Trang chủ / Bài viết / RĂNG CỬA THƯA TƯỚNG SỐ SƯỚNG HAY KHỔ? CÁCH KHẮC PHỤC THƯA RĂNG CỬA

RĂNG CỬA THƯA TƯỚNG SỐ SƯỚNG HAY KHỔ? CÁCH KHẮC PHỤC THƯA RĂNG CỬA

Răng cửa thưa không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Những khoảng trống giữa các răng cửa làm tăng nguy cơ mắc các bệnh sâu răng, viêm nướu,... Vậy răng cửa thưa tướng số sướng hay khổ? Có những phương pháp nào để khắc phục tình trạng này hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này và tìm ra giải pháp phù hợp nhất.

1. Thế nào được gọi là thưa răng cửa?

Răng cửa thưa là tình trạng hai răng cửa ở hàm trên hoặc hàm dưới không khít vào nhau, tạo ra khoảng trống giữa 2 răng. Khoảng trống này có thể nhỏ hoặc lớn, tùy thuộc vào mức độ thưa và nguyên nhân gây ra. Dưới đây là những ảnh hưởng khi bị thưa răng cửa.

1.1. Những ảnh hưởng do thưa răng cửa

Răng cửa thưa tưởng chừng là vấn đề nhỏ nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng của bạn.

1.1.1 Răng cửa thưa gây mất thẩm mỹ nụ cười

Răng cửa đóng vai trò quan trọng tạo nên nụ cười duyên dáng và thu hút người khác. Thế nhưng răng cửa thưa, tạo ra khoảng trống giữa các răng, gây mất thẩm mỹ. Khi cười, những khoảng trống này dễ dàng bị nhận thấy, làm cho nụ cười thiếu hài hòa. Điều này làm bạn e ngại, thiếu tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng đến các mối quan hệ và công việc.

Ngoài ra, khoảng trống lớn giữa các răng cửa tạo cảm giác răng có kích thước nhỏ so với các răng khác, làm khuôn mặt không cân đối. Thức ăn thừa còn dễ dàng tích tụ trong khe hở giữa hai răng. Lâu ngày sẽ làm răng chuyển màu sẫm, mất đi độ sáng bóng và kém thẩm mỹ.

răng cửa thưa tướng số sướng hay khổ

Răng cửa thưa tạo ra khoảng trống giữa các răng gây mất thẩm mỹ

1.1.2. Răng cửa thưa ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

Khoảng trống giữa các răng làm thức ăn dễ mắc kẹt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng, viêm nướu và hôi miệng. Nếu không điều trị kịp thời, viêm nướu sẽ tiến triển thành viêm nha chu, làm tổn thương nướu và xương hàm. Do thức ăn cọ xát vào khe hở giữa hai răng, lớp men răng bị mòn đi, làm răng nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, thưa răng cửa còn gây ra vấn đề về khớp cắn, làm thay đổi phân bố lực khi nhai. Điều này làm bạn mỏi cơ hàm, đau đầu và đau nhức khớp thái dương hàm.

1.1.3. Thưa răng cửa gây nhầm lẫn trong việc phát âm

Răng cửa đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành âm thanh khi nói, đặc biệt là các âm tiết có sử dụng môi và lưỡi. Nếu 2 chiếc răng cửa cách xa nhau sẽ ảnh hưởng đến luồng khí khi phát âm, dẫn đến phát âm sai, nói ngọng. Ví dụ, khi phát âm "f", thay vì tạo ra âm thanh rõ ràng, người có răng cửa thưa sẽ phát ra âm thanh hơi giống "th". Điều này gây ra nhầm lẫn trong việc truyền đạt thông tin, làm cho người nghe khó hiểu đúng những gì người nói muốn truyền tải.

1.2. Nguyên nhân làm răng cửa bị thưa

Không phải ngẫu nhiên mà răng cửa bị thưa. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, từ yếu tố di truyền đến thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày. 

răng cửa thưa tướng số sướng hay khổ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng cửa bị thưa

1.2.1. Răng cửa thưa do di truyền

Yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến kích thước và hình dạng của răng. Khi kích thước răng nhỏ, không đủ để lấp đầy xương hàm, sẽ xuất hiện khoảng trống giữa các răng, làm  thưa răng cửa. Hoặc răng có hình dạng quá mảnh và dài dễ bị xô lệch, tạo ra khe hở giữa các răng. Yếu tố di truyền còn ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm và vị trí của răng, làm răng mọc không đều và tạo ra các khoảng cách.

