũng xuất hiện khi bạn đeo hàm duy trì không đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, như đeo lệch khung răng.
1.2. Ê răng khi đeo hàm duy trì do vệ sinh răng miệng kém
Chăm sóc răng miệng là điều cực kỳ quan trọng, nhất là trong giai đoạn đeo hàm duy trì. Nếu bạn cảm thấy ê răng trong khoảng thời gian này, rất có thể do bạn lơ là trong việc vệ sinh răng miệng.
Trong khi đeo hàm duy trì, nếu bạn không đều đặn vệ sinh răng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng. Ví dụ như: Sâu răng, viêm tủy răng… Người bị sâu răng rất dễ gặp phải tình trạng ê buốt răng.
Vệ sinh răng miệng kém cũng bao gồm việc đánh răng không đúng cách, đánh răng quá mạnh bằng bàn chải lông cứng. Điều này dẫn đến mòn men răng, tụt nướu… làm răng nhạy cảm, ê buốt.
Vệ sinh răng miệng kém cũng bao gồm việc đánh răng không đúng cách, đánh răng quá mạnh bằng bàn chải lông cứng
1.3. Ăn nhiều thực phẩm có tính axit làm ê răng khi đeo hàm duy trì
Trong thời gian đeo hàm duy trì, ăn nhiều thực phẩm có tính axit dễ gây ê răng. Vì lượng axit cao trong thực phẩm sẽ bào mòn men răng, làm răng trở nên nhạy cảm.
Để tránh ê răng khi đeo hàm duy trì, bạn cần hạn chế dùng những loại thực phẩm chứa nhiều axit như sau:
- Các loại trái cây: Cam, chanh, quýt, xoài…
- Các loại thức uống: Nước ngọt có gas, bia rượu…
- Thức ăn: Các món ăn lên men như dưa chua, ngũ cốc chế biến…
1.4. Ê răng khi đeo hàm duy trì do viêm nướu
Viêm nướu khởi phát từ việc vệ sinh răng miệng kém, mảng thức ăn không được vệ sinh hình thành cao răng. Cao răng cùng các mảng bám khác tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi gây viêm nướu.
Viêm nướu làm răng mất dây chằng nâng đỡ, hở chân răng và tác động đến dây thần kinh trong răng dẫn đến ê buốt răng.
1.5. Sâu răng cũng làm ê răng khi đeo hàm duy trì
Khi đeo hàm duy trì, vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng dễ dẫn tới sâu răng và ê buốt răng. Ngoài ra, giai đoạn niềng răng cũng rất dễ bị sâu răng, do các khí cụ chỉnh nha gây khó khăn trong việc đánh răng. Hoặc do bạn lơ là trong việc làm sạch răng thường ngày.
Sâu răng là bệnh lý phổ biến, do vi khuẩn và axit trong mảng bám thức ăn còn sót lại gây ra. Sâu răng phá hủy lớp men răng bên ngoài, sau đó lan rộng vào lớp mô bên trong. Lúc này, răng trở nên nhạy cảm và ê buốt khi ăn uống thực phẩm chứa nhiều axit, quá nóng hoặc quá lạnh.
Khi đeo hàm duy trì, vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng dễ dẫn tới sâu răng và ê buốt răng
2. Khắc phục tình trạng ê răng khi đeo hàm duy trì
Ê răng lúc đeo hàm duy trì làm cho bạn cảm thấy khó chịu, ăn uống không ngon, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống… Thế nên, khắc phục vấn đề này là điều cần thiết.
Sau đây là một vài cách giúp bạn cải thiện cảm giác ê buốt răng khi đeo hàm duy trì.
2.1. Đổi kem đánh răng có chứa nhiều Flour
Flour rất cần thiết cho răng vì góp phần củng cố men răng chắc khỏe. Flour còn ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn trong miệng và giúp phòng ngừa sâu răng hiệu quả.
Bạn nên dùng các loại kem đánh răng có chứa hàm lượng Flour thích hợp để khắc phục chứng ê răng trong thời gian đeo hàm duy trì. Một số loại kem đánh răng chứa nhiều Flour nên tham khảo là: Sensodyne, Aquafresh Extreme Clean, Dr. Kool, Colgate, kem đánh răng PS…
2.2. Trám các lỗ răng sâu
Như đã nói ở trên, sâu răng là nguyên nhân gây ê buốt khi đeo hàm duy trì, nên bạn cần trám răng sâu để khắc phục.
Trám răng chỉ với vài bước đơn giản tại nha khoa: Thăm khám, vệ sinh răng, gây tê, tạo hình xoang trám, trám răng, chỉnh sửa… Tình trạng ê răng sẽ được khắc phục, mang lại cho bạn dễ chịu, tự tin ăn nhai hơn.
Lưu ý, trám răng chỉ thích hợp cho các trường hợp sâu răng ở mức độ nhẹ.
Trám răng chỉ thích hợp cho các trường hợp sâu răng ở mức độ nhẹ
2.3. Đổi hàm duy trì mới đúng kích thước
Khi bị ê răng do hàm duy trì sai kích thước, bạn cần nên đổi hàm ngay.
Đến ngay nha khoa đã niềng răng trước đó để thăm khám và đổi hàm duy trì phù hợp với khung răng của bạn. Sau khi đổi hàm thích hợp, cảm giác ê buốt sẽ được cải thiện.
Lưu ý: Bạn nên đeo hàm duy trì đúng cách và vệ sinh thường xuyên (hàm tháo lắp), để tránh ảnh hưởng xấu đến răng (sâu răng, tổn thương răng…).
Sau khi đổi hàm thích hợp, cảm giác ê buốt sẽ được cải thiện
2.4. Giảm ê răng khi đeo hàm duy trì bằng cách hạn chế thực phẩm hại răng
Ê răng lúc đeo hàm duy trì có thể bắt nguồn từ việc ăn uống các loại thức ăn, đồ uống chứa nhiều chất axit. Vì thế, bạn cần hạn chế hết mức có thể các loại thực phẩm gây hại cho men răng như: Cam, chanh, dưa chua, nước ngọt, rượu bia… Từ đó, răng của bạn sẽ không còn cảm giác ê buốt, thoải mái hơn khi ăn nhai.
2.5. Vệ sinh răng miệng đúng cách để tránh ê răng khi đeo hàm duy trì
Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều được các chuyên gia khuyến khích. Khi đeo hàm duy trì, thì việc chăm sóc này còn cần phải thực hiện nghiêm túc hơn.
Ê răng lúc đeo hàm duy trì sẽ được cải thiện nếu bạn biết chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng, siêng năng:
- Thường xuyên đánh răng ít nhất 2 lần (sáng - tối) trong ngày.
- Chải răng đúng cách, nhẹ nhàng theo chiều từ trên xuống.
- Sử dụng bàn chải đánh răng đúng kích cỡ với hàm, tránh dùng bàn chải lông cứng, dễ gây mòn răng.
- Thường xuyên sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ mảng thức ăn thừa trong kẽ răng.
- Sử dụng bàn chải vệ sinh lưỡi để loại bỏ vi khuẩn.
- Sử dụng nước súc miệng theo đúng hướng dẫn, tránh súc miệng quá nhanh hoặc quá lâu.
Trên đây là bài viết về chủ đề “Ê răng khi đeo hàm duy trì”, các nguyên nhân kèm các cách khắc phục hiệu quả. Mong rằng bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin thật hữu ích. Nếu bạn cần bác sĩ tư vấn miễn phí, bạn hãy gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc điền thông tin vào bảng sau đây.