Trang chủ / Bài viết / 5+ LÝ DO LẤY CAO RĂNG XONG BỊ Ê BUỐT

5+ LÝ DO LẤY CAO RĂNG XONG BỊ Ê BUỐT

Lấy cao răng là biện pháp làm sạch chuyên sâu, loại bỏ mảng bám cứng trên bề mặt răng, ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng. Tuy nhiên, sau khi lấy cao răng, nhiều người gặp phải tình trạng ê buốt, khó chịu. Vậy nguyên nhân do đâu? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các lý do lấy cao răng bị ê buốt. Đồng thời cung cấp một số thông tin giúp bạn chăm sóc răng miệng hiệu quả sau khi lấy cao răng.

1. Lý giải nguyên nhân lấy cao răng bị ê buốt

Lấy cao răng, còn gọi là cạo vôi răng, là quy trình làm sạch chuyên sâu nhằm loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa trên bề mặt răng. Tuy nhiên, nhiều người gặp phải cảm giác ê buốt, khó chịu sau khi lấy cao răng. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này.

1.1. Viêm nướu, viêm nha chu

Viêm nướu làm nướu sưng tấy, đỏ và chảy máu. Lấy cao răng trong tình trạng này gây tổn thương thêm cho mô nướu, làm nướu càng nhạy cảm và gây ra cảm giác ê buốt. Do đó, khi tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh,... bạn sẽ có cảm giác nhức nhối, khó chịu.

Viêm nha chu là tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, nướu tụt sâu, lộ chân răng và ảnh hưởng đến cả mô nâng đỡ răng. Khi lấy cao răng, bác sĩ sẽ loại bỏ mảng bám bám sâu ở chân răng, tác động vào vùng nướu yếu ớt và nhạy cảm. Điều này dẫn đến cảm giác ê buốt dữ dội hơn so với viêm nướu.

lý do lấy cao răng bị ê buốt

Lấy cao răng là quy trình làm sạch mảng bám trên bề mặt răng

1.2. Lấy cao răng bị ê buốt do cao răng tích tụ nhiều

Cao răng tích tụ lâu ngày sẽ cứng và bám chặt vào bề mặt răng. Lấy cao răng trong tình trạng này cần sử dụng lực mạnh, do đó, dễ làm tổn thương lớp men răng hoặc mô nướu bên dưới. Khi lớp bảo vệ bị tổn thương, các ống ngà sẽ lộ ra và dễ bị kích thích bởi nhiệt độ, từ đó gây ra cảm giác ê buốt.

Cao răng bám sâu dưới nướu còn gây viêm nhiễm và làm nướu nhạy cảm, dễ bị kích ứng. Khi lấy cao răng, bác sĩ sẽ cẩn thận loại bỏ mảng bám dưới nướu, đồng thời làm sạch các ổ viêm nhiễm. Quá trình này làm lộ ra phần chân răng và các mô nhạy cảm kèm theo nướu sưng tấy, chảy máu nhẹ và cảm giác ê buốt.

lý do lấy cao răng bị ê buốt

Cao răng tích tụ lâu ngày sẽ cứng và bám chặt vào bề mặt răng

1.3. Lấy cao răng bị ê buốt do chấn thương mô mềm

Người có cơ địa nhạy cảm, nướu mỏng, dễ bị tổn thương hơn so với người bình thường. Trong quá trình lấy cao răng, nếu bác sĩ thao tác không cẩn thận, sử dụng dụng cụ không hợp hoặc lực tác động mạnh sẽ làm tổn thương nướu. Từ đó làm trầy xước, rách nướu, dẫn đến cảm giác ê buốt, rát, thậm chí là chảy máu. Tình trạng ê buốt do chấn thương mô mềm xuất hiện ngay sau khi lấy cao răng và kéo dài trong vài ngày.

1.4. Sâu răng tạo cảm giác ê buốt sau khi cạo vôi răng

Men răng là lớp cứng nhất trên bề mặt răng, giúp bảo vệ răng khỏi các tác động như: Thức ăn, đồ uống, vi khuẩn,... Khi bị sâu răng, men răng bị phá hủy, làm lộ ra lớp ngà răng nhạy cảm bên dưới. Trong quá trình cạo vôi răng, bác sĩ sẽ vô tình tác động đến vùng răng sâu. Điều này làm ngà răng tiếp xúc trực tiếp với dụng cụ và các tác nhân như: Nước, khí,... dẫn đến cảm giác ê buốt nhức nhối, khó chịu.

lý do lấy cao răng bị ê buốt

Trong quá trình cạo vôi răng, bác sĩ có thể vô tình tác động đến vùng răng sâu gây ê buốt nhức nhối

2. Những điều nên làm sau khi cạo vôi răng

Sau khi cạo vôi răng, chăm sóc răng miệng đúng cách là việc làm quan trọng để bảo vệ nướu và răng, tránh tái tích tụ cao răng. Dưới đây là một số biện pháp bạn nên thực hiện sau khi cạo vôi răng.

2.1. Hạn chế các món ăn làm hại răng

Sau khi cạo vôi răng, răng và nướu nhạy cảm hơn, bạn cần phải chú ý đến chế độ ăn uống để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Bạn không nên ăn những thực phẩm sau:

  • Thức ăn và đồ uống nóng hổi: Nướu và răng sau khi cạo vôi răng sẽ nhạy cảm hơn bình thường. Nên khi tiếp xúc với thức ăn nóng như: Súp nóng, cà phê, trà nóng,.. sẽ làm răng ê buốt, khó chịu và nướu bị sưng tấy.
  • Thức ăn và đồ uống lạnh buốt: Các loại thức ăn lạnh như: Kem, đá bào, đá xay,...  làm kích thích các ống ngà trong ngà răng, gây ra cảm giác ê buốt mạnh hơn.
  • Thức ăn cứng và dẻo: Răng sau khi cạo vôi yếu hơn và dễ bị nứt, mẻ khi ăn thức ăn cứng. Còn thức ăn dẻo dễ dính vào răng và khó làm sạch, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra sâu răng.
  • Thức ăn và đồ uống có đường: Vi khuẩn trong miệng chuyển hóa đường thành axit, làm mòn men răng và gây sâu răng. Sau khi cạo vôi, răng dễ bị tổn thương hơn bởi axit.
  • Thức ăn và đồ uống có axit: Axit trong thực phẩm làm mòn men răng, đặc biệt khi men răng đã bị yếu đi sau quá trình cạo vôi. Điều này sẽ làm lớp ngà răng bên dưới bị lộ ra, gây ra cảm giác ê buốt và tăng độ nhạy cảm của răng.

lý do lấy cao răng bị ê buốt

Ăn các món lạnh như kem sẽ khiến răng ê buốt nhiều hơn

2.2. Đánh răng bằng bàn chải lông mềm

Nướu sau khi lấy cao răng dễ bị tổn thương. Sử dụng bàn chải lông mềm giúp làm sạch răng hiệu quả mà không gây trầy xước hoặc kích ứng nướu. Bàn chải lông mềm với lực chải nhẹ nhàng sẽ giúp bảo vệ men răng, ngăn ngừa tình trạng mòn men răng và ê buốt răng.

Lời khuyên khi sử dụng bàn chải lông mềm:

  • Chải răng đúng cách: Đặt bàn chải ở góc 45 độ so với đường viền nướu và đánh nhẹ nhàng theo chuyển động tròn hoặc lên xuống, tránh đánh răng quá mạnh.
  • Thay bàn chải định kỳ: Nên thay bàn chải mỗi 3 tháng hoặc khi lông bàn chải bị xơ để đảm bảo hiệu quả làm sạch và tránh vi khuẩn tích tụ.
  • Kết hợp với kem đánh răng phù hợp: Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride giúp bảo vệ men răng, ngăn ngừa sâu răng và giảm kích ứng nướu.

2.3. Dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước

Bạn nên sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước sau khi lấy cao răng vì những lợi ích sau:

  • Làm sạch kẽ răng: Chỉ nha khoa và máy tăm nước có khả năng làm sạch sâu các mảng bám và thức ăn còn sót lại trong các kẽ răng. Điều này giúp ngăn ngừa sự hình thành cao răng mới.
  • Ngăn ngừa viêm nướu: Sử dụng chỉ nha khoa và máy tăm nước giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn dưới đường nướu, ngăn ngừa viêm nướu và bệnh lý nha chu.
  • Cải thiện sức khỏe nướu: Làm sạch kẽ răng và nướu thường xuyên giúp nướu khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ viêm nhiễm và chảy máu.

lý do lấy cao răng bị ê buốt

Chỉ nha khoa có khả năng làm sạch thức ăn thừa, ngăn ngừa hình thành cao răng mới

2.4. Tạo thói quen ngậm nước muối loãng hoặc dùng nước súc miệng

Nước muối loãng có tính kháng khuẩn tự nhiên, giúp giảm vi khuẩn trong miệng và ngăn ngừa viêm nhiễm. Ngậm nước muối loãng sau khi cạo vôi răng giúp làm sạch vùng nướu và ngăn ngừa nguy cơ viêm nướu. Nước muối loãng có làm sưng nướu và dịu cảm giác khó chịu sau khi cạo vôi răng.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước súc miệng có chứa fluoride và các thành phần kháng khuẩn để bảo vệ men răng. Nước súc miệng cũng làm sạch miệng, mang lại hơi thở thơm mát và ngăn ngừa sâu răng.