1.2.2. Thưa răng cửa do thói quen xấu

Răng cửa thưa không chỉ do yếu tố di truyền mà còn do những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày. Những thói quen dưới đây tưởng chừng vô hại nhưng lại âm thầm tác động đến vị trí và sự sắp xếp của các răng:

  • Dùng tăm xỉa răng sau khi ăn: Dùng tăm xỉa răng sau khi ăn, đặc biệt là tăm gỗ, sẽ làm kích thước kẽ răng bị nới rộng. Tăm gỗ khi tiếp xúc với nước sẽ mềm ra, dễ len lỏi vào khe hở giữa các răng và đẩy chúng ra xa nhau.
  • Đánh răng quá mạnh: Đánh răng quá mạnh và dùng bàn chải lông cứng làm mòn men răng, đặc biệt là ở kẽ răng, làm khe hở giữa các răng bị thưa hơn.
  • Thở bằng miệng: Nếu bạn thường xuyên thở bằng miệng sẽ làm miệng bị khô, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ trong kẽ răng, gây sâu răng và viêm nướu. Viêm nướu làm nướu bị sưng tấy, tạo ra khoảng trống giữa nướu và răng, làm răng cửa thưa hơn.
  • Thói quen mút tay khi còn nhỏ: Khi trẻ mút ngón tay, lực tác động liên tục lên răng cửa làm chúng di chuyển và tạo ra khoảng trống giữa các răng.
  • Nghiến răng: Nghiến răng khi ngủ tạo lực lớn tác động lên các răng, làm các răng bị xô lệch, tạo ra khoảng trống giữa các răng.

răng cửa thưa tướng số sướng hay khổ

Dùng tăm xỉa răng sau khi ăn sẽ làm kích thước kẽ răng bị nới rộng

1.2.3. Răng cửa thưa do quá trình thay răng

Răng vĩnh viễn có kích thước lớn hơn răng sữa, cần nhiều không gian hơn để mọc lên. Khi các răng vĩnh viễn mọc lên, xương hàm sẽ phát triển để tạo chỗ cho các răng này. Do đó, sẽ có khoảng trống tạm thời giữa các răng cửa cho đến khi xương hàm phát triển hoàn chỉnh, răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. 

Nếu quá trình thay răng không đồng đều, một số răng vĩnh viễn đã mọc trong khi răng sữa khác vẫn còn tồn tại cũng sẽ làm răng thưa. Điều này làm các răng vĩnh viễn mới mọc phải chen chúc hoặc di chuyển khỏi vị trí lý tưởng của chúng. Kết quả là, xuất hiện khoảng trống giữa các răng cửa. Nếu không điều trị kịp thời, khoảng trống giữa các răng cửa sẽ ngày càng lớn và làm thưa răng cửa vĩnh viễn.

1.2.4. Thưa răng cửa do sang chấn

Khi va đập mạnh vào mặt, lực tác động làm các răng cửa bị lung lay, di chuyển khỏi vị trí ban đầu, tạo ra khoảng trống giữa các răng. Sang chấn còn làm tổn thương tủy răng và mô mềm xung quanh, dẫn đến viêm nhiễm và làm suy yếu răng. Những trường hợp như: Tai nạn giao thông, ngã, va đập trong thể thao, cắn vào vật cứng,... đều có thể gây ra các chấn thương này. 

2. Khắc phục tình trạng răng cửa thưa hiệu quả

Răng cửa thưa làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe răng miệng. Do đó, bạn nên áp dụng các phương pháp dưới đây để khắc phục tình trạng này nhằm lấy lại nụ cười tự tin và rạng rỡ.

răng cửa thưa tướng số sướng hay khổ

Khắc phục tình trạng răng cửa thưa sẽ giúp lấy lại nụ cười tự tin và rạng rỡ

2.1. Trám thưa răng cửa

Trám thưa răng cửa là kỹ thuật sử dụng vật liệu trám như: Composite, amalgam,... để lấp đầy khoảng cách giữa các răng. Qua đó sẽ giúp khôi phục lại hình dạng và kích thước của răng. Phương pháp này được áp dụng cho các trường hợp răng thưa nhẹ đến trung bình. 

Ưu điểm của phương pháp trám thưa răng cửa:

  • Thực hiện nhanh chóng, đơn giản: Trám răng thưa là kỹ thuật tương đối đơn giản, không cần phẫu thuật xâm lấn và thời gian hoàn thành nhanh. 
  • Chi phí hợp lý: Trám răng thưa có chi phí thấp, phù hợp với nhiều người. 
  • Bảo tồn răng: Trám răng thưa là phương pháp bảo tồn tối đa cấu trúc răng, không cần mài răng.

Nhược điểm của phương pháp trám răng cửa thưa:

  • Độ bền không cao: Vật liệu composite bị mòn hoặc đổi màu theo thời gian, đặc biệt là khi tiếp xúc với các chất như: Cà phê, trà, thuốc lá,.... 
  • Không phù hợp với răng thưa nặng: Phương pháp này chỉ hiệu quả với những trường hợp răng thưa nhẹ đến trung bình. Với các trường hợp răng thưa nặng, bạn nên xem xét các phương pháp khác như niềng răng hoặc bọc sứ.

2.2. Niềng răng cửa thưa

Niềng răng cửa thưa là phương pháp dùng các khí cụ chỉnh nha như: Mắc cài kim loại, niềng răng trong suốt,... để điều chỉnh vị trí của răng. Qua đó giúp các răng di chuyển lại gần nhau và khít hơn. Niềng răng không chỉ cải thiện thẩm mỹ mà còn giúp ổn định khớp cắn và bảo vệ răng miệng. 

Ưu điểm của phương pháp niềng răng cửa thưa:

  • Hiệu quả cao, lâu dài: Niềng răng khắc phục triệt để tình trạng răng cửa thưa, giúp sắp xếp lại vị trí các răng và duy trì hiệu quả lâu dài.
  • Sắp xếp răng đều đặn: Niềng răng di chuyển răng về vị trí chính xác, giúp bạn có hàm răng đều đặn, khít sát, tạo nên nụ cười rạng rỡ và tự tin.
  • Cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt: Hàm răng đều đặn làm khuôn mặt cân đối, giúp bạn xinh đẹp hơn.
  • Chức năng ăn nhai hiệu quả: Khi răng đều đặn, bạn sẽ dễ dàng nhai thức ăn hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa.
  • Giảm nguy cơ sâu răng, viêm nướu: Răng đều đặn nên vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh sâu răng, viêm nướu,...

răng cửa thưa tướng số sướng hay khổ

Niềng răng cửa thưa là phương pháp dùng các khí cụ chỉnh nha để điều chỉnh vị trí của răng

2.3. Bọc sứ răng cửa

Bọc răng sứ là phương pháp sử dụng răng sứ để che phủ toàn bộ bề mặt răng thật giúp thay đổi hình dạng của răng. Đồng thời, bọc sứ còn lấp đầy khoảng trống giữa các răng. Bọc sứ răng cửa thưa mang lại nhiều ưu điểm như sau:

  • Hiệu quả thẩm mỹ cao: Răng sứ có màu sắc và độ bóng sáng giống răng thật, giúp che đi khuyết điểm của răng thưa, tạo nụ cười đều đặn và tự nhiên.
  • Độ bền cao: Răng sứ có độ bền cao, có thể sử dụng trong 10-15 năm, thậm chí là lâu hơn nếu được chăm sóc tốt. Răng sứ có khả năng chịu lực tốt, giúp bạn thoải mái ăn nhai.
  • Bảo vệ răng thật: Bọc sứ răng cửa giúp bảo vệ răng thật bên trong khỏi các tác nhân gây hại như: Vi khuẩn, axit,...

Thưa răng cửa không chỉ làm mất thẩm mỹ nụ cười mà còn tạo điều kiện cho các bệnh lý như: Sâu răng, viêm nướu,... phát triển. Với các giải pháp trám răng, niềng răng và bọc sứ, bạn hoàn toàn khắc phục được tình trạng này để bảo vệ răng miệng. Điều quan trọng là bạn nên chọn phương pháp phù hợp với tình trạng răng miệng và tài chính của mình.

Quý khách muốn khắc phục tình trạng răng thưa để lấy lại nụ cười thẩm mỹ, hãy liên hệ với Tâm Đức Smile ngay bằng cách: