Bài viết
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
TỤT LỢI CHÂN RĂNG PHẢI LÀM SAO?
1. Tụt lợi chân răng là gì?
Tụt lợi chân răng hay còn gọi tụt nướu, đây là tình trạng phần lợi bảo vệ chân răng bị co lại hoặc lợi di chuyển xuống cuống răng phía sâu bên dưới, làm lộ chân răng. Tụt lợi có thể xảy ra ở một vài răng hoặc ở một hàm, thậm chí cả 2 hàm kèm theo chảy máu lợi, sưng lợi hay hôi miệng…Đây là một dạng bệnh lý về răng, nướu khá đặc biệt. Nó thường xuất hiện ở người lớn tuổi với các biểu hiện gây đau nhức, ảnh hưởng đến ăn uống và gây mất thẩm mỹ.
Đây là dấu hiệu cảnh báo mất xi măng chân răng, mòn cổ răng và lộ ngà răng, tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công gây bệnh cho răng, nặng hơn có thể dẫn đến mất răng hoàn toàn.
Tụt lợi chân răng
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất
2. Nguyên nhân và hậu quả khi bị tụt lợi
Có nhiều nguyên nhân gây lợi co lại, dưới đây là những nguyên nhân chính gây bệnh:
2.1. Tụt lợi do đánh răng quá mạnh
Rất nhiều người có suy nghĩ chải răng càng mạnh thì mảng bám càng dễ bị đánh bật, tuy nhiên việc này lại gây mất men răng và xi măng chân răng dẫn đến tụt lợi chân răng. Nếu tổ chức cứng của răng mòn nhanh có thể gây ê buốt răngvì răng có cơ chế bảo vệ tạo ra các lớp ngà phản ứng ở vị trí sát tủy răng.
2.2. Tụt lợi do các bệnh lý răng miệng
Một số bệnh lý răng miêng như viêm lợi, viêm chân răng, nha chu…do vi khuẩn gây ra khiến lợi bị tổn thương, làm chảy máu chân răng và sưng tấy, tác động đến các tổ chức răng xung quanh. Dần dần theo thời gian, lợi sẽ bị tụt xuống, làm cho phần chân răng lộ dài ra. Thậm chí, bệnh nhân có thể bị tụt lợi toàn bộ hai hàm nếu không được điều trị kịp thời.
2.3. Tụt lợi do cấu trúc răng
Một nguyên nhân nữa gây bệnh tụt lợi là vì lớp xương phủ bề mặt ngoài của chân răng quá mỏng, dễ bị tác động hay sang chấn. Sang chấn khớp cắn là yếu tố phối hợp làm trầm trọng thêm tình trạng tụt lợi do kích thích tăng sinh biểu mô và viêm tại chỗ. Những răng bị lệch ra ngoài cung hàm cùng sự co kéo quá mức của các phanh môi, má thường gây tụt nướu.
✤ Tụt lợi đừng nên coi thường khi hậu quả tụt lợi vô cùng nghiêm trọng:
- Hở ngà răng: làm răng nhạy cảm hơn, dễ bị ê buốt khi ăn uống các thức ăn, nước uống nóng lạnh.
- Làm mất tính thẩm mỹ của răng: Khi bị tụt lợi, chân răng lộ dài hơn, nhìn bên ngoài răng sẽ có xu hướng dài ra do phần lợi không bao phủ bên ngoài chân răng, làm cho hàm răng trở nên xấu hơn.
- Lợi bị tụt: sẽ không còn bao phủ, che chắn được chân răng tốt như trước. Lâu dần, cổ răng sẽ bị mòn và răng có thể bị chấn thương.
Tụt nướu gây mất thẩm mỹ
3. Cách chữa tụt lợi chân răng hiệu quả
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tụt lợi là do mảng bám, vậy bị tụt lợi phải làm sao?
Dựa vào nguyên nhân gây ra tụt lợi, có thể phòng tránh bệnh lý này bằng cách vệ sinh răng miệng đúng cách trước và sau khi ăn, đặc biệt nên đến nha khoa để lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần.
✔ Khi phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh này, bệnh nhân cần đến nha khoa để bác sĩ khám và chữa trị kịp thời.
✔ Dựa trên tình trạng bệnh nặng hay nhẹ sẽ có những phương pháp chữa trị phù hợp.
✔ Nếu tụt lợi đã diễn biến nặng, phẫu thuật ghép vạt lợi là biện pháp tối ưu.
Phương pháp này sẽ được các bác sĩ tiến hành bằng cách bóc tách tổ chức ghép, sau đó thực hiện phẫu thuật và ghép tổ chức ghép vào vị trí bị tụt nướu. Cuối cùng, bác sĩ sẽ làm liền vết thương lại và phủ kín lợi nhân tạo vào vị trí tụt lợi, để tạo tính thẩm mỹ cho toàn khuôn hàm.
Cạo vôi răng ngăn ngừa tụt lợi
Nếu còn thắc mắc về tụt lợi chân răng, Quý khách hãy liên hệ ngay với Nha khoa Tâm Đức Smile qua Hotline 1900 8040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) để được tư vấn kịp thời.