Bài viết
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
3+ NGUYÊN NHÂN SÚC MIỆNG RA MÁU VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
1. Nguyên nhân dẫn tới súc miệng ra máu
Khi súc miệng, thức ăn thừa, mảng bám được loại bỏ ra bên ngoài. Tuy nhiên, nếu Quý khách súc miệng có máu, đây có thể dấu hiệu răng miệng và sức khỏe đang gặp vấn đề. Dưới đây là một số nguyên nhân lý giải về hiện tượng súc miệng ra máu.
1.1. Bệnh lý răng miệng
Nguyên nhân súc miệng có máu chủ yếu là do các bệnh lý trong khoang miệng, như:
- Viêm nướu: Viêm nướu nếu không được điều trị sớm sẽ tiến triển nặng. Nếu Quý khách ăn uống, đánh răng có thể làm nướu bị chảy máu. Do vậy, khi súc miệng, Quý khách thường nhìn thấy máu lẫn trong nước súc miệng.
- Nhổ răng: Nhổ răng hoặc mất chân răng thường gây chảy máu nếu không được cầm máu tốt. Súc miệng thấy máu có thể là do máu chảy ra từ vị trí răng mới nhổ bỏ.
- Nhiễm trùng khoang miệng: Khoang miệng không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn dễ xâm nhập gây nhiễm trùng. Chúng tấn công, làm tổn thương niêm mạc miệng và gây chảy máu.
Viêm nướu nặng sẽ dễ bị chảy máu khi đánh răng
1.2. Súc miệng ra máu do thiếu hụt vitamin C
Theo các chuyên gia, súc miệng thấy máu có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu vitamin C. Đây là loại vitamin quan trọng, giúp tăng cường hệ miễn dịch và các mô liên kết. Nếu không cung cấp đủ vitamin, mạch máu ở vùng niêm mạc miệng dễ bị yếu và chảy máu.
Ngoài ra, thiếu vitamin B12 làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng, loét miệng… Chúng đều là nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu khi súc miệng.
1.3. Hệ tiêu hóa và hô hấp đang gặp vấn đề
Súc miệng chảy máu còn xuất phát từ các bệnh lý có liên quan tới hệ hô hấp, tiêu hóa. Cụ thể:
- Viêm thực quản: Trào ngược dạ dày lâu ngày làm tổn thương niêm mạc thực quản dẫn đến viêm loét, sưng tấy và chảy máu.
- Tổn thương cổ họng: Khi Quý khách bị hóc xương, ăn phải đồ cứng hay ho liên tục, ho kéo dài… cổ họng có thể bị chảy máu. Khi súc miệng, máu lẫn vào nước bọt và đi ra ngoài.
- Viêm họng/viêm amidan: Bệnh lý này do vi khuẩn gây hại tấn công và gây viêm loét, sưng đau niêm mạc họng. Nghiêm trọng hơn, Quý khách bị chảy máu vùng họng, khi súc miệng nhìn thấy máu.
Ngoài ra, súc miệng ra máu còn xuất phát từ những chấn thương ở ngực hoặc tổn thương ở phổi.
Người bị viêm amidan cũng có thể gặp phải tình trạng súc miệng bị chảy máu
1.4. Thuốc chống đông máu
Một số loại thuốc chống đông máu gây ra tác dụng phụ là xuất huyết. Nếu sử dụng thường xuyên, Quý khách dễ gặp các biểu hiện như: Chảy máu cam, súc miệng có máu, nôn ra máu… Những loại thuốc đó bao gồm: Edoxaban, dabigatran, apixaban, rivaroxaban hay warfarin,…
2. Giải pháp khắc phục và phòng ngừa súc miệng ra máu
Khi súc miệng và phát hiện bị chảy máu, Quý khách hãy áp dụng ngay những giải pháp cầm máu tạm thời bằng bông gòn. Tiếp đến, Quý khách cần đến nha khoa hoặc cơ sở y tế gần nhất để thăm khám để tìm ra nguyên nhân.
Nếu nguyên nhân gây súc miệng ra máu là do thiếu vitamin, Quý khách chỉ cần khắc phục bằng cách bổ sung Vitamin C và K hằng ngày. Trường hợp súc miệng ra máu do mắc bệnh về răng miệng, Quý khách có thể liên hệ với địa chỉ nha khoa uy tín để chữa trị. Với các bệnh lý bên trong cơ thể gây súc miệng chảy máu hoặc xuất huyết nội, Quý khách cần đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt.
Như vậy, súc miệng chảy máu có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý, cũng có thể là một hiện tượng bình thường. Sau khi tìm ra nguyên nhân, Quý khách cần phải thực hiện phòng tránh theo các cách sau đây.
2.1. Giữ vệ sinh răng miệng
Quý khách nên chải răng ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng có thành phần florua. Để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng, Quý khách nên dùng thêm chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước. Quý khách không nên dùng các loại bàn chải quá cứng để tránh làm tổn thương mô mềm trong khoang miệng gây chảy máu.
Chỉ nha khoa được các bác sĩ nha khoa khuyên dùng để bảo vệ sức khỏe răng miệng
2.2. Từ bỏ thói quen có thể gây chảy máu răng
Thói quen gặm bút, cắn mở nắp chai, cắn nước đá,... rất dễ gây tổn thương nướu và làm chảy máu chân răng. Vì vậy, Quý khách nên từ bỏ những thói quen này để hạn chế súc miệng ra máu, tránh làm răng lung lay hoặc mẻ vỡ.
Thuốc lá không chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh nướu răng, mà nó còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh về hô hấp. Bỏ hút thuốc lá giúp Quý khách cải thiện tình trạng chảy máu nướu, giữ sạch hơi thở và bảo vệ lá phổi.
2.3. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Bên cạnh việc chữa trị, Quý khách cần chú ý chăm sóc sức khỏe toàn diện. Cụ thể, Quý khách hãy xây dựng cho mình chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng. Đừng quên bổ sung thêm vitamin C, vitamin K để giúp tăng cường sức khỏe cho nướu.
Ngoài ra, Quý khách nên hạn chế ăn tỏi, gừng, đồ cay, nóng… Vì chúng là những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng xuất huyết đường tiêu hoá.
2.4. Khám răng định kỳ
Khám răng định kỳ giúp Quý khách quản lý sức khỏe răng miệng một cách hiệu quả. Vì vậy, cách mỗi 6 tháng, Quý khách nên đến nha khoa để cạo vôi răng, kiểm tra lại răng sứ (nếu có) hoặc trám lại những lỗ răng sâu.
Khám răng định kỳ sẽ giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng tối ưu
Trên đây là những lý giải chi tiết về vấn đề súc miệng ra máu. Nếu Quý khách cũng đang gặp phải tình trạng này, đừng ngần ngại liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile để được thăm khám miễn phí. Quý khách có thể:
- Gọi điện đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Hoặc nhập thông tin vào bảng sau đây.