2.5. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học sau khi cạo vôi răng giúp bảo vệ răng miệng và hỗ trợ quá trình phục hồi men răng. Dưới đây là những gợi ý giúp bạn xây dựng chế độ ăn uống hợp lý:

  • Chia nhỏ bữa ăn: Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày giúp duy trì lượng đường huyết ổn định và cung cấp năng lượng liên tục cho cơ thể, bao gồm cả răng miệng.
  • Bổ sung canxi và vitamin D: Canxi và vitamin D là 2 dưỡng chất thiết yếu giúp củng cố men răng và xương hàm. Bạn nên ăn các thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng như: Sữa, cá hồi, phô mai,..
  • Bổ sung vitamin C: Vitamin C là chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ và tái tạo các mô nướu bị tổn thương sau khi cạo vôi răng. Bạn nên ăn các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như: Chanh, cam, bưởi, dâu tây, kiwi, ớt chuông,...
  • Bổ sung chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ như: Táo, cần tây, cà rốt,.. có khả năng làm sạch răng tự nhiên và kích thích sản xuất nước bọt. Chất xơ cũng giúp cải thiện hệ tiêu hóa, từ đó tăng cường sức khỏe răng miệng.
  • Thực phẩm giàu probiotic: Sữa chua và các thực phẩm lên men giàu probiotic giúp duy trì cân bằng vi khuẩn trong miệng, giảm nguy cơ nhiễm trùng nướu.
  • Uống nhiều nước: Nước giúp duy trì độ ẩm trong miệng, rửa trôi thức ăn thừa và ngăn ngừa sự hình thành cao răng mới. Uống đủ nước còn giúp trung hòa axit và tiêu diệt vi khuẩn có hại trong miệng.

lý do lấy cao răng bị ê buốt

Uống nhiều nước giúp rửa trôi thức ăn thừa và ngăn ngừa sự hình thành cao răng mới

2.6. Theo dõi sức khỏe răng miệng

Sau khi lấy cao răng, nướu và răng sẽ nhạy cảm hơn. Do đó, bạn nên theo dõi sức khỏe răng miệng để phát hiện các dấu hiệu bất thường và điều trị kịp thời trước khi chúng nghiêm trọng. Dưới đây là các dấu hiệu bạn nên chú ý và đến nha khoa ngay nếu gặp phải:

  • Ê buốt kéo dài: Nếu cảm giác ê buốt kéo dài hơn vài ngày sau khi lấy cao răng, đây là dấu hiệu của: Sâu răng, mòn men răng hoặc tổn thương ngà răng,... Đây là lúc bạn nên đến nha khoa để kiểm tra và điều trị, ngăn ngừa tình trạng nghiêm trọng hơn.
  • Chảy máu răng: Chảy máu răng sau khi đánh răng hoặc khi ăn uống là dấu hiệu của viêm nướu hoặc viêm nha chu. Tình trạng này kéo dài dễ dẫn đến mất răng.
  • Gãy hoặc mẻ răng: Nếu bạn thấy răng bị gãy hoặc mẻ sau khi lấy cao răng, bạn nên đến nha khoa ngay. Răng bị tổn thương cần được khắc phục kịp thời để ngăn ngừa nhiễm trùng và duy trì chức năng của răng.
  • Nướu sưng tấy và đỏ: Đây là dấu hiệu rõ ràng của viêm nướu hoặc nhiễm trùng. Bạn nên đến nha khoa để điều trị sớm, tránh biến chứng nghiêm trọng và giữ cho răng luôn khỏe mạnh.

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã nắm rõ hơn về các lý do dẫn đến tình trạng lấy cao răng bị ê buốt. Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn an tâm hơn và có biện pháp chăm sóc phù hợp để giảm cảm giác khó chịu. Lấy cao răng là giải pháp quan trọng giúp bạn bảo vệ hàm răng khỏe mạnh. Do đó, bạn nên đi khám định kỳ để kiểm tra sức khỏe răng miệng và lấy cao răng thường xuyên để ngăn chặn các bệnh lý nha khoa.

Quý khách liên hệ cạo vôi răng khi đặt lịch hẹn online được nhận thêm ưu đãi đến 50%: