Bài viết
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
KHÁM RĂNG ĐỊNH KỲ BAO LÂU 1 LẦN? THĂM KHÁM NHỮNG GÌ?
1. Khám răng định kỳ bao lâu 1 lần?
Khám răng định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu… Đồng thời, bạn sẽ được chăm sóc sức khỏe răng miệng kỹ lưỡng như cạo cao răng, kiểm tra răng sứ, răng niềng hay răng implant. Từ đó nâng cao sức khỏe răng miệng của bạn. Theo các khuyến cáo về chăm sóc sức khỏe răng miệng, bạn nên đi khám răng định kỳ như sau:
- Đối với người lớn khỏe mạnh: 6 tháng đến 1 năm một lần.
- Đối với trẻ em và người lớn có những vấn đề về răng miệng: 3 tháng đến 6 tháng một lần.
- Những người có những người đang điều trị chấn thương hoặc bệnh lý răng: nên khám răng thường xuyên hơn theo lịch hẹn của bác sĩ.
Khám răng định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng
2. Khám răng định kỳ là khám những gì?
Khám răng định kỳ bao gồm cạo cao răng, kiểm tra sức khỏe tổng quát và tình trạng răng. Tùy thuộc vào tình trạng răng, bạn có thể được khám răng như sau.
2.1. Cạo cao răng
Cao răng được hình thành từ quá trình ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, tích tụ trên bề mặt răng. Những lớp cao răng này có thể gây viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng nếu không được loại bỏ kịp thời. Cao răng tích tụ lâu dài thành các mảng lớn cũng sẽ làm yếu và lung lay răng.
Sau khi cạo cao răng, răng sẽ sạch sẽ và trở nên bóng bẩy hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để chúng ta vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn, giúp răng miệng khỏe mạnh. Vì vậy, cạo cao răng định kỳ là một bước quan trọng giúp duy trì sức khỏe răng miệng tốt.
2.2. Kiểm tra sức khỏe của nướu, nha chu
Khi khám răng định kỳ, bạn cũng được kiểm tra sức khỏe của nướu và nha chu. Đồng thời, được định hướng điều trị ngay nếu bị viêm nướu, viêm nha chu, tránh bệnh trở nặng và lây lan ra khu vực xung quanh.
2.2.1 Đánh giá sức khỏe nướu
Nướu khỏe mạnh có màu hồng tự nhiên, không sưng, không chảy máu khi chải răng.Trong khi đó, nướu bị bệnh (viêm nướu) có dấu hiệu sưng, đỏ, chảy máu khi chải răng hoặc ấn nhẹ. Cách giải quyết khi bị viêm nướu, bạn cần cạo cao răng, vệ sinh răng miệng tại nhà cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau nếu được bác sĩ chỉ định.
Nướu khỏe mạnh có màu hồng tự nhiên
2.2.2 Đánh giá tình trạng nha chu
Nha chu khỏe mạnh sẽ không có túi nha chu, răng chắc chắn. Dấu hiệu viêm nha chu (viêm quanh răng) là xuất hiện túi nha chu, nướu sưng, chảy máu, răng lung lay. Khi bị viêm nha chu, bạn cần:
- Cạo cao răng.
- Làm láng gốc răng.
- Điều trị túi nha chu bằng thuốc kháng sinh.
- Phẫu thuật túi nha chu nếu được bác sĩ chỉ định.
Nhìn chung, việc kiểm tra và chăm sóc nướu, nha chu là rất quan trọng để phòng ngừa và điều trị các bệnh về răng miệng. Bác sĩ sẽ đánh giá và hướng dẫn bạn cách chăm sóc phù hợp trong quá trình khám răng định kỳ.
2.3. Khám răng định kỳ để kiểm tra răng sâu
Khám răng định kỳ sẽ giúp bác sĩ phát hiện sâu răng sớm nhất, từ đó chữa trị kịp thời. Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng từng chiếc răng để phát hiện các vết sâu, mảng bám. Họ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để đánh giá tình trạng của răng.
Khám răng định kỳ sẽ giúp bác sĩ phát hiện sâu răng sớm nhất, từ đó chữa trị kịp thời
Điều trị sâu răng:
- Nếu phát hiện sâu răng, lỗ sâu nhỏ, bác sĩ sẽ tiến hành trám răng kịp thời.
- Nếu phát hiện răng đã sâu nặng, bác sĩ sẽ đánh giá tủy răng rồi điều trị tủy. Sau đó, răng sẽ được trám bít và bác sĩ hướng dẫn bạn cách phòng ngừa sâu răng tái phát.
Vì vậy, khám răng định kỳ là vô cùng quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề về sâu răng, từ đó duy trì sức khỏe răng miệng tốt.
2.4. Khám răng định kỳ để theo dõi độ bền của răng giả
Đối với người sử dụng răng giả, cần kiểm tra thường xuyên để theo dõi độ bền. Răng giả luôn có một tuổi thọ nhất định, nếu được chăm sóc tỉ mỉ, gìn giữ cẩn thận sẽ tăng độ bền và bóng đẹp. Chính vì vậy, khám răng định kỳ rất quan trọng để theo dõi và chăm sóc răng giả. Khi kiểm tra răng giả của bạn, bác sĩ sẽ:
- Kiểm tra độ bền và tình trạng của răng giả như độ ổn định, độ kín khít, mài mòn của răng giả.
- Điều chỉnh và gia cố răng giả bị lỏng, mài mòn.
- Tư vấn chăm sóc răng giả tại nhà.
Vì vậy, khám răng định kỳ giúp đảm bảo răng giả luôn ổn định, bền chắc và phục hồi chức năng nhai, nói tốt.
Khám răng định kỳ để theo dõi độ bền của răng giả
2.4.1. Đánh giá tình trạng răng sứ
Khi răng sứ bắt đầu xuống cấp, có một số dấu hiệu cần lưu ý:
- Răng sứ có thể trở nên xỉn màu hoặc không còn sáng bóng như lúc đầu.
- Các đường viền xung quanh răng trở nên mờ nhạt và không rõ ràng.
- Răng sứ có thể trở nên gồ ghề, xù xì hoặc có các vết nứt nhỏ.
- Xung quanh nướu có thể bị sưng, đỏ hoặc chảy máu.
- Răng sứ bắt đầu bị lung lay, lỏng lẻo so với lúc đầu.
Những ảnh hưởng khi răng sứ xuống cấp:
- Răng sứ xuống cấp sẽ làm mất tự nhiên và ảnh hưởng đến vẻ đẹp của nụ cười.
- Bạn sẽ xuất hiện các cảm giác khó chịu hoặc đau nhức khi ăn uống.
- Lợi bị viêm sưng sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Răng lung lay, lỏng lẻo sẽ gây khó khăn khi nhai.
Khi răng sứ đã có dấu hiệu xuống cấp, bác sĩ sẽ tiến hành chỉnh sửa nếu có thể hoặc thay thế răng sứ mới.
2.4.2. Đánh giá tình trạng của răng Implant
Đối với răng implant, cũng cần được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ như răng sứ. Dưới đây là một số lưu ý về tình trạng và bảo dưỡng răng implant. Một số dấu hiệu cho thấy Implant đang xuống cấp bao gồm:
- Bạn bị đau, sưng, chảy máu quanh Implant.
- Implant của bạn mất ổn định.
- Bạn bị mất xương hàm quanh Implant.
- Thành phần của implant như trụ implant, thân răng bị hư hỏng.
Răng Implant bị đào thải
Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, các vấn đề về implant có thể dẫn đến hỏng răng Implant.
Khi phát hiện các dấu hiệu xuống cấp, bạn cần đến khám răng ngay để được bác sĩ đánh giá và điều trị kịp thời. Các biện pháp gia cố răng Implant bao gồm làm sạch, điều trị viêm, gia cố Implant hoặc thay thế Implant mới nếu cần thiết.
2.5. Khám răng định kỳ để đánh giá lộ trình niềng răng
Khám răng định kỳ để đánh giá lộ trình niềng rất quan trọng. Điều này, giúp bác sĩ nắm bắt tình hình và điều chỉnh kế hoạch niềng một cách hiệu quả nhất. Dưới đây là một số nội dung cần được kiểm tra và đánh giá:
- Tình trạng răng và nướu: Bác sĩ sẽ tra tổng thể tình trạng răng, nướu và vệ sinh răng miệng của bệnh nhân.
- Tiến độ niềng răng: Bác sĩ đánh giá xem răng đã di chuyển đến vị trí mong muốn hay chưa.
- Bác sĩ tra xem có vấn đề gì trong quá trình niềng như tuột mắc cài, kẹt dây cung, răng không di chuyển như kế hoạch…
- Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại kế hoạch niềng để đạt được kết quả mong muốn.
- Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh răng miệng đúng cách để hỗ trợ quá trình niềng.
- Xác định thời gian khám tiếp theo để theo dõi tiến độ và điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết.
3. Lý do bạn cần khám răng định kỳ
Khám răng định kỳ bao gồm khám tổng quát và kiểm tra các vấn đề của răng. Mỗi chúng ta đều cần khám răng định kỳ, điều này mang lại nhiều lợi ích quan trọng, bao gồm.
3.1. Phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về răng miệng
Bạn nên khám răng định kỳ để được phát hiện sớm các vấn đề như sâu răng, viêm nướu, mất răng... ở giai đoạn chưa có nhiều triệu chứng. Đồng thời, điều trị sớm các vấn đề này cũng sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.
Nên khám răng định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề răng
3.2. Duy trì sức khỏe răng miệng tốt
Bác sĩ sẽ tư vấn cách chăm sóc răng miệng đúng cách, giúp duy trì răng chắc khỏe và nướu lành mạnh. Vệ sinh răng miệng định kỳ cũng giúp bạn loại bỏ các mảng bám và ngăn ngừa sâu răng, bệnh nướu.
3.3. Phát hiện sớm các vấn đề về răng, hàm, khớp cắn
Các vấn đề về răng, hàm, khớp cắn thường phát triển từ từ và ít triệu chứng ở giai đoạn đầu. Khám răng định kỳ giúp bác sĩ phát hiện sớm các vấn đề này để có biện pháp can thiệp kịp thời. Sau đó, bác sĩ sẽ tư vấn và lên kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng răng miệng của bạn. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí điều trị.
Khi khám răng định kỳ, bác sĩ sẽ phát hiện sớm những vấn đề về răng, điều trị kịp thời và hạn chế bệnh chuyển biến nặng. Đây là việc làm cần thiết để chăm sóc sức khỏe răng miệng của bạn. Do đó, bạn nên khám răng định kỳ khoảng 6 tháng một lần hoặc khám răng theo lịch hẹn của bác sĩ. Khi có nhu cầu khám răng, hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile bằng cách:
- Gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Điền thông tin vào bảng sau đây để bác sĩ giải đáp nhanh chóng.