Bài viết
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
MỌC RĂNG CẤM BỊ ĐAU PHẢI LÀM SAO? RĂNG CẤM CÓ PHẢI RĂNG KHÔN HAY KHÔNG?
1. Biện pháp khắc phục cơn đau khi mọc răng cấm
Mọc răng cấm gây ra những cơn đau nhức, khó chịu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của Quý khách. Tuy nhiên, Quý khách có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản dưới đây để giảm cơn đau nhanh chóng.
1.1. Chườm lạnh giúp giảm cảm giác đau khi mọc răng cấm
Khi mọc răng cấm, các dây thần kinh quanh vị trí mọc răng bị kích thích, dẫn đến đau nhức, khó chịu. Chườm lạnh lên khu vực mọc răng, nhiệt độ thấp làm co mạch máu và tê liệt dây thần kinh tạm thời. Điều này giúp giảm sưng tấy và tạo cho Quý khách cảm giác mát lạnh, từ đó giảm đau hiệu quả.
Cách chườm lạnh giúp giảm cảm giác đau khi mọc răng cấm:
- Sử dụng túi chườm lạnh chuyên dụng hoặc bọc đá viên tự làm vào khăn mềm.
- Chườm lạnh lên má, tại vị trí răng đang mọc trong khoảng 15-20 phút.
- Lặp lại quy trình này mỗi giờ hoặc khi đau, nhưng cần nghỉ ít nhất 30 phút giữa mỗi lần chườm để tránh làm tổn thương da.
Mọc răng cấm sẽ gây cảm giác đau nhức khó chịu
1.2. Đánh răng nhẹ nhàng
Đánh răng quá mạnh làm tổn thương nướu và dây thần kinh xung quanh vùng răng mọc, làm cơn đau thêm trầm trọng hơn. Quý khách nên đánh răng nhẹ nhàng để loại bỏ thức ăn thừa, đồng thời giảm viêm nhiễm và sưng tấy, từ đó giúp giảm đau hiệu quả.
Cách đánh răng nhẹ nhàng để giảm đau khi mọc răng cấm:
- Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm, đầu nhỏ để dễ dàng tiếp cận và làm sạch chỗ răng cấm mà không gây tổn thương nướu. Quý khách có thể dùng bàn chải điện có chế độ massage để cải thiện lưu thông máu và giảm đau nướu.
- Đặt bàn chải ở góc 45 độ so với nướu, chải răng theo chuyển động tròn nhỏ và nhẹ trên bề mặt răng. Quý khách không nên chải ngang hoặc quá mạnh vì dễ gây tổn thương nướu làm tăng tình trạng đau nhức.
- Sau khi chải răng, Quý khách nên dùng thêm nước súc miệng để khử trùng khoang miệng, giúp giảm viêm nướu và sưng tấy.
1.3. Ngậm nước muối loãng giảm đau răng
Nước muối có tính kháng khuẩn, giúp làm sạch miệng và giảm viêm nhiễm, từ đó giúp Quý khách giảm cơn đau khi mọc răng cấm.
Cách ngậm nước muối pha loãng đúng cách:
- Pha loãng ½ muỗng cà phê muối với 1 cốc nước ấm.
- Ngậm nước muối trong miệng khoảng 30 giây đến 1 phút, sau đó nhổ ra.
- Quý khách nên lặp lại quy trình này 2-3 lần trong ngày, đặc biệt là sau khi ăn.
1.4. Uống thuốc hạ sốt khi sốt cao trên 38 độ
Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi chống lại tình trạng nhiễm trùng. Khi mọc răng cấm, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào nướu, dẫn đến viêm nhiễm và sốt cao. Nhiệt độ cơ thể tăng cao quá mức (trên 38 độ) dễ dẫn đến một số nguy cơ như: Mất nước, co giật,.. Uống thuốc hạ sốt là cách giúp Quý khách giảm cơn sốt, tạo cảm giác dễ chịu.
2. Giải đáp răng cấm có phải là răng khôn hay không
Răng cấm và răng khôn là 2 răng hoàn toàn khác nhau. Do vị trí mọc sát nhau và có một số điểm tương đồng về hình dáng, kích thước nên nhiều người nhầm lẫn 2 loại răng này là 1. Mời Quý khách đọc những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa răng cấm và răng khôn.
Nhiều người thường hay nhầm lẫn răng cấm là răng khôn
2.1. Tất tần tật về răng cấm
Răng cấm hay còn gọi là răng hàm lớn thứ nhất và răng hàm lớn thứ hai, thường mọc ở giai đoạn từ 6-12 tuổi. Răng hàm lớn thứ nhất là những chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên mọc lên, đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cấu trúc hàm. Răng hàm lớn thứ hai mọc sau răng hàm lớn thứ nhất và hoàn thiện bộ răng hàm của trẻ, giúp tăng cường khả năng nhai và nghiền thức ăn.
2.1.1. Vị trí của răng cấm
Răng cấm là những chiếc răng nằm ở vị trí phía sau cùng trong hàm răng. Người trưởng thành có 8 răng cấm, 4 răng hàm trên và 4 răng hàm dưới:
- Hàm trên: 2 chiếc răng cấm nằm ở 2 bên cung hàm, ngay sau răng số 5 (răng hàm nhỏ thứ 2) và trước răng số 8 (răng khôn). Răng cấm còn được gọi là răng số 6 và răng số 7.
- Hàm dưới: Tương tự như hàm trên, cũng nằm ngay sau răng hàm nhỏ thứ 2 và trước răng khôn.
2.1.2. Hình thể răng cấm
Dưới đây là những đặc điểm nổi bật về hình thể của răng cấm:
- Kích thước: Răng cấm là loại răng lớn nhất trong số các răng vĩnh viễn, với kích thước trung bình dài khoảng 15-20mm và rộng 12-15mm. So với các răng khác, kích thước răng cấm có thể gấp đôi hoặc gấp ba.
- Mặt nhai: Răng cấm có bề mặt nhai rộng, phẳng và có 4-5 múi hố rãnh. Đặc điểm này giúp răng cấm tăng hiệu quả nghiền nát thức ăn.
- Thân răng: Thân răng cấm to, dày và chắc chắn, giúp cố định răng vững chắc trong xương hàm.
- Chân răng: Răng cấm hàm trên có 3 chân. Răng cấm hàm dưới có 2 chân do mật độ xương thấp hơn hàm trên. Chân răng cấm hơi cong giúp tăng diện tích tiếp xúc giữa chân răng và xương hàm và cố định răng chắc chắn hơn.
2.1.3. Chức năng của răng cấm
Răng cấm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe răng miệng và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Dưới đây là các chức năng chính của răng cấm:
- Nghiền nát thức ăn: Răng cấm có bề mặt rộng và nhiều rãnh, giúp nghiền nát thức ăn trước khi nuốt. Thức ăn nhuyễn giúp hệ tiêu hóa hấp thụ tốt chất dinh dưỡng và hoạt động hiệu quả hơn.
- Hỗ trợ nhai: Răng cấm chịu trách nhiệm chính trong việc nhai và nghiền thức ăn. Chúng giúp phân tán lực nhai đồng đều, bảo vệ các răng khác không bị mòn.
- Duy trì cấu trúc khuôn mặt: Răng cấm giúp duy trì khuôn mặt cân đối và hài hòa. Khi mất răng cấm, khuôn mặt Quý khách bị biến dạng do sự thay đổi trong cấu trúc xương hàm.
- Giữ khoảng cách cho các răng: Răng cấm giúp giữ khoảng cách cần thiết cho các răng khác, đảm bảo rằng hàm răng không bị xô lệch và duy trì sự cân đối.
2.1.4. Răng cấm có thay không?
Răng cấm là răng vĩnh viễn, mọc lên một lần duy nhất và không được thay thế bởi bất kỳ loại răng nào khác. Do đó, Quý khách cần chăm sóc răng cấm đúng cách để ngăn ngừa sâu răng, viêm nướu,... Điều này giúp răng cấm thực hiện tốt các chức năng của nó và góp phần bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện.
2.2. Tất tần tật về răng khôn
Răng khôn, còn gọi là răng hàm lớn thứ 3, là những chiếc răng mọc cuối cùng trong cung hàm. Răng khôn bắt đầu mọc ở độ tuổi 17 đến 25, tuy nhiên thời gian này sẽ thay đổi tùy vào từng người. Dưới đây là những đặc điểm về răng khôn.
Răng khôn thường sẽ mọc từ sau 17 tuổi
2.2.1. Vị trí của răng khôn
Răng khôn mọc ở vị trí cuối cùng trên cung hàm, tức là phía sau răng hàm lớn thứ 2 (răng số 7). Mỗi người có 4 chiếc răng khôn, mọc đối xứng nhau tại hai hàm trên và dưới.
Do mọc sau cùng, không còn không gian để phát triển nên răng khôn thường mọc lệch, mọc ngầm hoặc mọc ngược. Răng khôn mọc ngầm gây ra nhiều vấn đề như: Đau nhức, sưng tấy, nhiễm trùng,... Do đó, Quý khách nên quan sát và theo dõi các dấu hiệu bất thường khi răng khôn mọc để có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.
2.2.2. Hình thể răng khôn
Răng khôn có nhiều biến đổi về kích thước, hình dạng và hướng mọc so với các răng khác. Dưới đây là một số đặc điểm hình thể của răng khôn:
- Kích thước: Răng khôn có kích thước tương tự hoặc lớn hơn một chút so với các răng hàm khác, trung bình khoảng 12mm x 13mm.
- Thân răng: Thân răng khôn to và chắc nhưng thường mọc lệch hoặc bị kẹt.
- Chân răng: Răng khôn có 2 chân răng đối với hàm trên và 3 chân răng đối với hàm dưới. Chân răng khôn gây khó khăn trong khi nhổ răng do hình dạng phức tạp.
2.2.3. Chức năng của răng khôn
Răng khôn không có chức năng rõ rệt và quan trọng như các răng khác trong hàm. Mặc dù răng khôn có một số vai trò phụ như: Giữ khoảng, hỗ trợ cấu trúc hàm nhưng vẫn chưa phát huy rõ. Trái lại, răng khôn mọc gây ra nhiều vấn đề như: Viêm nhiễm, sâu răng, ảnh hưởng đến các răng lân cận,... Vì những lý do này, bác sĩ khuyến nghị nên nhổ răng khôn để ngăn ngừa biến chứng và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
2.2.4. Răng khôn có mọc lại không?
Cũng giống như răng cấm, răng khôn là răng vĩnh viễn nên khi nhổ bỏ, chúng sẽ không mọc lại. Nhổ răng khôn được thực hiện trong các trường hợp gây đau đớn, viêm nhiễm, sâu răng,... Vì vậy Quý khách nên theo dõi tình trạng răng khôn mọc để phát hiện sớm các vấn đề và nhổ bỏ kịp thời.
3. Giải pháp bảo vệ răng miệng hiệu quả
Để có một hàm răng khỏe mạnh, việc chăm sóc răng miệng toàn diện là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những lời khuyên của bác sĩ về cách vệ sinh răng miệng và ăn uống.
3.1. Vệ sinh răng miệng
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày: Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride. Đánh răng đúng kỹ thuật, chải đều tất cả các mặt của răng trong ít nhất 2 phút.
- Dùng chỉ tơ nha khoa: Dùng chỉ tơ nha khoa quấn quanh ngón tay để làm sạch các kẽ răng. Quý khách nên dùng chỉ tơ nha khoa ít nhất 1 lần/ ngày, thường là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Sử dụng nước súc miệng: Nước súc miệng giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm thơm miệng. Quý khách nên sử dụng nước súc miệng không chứa cồn sau khi đánh răng.
- Vệ sinh lưỡi: Lưỡi là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn. Do đó Quý khách cần vệ sinh lưỡi thường xuyên bằng dụng cụ cạo lưỡi hoặc mặt sau của bàn chải đánh răng.
Để vệ sinh răng miệng hiệu quả thì không nên bỏ qua việc vệ sinh lưỡi
3.2. Ăn uống
- Hạn chế đồ ngọt và thức ăn bám dính: Đồ ngọt và thức ăn bám dính dễ dàng tạo mảng bám trên răng, là nguyên nhân chính gây sâu răng. Do đó, Quý khách nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm như: Mứt, bánh, kẹo, siro,...
- Hạn chế thức uống có gas: Thức uống có gas bao gồm: Nước ngọt có gas, nước tonic, nước giải khát,... chứa một lượng đường và axit cao. Tiêu thụ thường xuyên các đồ uống này làm hại men răng và dẫn đến các vấn đề sức khỏe răng miệng nghiêm trọng bao gồm: Sâu răng, mòn răng,....
- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về răng miệng như: Ung thư vòm họng, ung thư lưỡi, viêm nha chu,... Thay vào đó, Quý khách nên xây dựng các thói quen lành mạnh như: Tập thể dục, yoga,... để giảm stress và giữ sức khỏe tốt cho răng miệng.
- Ăn nhiều trái cây và rau quả: Trái cây và rau quả cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe. Ngoài ra, trái cây chứa ít đường tự nhiên hơn so với các loại đồ ăn ngọt, giúp giảm nguy cơ sâu răng. Quý khách nên sử dụng trái cây như một món tráng miệng tự nhiên thay vì các loại bánh kẹo và nước ngọt.
- Uống nhiều nước: Nước giúp thanh lọc cơ thể và loại bỏ vi khuẩn trong miệng. Uống đủ nước giúp cơ thể hoạt động hiệu quả, cải thiện tuần hoàn máu và loại bỏ độc tố qua hệ thống tiêu hóa và tiết niệu.
Qua đây Quý khách có thể thấy, răng cấm và răng khôn là 2 răng hoàn toàn khác nhau cả về vị trí, chức năng và thời gian mọc. Hy vọng với những chia sẻ trên, Quý khách có thể giảm cơn đau khi mọc răng cấm và có cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn. Quý khách đừng quên chăm sóc răng miệng đúng cách và khám nha khoa định kỳ để duy trì hàm răng khỏe mạnh.
Quý khách đang gặp vấn đề về răng miệng hãy liên hệ ngay Tâm Đức Smile để được thăm khám và tư vấn miễn phí.
- Gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Để lại thông tin vào bảng sau đây để bác sĩ liên hệ giải đáp ngay.