Trang chủ / Kiến thức quanh ta / CÁCH LẤY THỨC ĂN DÍNH TRONG RĂNG HÀM VÀ 5+ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH THỨC ĂN GIẮT VÀO KẼ RĂNG

CÁCH LẤY THỨC ