Trang chủ / Bài viết / LÝ DO RĂNG BỊ NHIỄM KHÁNG SINH TETRACYCLINE VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

LÝ DO RĂNG BỊ NHIỄM KHÁNG SINH TETRACYCLINE VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Răng bị nhiễm kháng sinh Tetracycline do trẻ 7 - 8 tuổi hoặc phụ nữ trong thời kỳ mang thai sử dụng quá liều thuốc kháng sinh. Răng có biểu hiện đổi màu từ trắng ngà sang vàng, nâu hoặc đen. Chúng ta có thể khắc phục răng nhiễm kháng sinh bằng cách bọc răng sứ tại nha khoa.

1. Nguyên nhân răng bị nhiễm kháng sinh Tetracycline

Răng nhiễm kháng sinh Tetracycline là tình trạng răng đổi màu, xuất hiện các vết vàng, nâu hoặc đen trên bề mặt răng. Hiện tượng này xảy ra trong 3 trường hợp:

  • Người phụ nữ sử dụng Tetracyclin trong thai kỳ: Khi phụ nữ mang thai sử dụng thuốc kháng sinh Tetracycline, thuốc đi qua hàng rào nhau thai. Các thành phần trong thuốc kết hợp với canxi trong xương làm nhiễm màu răng, hư hỏng men răng và làm xương trẻ chậm phát triển.
  • Trẻ nhỏ dưới 8 tuổi sử dụng Tetracycline: Trong giai đoạn mọc răng vĩnh viễn, trẻ nhỏ dưới 8 tuổi sử dụng Tetracycline làm tăng nguy cơ răng bị nhiễm kháng sinh sớm.
  • Sử dụng Tetracycline liều cao, thời gian dài: Ở người trưởng thành, nếu lạm dụng Tetracycline kéo dài, liều dùng cao sẽ dẫn đến sự thay đổi màu sắc của răng.

Răng bị nhiễm kháng sinh Tetracycline và cách khắc phục

Răng nhiễm kháng sinh Tetracycline là tình trạng răng đổi màu

2. Bọc răng sứ cho răng bị nhiễm kháng sinh

Bọc răng sứ hiện tại đang là giải pháp hữu hiệu trong xử lý, khắc phục răng nhiễm kháng sinh. Các bác sĩ thực hiện mài nhỏ mô răng và chụp phủ sứ bên ngoài để cải thiện màu sắc và hình dạng răng.

2.1. Lợi ích khi bọc răng sứ

Bọc răng sứ giúp răng trông trắng sáng như ban đầu, tăng thẩm mỹ và cải thiện chức năng ăn nhai hằng ngày. Với giá cả phải chăng, bọc răng sứ là phương pháp điều trị răng bị nhiễm kháng sinh được nhiều người lựa chọn.

2.1.1. Cải thiện thẩm mỹ nụ cười

Tetracycline có thể gây ra sự đổi màu của men răng, làm cho răng có màu vàng, nâu hoặc xám đen. Răng tối màu từ bên trong nên rất khó loại bỏ bằng cách đánh răng và tẩy trắng thông thường.

Bọc răng sứ giúp che phủ các khuyết điểm răng ố vàng, không đều màu do răng bị nhiễm kháng sinh Tetracycline gây ra. Lớp sứ bên ngoài được tạo ra từ sứ Cercon Cad - Cam, có màu sắc trắng sáng tự nhiên, giống với răng thật đến 99%.

Đồng thời, bọc răng sứ toàn hàm giúp làm đều màu sắc các răng, cải thiện cấu trúc và hình dạng của răng khấp khểnh, sâu hoặc gãy. Với hàm răng sứ đẹp, đều đặn và trắng sáng, bạn hoàn toàn tự tin hơn khi giao tiếp, cười nói và thể hiện bản thân.

 

Răng bị nhiễm kháng sinh Tetracycline và cách khắc phục

Với hàm răng sứ đẹp, đều đặn và trắng sáng, bạn hoàn toàn tự tin hơn khi giao tiếp

2.1.2. Răng bị nhiễm kháng sinh được bảo vệ

Răng sứ không dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây nhiễm màu từ thực phẩm, đồ uống hay thuốc lá. Vì vậy, răng sứ giữ được màu trắng sáng lâu và ngăn ngừa tốt vi khuẩn xâm nhập.

Lớp sứ dày và cứng chắc đảm bảo che phủ tốt các lỗ hổng, vết nứt. Điều này giúp ngăn ngừa thức ăn tích tụ, bám dính trên răng, giữ cho răng luôn chắc khỏe, tránh sâu răng, nhiễm trùng tủy.

Với những răng bị nhiễm kháng sinh đã mòn men răng, bọc răng sứ giúp bảo vệ lớp men răng gốc không bị mài mòn thêm. Đặc biệt, bọc răng sứ giúp ngăn cản được những chấn thương răng: gãy, vỡ, mẻ do va chạm tai nạn giao thông, chơi thể thao.

2.1.3. Cải thiện khả năng ăn nhai

Khi răng bị nhiễm kháng sinh Tetracycline, khả năng đề kháng và phát triển của răng suy giảm. Răng thường dễ bị sâu hoặc viêm chân răng, đau nhức, ê buốt ảnh hưởng tới ăn nhai. Nhờ bọc răng sứ, chức năng nhai nghiền và cắn thức ăn của răng được cải thiện rõ rệt.

Răng sứ được thiết kế ôm sát khít răng thật, không gây cộm hay khó chịu khi ăn nhai. Theo đánh giá từ nha sĩ, răng sứ chịu được lực nhai mạnh với thức ăn cứng mà không lo vỡ, mẻ, hư hỏng. Lực nhai được phân bổ đều trên toàn bộ bề mặt răng, không gây quá tải lực lên răng thật giúp kéo dài tuổi thọ cho răng.

Răng bị nhiễm kháng sinh Tetracycline và cách khắc phục

Răng sứ được thiết kế ôm sát khít răng thật, không gây cộm hay khó chịu khi ăn nhai

2.2. Những lưu ý trước và sau khi bọc răng sứ

Quá trình xử lý răng bị nhiễm kháng sinh bằng bọc răng sứ yêu cầu kỹ thuật và độ chính xác cao. Như vậy để đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai sau này.

2.2.1. Trước khi bọc răng sứ

Trước khi bọc răng sứ, bạn cần đáp ứng một số yêu cầu để đảm bảo quá trình bọc răng suôn sẻ và đạt kết quả tốt nhất. Dưới đây là những việc bạn cần làm:

  • Lựa chọn nha khoa uy tín: Lựa chọn một nha khoa uy tín để thực hiện bọc răng sứ là rất quan trọng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị, thời gian, chi phí và sức khỏe răng sứ sau bọc.
  • Thăm khám và tư vấn: Bạn tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa để xác định bọc răng sứ có phù hợp với răng bị nhiễm kháng sinh không. Bác sĩ tiến hành chụp 3D răng, phân tích và đưa ra kết luận điều trị phù hợp.
  • Điều trị các vấn đề răng miệng: Nếu răng nhiễm kháng sinh kèm theo sâu răng, viêm nướu, hoại tử tủy,... thì trước khi bọc sứ cần xử lý các bệnh về răng. Răng và nướu ở trạng thái khỏe mạnh mới có thể bọc răng sứ.
  • Chọn loại răng sứ phù hợp: Có nhiều loại răng sứ: kim loại, titan, sứ Cercon Cad - Cam,... Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, lựa chọn loại sứ phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính.

Răng bị nhiễm kháng sinh Tetracycline và cách khắc phục

Lựa chọn một nha khoa uy tín để thực hiện bọc răng sứ là rất quan trọng

2.2.2. Sau khi bọc răng sứ

Tùy vào tình trạng răng bị nhiễm kháng sinh của mỗi người, thời gian bọc răng sứ khác nhau, dao động ít nhất từ 3 - 4 ngày. Để đảm bảo răng sau khi bọc sứ luôn bền và khỏe mạnh, bạn cần:

  • Kiểm tra cảm giác ăn nhai của răng: Khi nhai và cắn thức ăn, nếu bạn thấy đau nhức, cộm hoặc khớp cắn không khớp, hãy liên hệ nha khoa để kiểm tra.
  • Tuân thủ hướng dẫn của nha sĩ: Hãy làm theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ nha khoa về việc chăm sóc và bảo vệ răng bị nhiễm kháng sinh.
  • Tránh thực phẩm cứng và dẻo dính: Trong vài ngày đầu sau bọc răng sứ, bạn chế ăn: đá lạnh, kẹo rắn, xôi nếp,... Bạn cũng nên hạn chế uống rượu nồng độ cồn cao, nước có gas dễ làm mòn, mất lớp bóng răng sứ.

3. Lưu ý chăm sóc răng bị nhiễm kháng sinh sau khi bọc răng sứ

Răng nhiễm kháng sinh sau khi được lớp sứ bảo vệ sẽ giảm thiểu được tối đa nguy cơ mắc bệnh lý. Tuy nhiên, bạn vẫn luôn phải lưu ý chăm sóc răng miệng cẩn thận:

  • Đánh răng đều đặn thường xuyên: Bạn đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng kem đánh răng chứa fluoride và bàn chải mềm. Đặc biệt là các vùng xung quanh răng sứ.
  • Sử dụng máy tăm nước, nước súc miệng: Để tăng hiệu quả làm sạch kẽ răng, sát khuẩn và khử mùi, bạn nên sử dụng kết hợp máy tăm nước, chỉ nha khoa, nước súc miệng.
  • Hạn chế đồ uống màu, có gas: Đồ uống có màu sẫm như cà phê, trà, rượu vang đỏ khả năng bám dính chắc, dễ làm men răng ố vàng.
  • Sử dụng đồ bảo hộ răng khi cần thiết: Nếu bạn tham gia thi đấu hoặc chơi các hoạt động thể thao, hãy đeo đồ bảo hộ để tránh va chạm đáng tiếc xảy ra.
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/1 lần: Hãy kiểm tra ngay nếu bạn thấy ăn nhai ê buốt, nướu răng đen, hơi thở có mùi,... Và đảm bảo tái khám răng định kỳ 6 tháng để kịp thời điều trị các vấn đề của răng.

Răng bị nhiễm kháng sinh Tetracycline và cách khắc phục

Tái khám răng định kỳ 6 tháng để kịp thời điều trị các vấn đề của răng

Răng bị nhiễm kháng sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau và được xử lý dứt điểm bằng cách bọc răng sứ. Nếu bạn chăm sóc răng đúng cách và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ, răng sứ sẽ luôn bền đẹp, trắng sáng. Bạn muốn "làm mới nụ cười" hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile để được thăm khám và tư vấn miễn phí bằng cách: