Bài viết
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
19+ CÂU HỎI VÀ GIẢI ĐÁP NHANH VỀ ĐIỀU TRỊ TỦY TẠI NHA KHOA TÂM ĐỨC SMILE
1. Điều trị tủy răng là gì?
Điều trị tủy hay còn gọi là chữa tủy răng là phương pháp điều trị phổ biến trong nha khoa. Phương pháp này giúp loại bỏ những phần mô đã bị chết hay hoại tử, viêm nhiễm ra khỏi ống tủy. Sau đó sẽ tiến hành trám bít lại bằng những dụng cụ chuyên dụng. Đây được xem là cách làm giảm cảm giác đau đớn, bảo tồn mô răng và tủy hiệu quả.
2. Trường hợp nào cần phải điều trị và lấy tủy?
Trong điều trị, nha sĩ sẽ hạn chế tối đa việc lấy tủy răng nếu không quá cần thiết. Bởi thực tế, tủy răng một khi đã lấy ra sẽ làm răng không còn được chắc khỏe, dễ bị lung lay…Tuy nhiên, một số trường hợp dưới đây bắt buộc phải tiến hành điều trị tủy:
- Thứ nhất: Răng bị chấn thương mạnh, bị vỡ hoặc mẻ, lúc này tủy bị lộ ra ngoài và nhiễm trùng.
- Thứ hai: Viêm tủy răng gây ra tình trạng đau nhức dữ dội. Mức độ đau nhức ngày càng tăng dần và có nguy cơ làm lăng lung lay hay thậm chí là mất răng.
- Thứ ba: Tình trạng răng quá nhạy cảm và đau buốt mỗi khi nhai hoặc ăn uống nóng, lạnh.
- Thứ tư: Xuất hiện mủ trắng ở gần chân răng và tái phát lại nhiều lần gây ra mùi hôi khó chịu.
3. Chữa tủy răng có gây cảm giác đau đớn hay không?
Thực chất, điều trị tủy răng là một kỹ thuật nha khoa hiện đại và được thực hiện dưới sự hỗ trợ của thuốc gây tê. Nếu điều trị đúng kỹ thuật, tay nghề bác sĩ giỏi, hầu hết bệnh nhân đều cảm thấy khá dễ chịu và thoải mái.
Sau khi điều trị, một số ít bệnh nhân có thể cảm thấy hơi ê buốt, đau nhức. Tuy nhiên tình trạng này sẽ nhanh chóng biến mất chỉ sau vài giờ. Một số bệnh nhân khác sẽ cảm thấy răng hơi nhạy cảm. Với trường hợp này, bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nếu Quý khách bị đau nhức dữ dội, đau nhức trong nhiều ngày liên tục thì nên quay lại nha khoa để được xử lý kịp thời.
4. Tất cả răng đều có thể điều trị tủy: Có hay không?
Hầu hết các răng bị viêm nhiễm đều có thể tiến hành việc điều trị tủy. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp dưới đây việc lấy tủy bị hạn chế:
- Ống tủy bị tắc
- Răng vỡ quá lớn và không thể phục hồi
- Không còn xương nâng đỡ
5. Điều trị tủy răng gồm có những bước nào?
Chữa tủy răng là một quá trình đổi hỏi thao tác tỉ mỉ, cẩn thận cùng với kỹ thuật cao. Thông thường, việc lấy tủy răng sẽ được tiến hành thông qua 4 bước cơ bản dưới đây:
- Bước 1: Tiến hành thăm khám và đánh giá mức độ tổn thương của răng. Bác sĩ sẽ chụp X-Quang để kiểm tra mức độ tiêu xương răng và các phần bị khuất trong ống tủy.
- Bước 2: Thực hiện gây tê để làm giảm cảm giác đau cũng như ê buốt cho bệnh nhân.
- Bước 3: Khoan răng để đưa dụng cụ lấy tủy vào bên trong khoang miệng. Tiến hành việc lấy tủy răng bằng dụng cụ chuyên dụng cho tới khi ống tủy được làm sạch.
- Bước 4: Tạo hình cho ống tủy và tiến hành trám bít lại bằng miếng trám chuyên dụng.
Điều trị tuỷ răng qua 4 bước cơ bản
6. Vấn đề gì có thể xảy ra nếu không chữa tủy sớm?
Thực tế, nếu không điều trị tủy sớm, răng bị nhiễm trùng sẽ dần lây sang các bộ phận khác, đe dọa tới tính mạng. Chính vì vậy, Quý khách hãy tiến hành việc lấy tủy càng sớm càng tốt, không nên chần chừ.
7. Chữa tủy và nhổ răng, phương pháp nào tốt hơn?
Việc duy trì một hàm răng khỏe mạnh vẫn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu. Nhổ răng là phương pháp cùng nên thực hiện khi không thể điều trị tủy và không thể giữ lại chiếc răng đó, Do vậy, giữa chữa tủy và nhổ răng thì chữa tủy vẫn sẽ là lựa chọn tốt hơn.
8. Điều trị tủy răng mất bao lâu?
Lấy tủy răng mất bao lâu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như một số yếu tố khác. Nếu tình trạng tủy răng không quá nghiêm trọng, quy trình lấy tủy sẽ hoàn tất chỉ sau 20 - 30 phút. Tuy nhiên nếu răng bị nhiễm trùng hoặc viêm tủy nặng…thời gian có thể lâu hơn. Thậm chí, tình trạng này có thể chưa thể chữa dứt điểm được ngay chỉ thông qua 1 -2 lần điều trị.
9. Điều trị tuỷ bao nhiêu tiền?
Tương tự như vấn đề thời gian, chi phí điều trị tủy sẽ phụ thuộc vào vị trí răng cũng như mức độ phức tạp. Thông thường, chi phí chữa tủy răng số 6 và số 7 sẽ cao hơn so với chi phí chữa tủy răng cửa. Bởi thực tế, số lượng ống tủy ở 2 răng này lớn hơn so với những răng còn lại.
Quý khách có thể tham khảo bảng giá điều trị tuỷ tại nha khoa Tâm Đức Smile tại đây.
10. Cần chú ý điều gì sau khi tiến hành điều trị tủy răng?
Sau khi đã điều trị tủy, cấu trúc của răng vẫn chưa được phục hồi lại hoàn toàn. Vì vậy, Quý khách lưu ý không nên cắn hoặc nhai quá mạnh, nhất là vị trí răng vừa điều trị. Ngoài ra, răng vừa chữa tùy xong cũng sẽ dễ nứt vỡ hơn so với răng thông thường. Vì vậy, tốt nhất Quý khách nên tiến hành phục hồi càng sớm càng tốt.
Để hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm, chăm sóc răng miệng là điều vô cùng cần thiết. Hãy đánh răng thường xuyên, ít nhất mỗi ngày 2 lần, có thể kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng. Ngoài ra, Quý khách nên định kỳ thăm khám nha khoa 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng răng miệng của mình.
11. Có thể ăn uống trước khi lấy tủy hay không?
Thực tế, Quý khách hoàn toàn có thể ăn uống trước khi lấy tủy, thậm chí nên ăn uống đầy đủ. Bởi quá trình lấy tủy có thể sẽ kéo dài cũng như cần sử dụng thuốc gây tê. Việc ăn uống đủ chất sẽ giúp Quý khách không cảm thấy mệt mỏi trong quá trình điều trị. Tuy vậy, Quý khách nên luu ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi tiến hành lấy tủy.
12. Thực phẩm nên ăn sau khi điều trị tủy
Sau khi lấy tủy xong, Quý khách nên ăn những loại thức ăn mềm, ít cần phải nhai như cá, trứng, canh, soup hay sữa…..Một số nha khoa khuyến khích người mới điều trị tủy không nên ăn uống sau đó vài giờ vì có thể vô tình cắn phải má hoặc lưỡi do tác dụng của thuốc tê.
13. Lấy tủy răng có làm tăng nguy cơ bị ung thư không?
Không có bằng chứng nào cho thấy việc lấy tủy có thể gây ung thư, đây là một kết luận không có căn cứ. Vì vậy, Quý khách hãy tiến hành việc điều trị tủy càng sớm càng tốt để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
14. Răng có chuyển màu sau khi lấy tủy răng không?
Có nhiều trường hợp sau khi lấy tủy một thời gian, răng có thể đổi màu và xuất hiện một vài vết đốm đen. Đây là vị trí mà răng đã bị xuất huyết khi chưa điều trị, từ đó gây ra sự đổi màu hoặc làm răng bị đen. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách tẩy trắng bên trong răng.
15. Sau khi lấy tủy có được hút thuốc lá không?
Trên thực tế, việc hút thuốc lá hoàn toàn không được khuyến khích trong bất kỳ việc điều trị nào, kể cả điều trị tủy. Vì vậy, Quý khách tuyệt đối không nên hút thuốc lá sau khi chữa tủy để không gây ảnh hưởng tới kết quả điều trị.
16. Mẹ bầu đang mang thai có nên tiến hành chữa tủy răng hay không?
Đối với chị em, mang thai là một giai đoạn vô cùng quan trọng. Do đó, mọi vấn đề liên quan tới sức khỏe cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Trong trường hợp bị viêm tủy trong khi mang thai, Quý khách nên đến thăm khám nha khoa để xác định mức độ viêm tủy. Bác sĩ có thể chỉ định đặt thuốc diệt tủy để giảm cảm giác ê nhức mà không cần lấy tủy trực tiếp.
Tuy nhiên, quá trình kiểm tra cần chụp X-Quang, kỹ thuật này hoàn toàn không tốt cho thai nhi. Chính vì vậy, tùy vào tình trạng sức khỏe mẹ bầu mà bác sĩ có thể tư vấn nến sử dụng thuốc hay không. Nếu bắt buộc phải điều trị, Quý khách nên cân nhắc thời điểm 3 tháng giữa của thai kỳ. Bởi đây là thời điểm thai nhi đã ổn định, sức khỏe của mẹ cũng tốt hơn.
17. Có nên điều trị tủy cho trẻ em hay không?
Tình trạng viêm tủy vẫn có thể xảy ra ở trẻ em với những dấu hiệu tương tự như người lớn. Tình trạng đau nhức kéo dài khiến bé cảm thấy khó chịu, hay quấy khóc và không thể ăn uống như bình thường. Vậy có nên chữa răng tủy cho bé?
Theo các chuyên gia, việc lấy tủy răng cho bé không ảnh hưởng tới việc mọc răng sau này. Ngược lại, nếu không điều trị tủy kịp thời, tình trạng viêm nhiễm sẽ lây lan ra xung quanh, phá hoại mô mềm và có thể dẫn tới hoại tử. Hiện tại, có 2 phương pháp điều trị tủy răng cho bé được áp dụng là lấy tủy và nhổ răng. Tùy vào độ tuổi cũng như tình trạng viêm nhiễm của bé mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
18. Lấy tủy xong có cần thiết phải bọc lại không?
Không bắt buộc phải bọc răng sứ sau khi tiến hành điều trị tủy răng. Quyết định bọc răng sứ hay không sẽ còn phụ thuộc vào vị trí của răng cũng như mức độ mất mô răng. Cụ thể, những vị trí răng phía sau như răng cối đóng vai trò chịu lực trong việc nhai thức ăn. Chính vì vậy, bọc răng sứ đối với những vị trí răng này là cần thiết. Với răng cửa, răng nanh…phía trước, việc bọc răng sứ không thực sự quá cần thiết.
19. Răng phải lấy tủy lại nguyên nhân là do đâu?
Trên thực tế, một chấn thương mới ở răng, sâu răng hay miếng trám cũ đã bị vỡ hoàn toàn có thể khiến răng bị nhiễm trùng. Từ đó dẫn tới phải điều trị lại thêm một lần nữa. Trong một số trường hợp, nguyên nhân phải điều trị tủy lại có thể là do ống tủy bị hẹp, bị tắc hoặc ống tủy phụ từ lần trước đó còn sót lại.
20. Chữa tủy răng ở đâu tốt nhất?
Để điều trị các bệnh lý về răng miệng hay lấy tủy răng, bệnh viện hay nha khoa về răng hàm mặt sẽ là sự lựa chọn hàng đầu.
Nha khoa Tâm Đức Smile là một trong những nha khoa uy tín và có quy mô lớn tại TPHCM. Tại đây chúng tôi cam kết:
- Máy móc, trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn quốc tế và được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu.
- Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn, kỹ thuật cao và tận tâm với nghề. Qua đó đảm bảo việc điều trị tủy răng tiến hành thuận lợi, an toàn và ít gây đau đớn nhất.
- Chi phí điều trị hợp lý, phù hợp với đại đa số khách hàng.
- Quy trình tối ưu, an toàn và đảm bảo mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.
Trên đây là một số giải đáp về các thắc mắc thường gặp trong quá trình điều trị tủy. Đây là những kiến thức vô cùng quan trọng mà Quý khách nên nắm rõ để việc điều trị mang lại kết quả tốt nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị để được giải đáp chi tiết. Quý khách có thể đặt hẹn khám răng miễn phí qua: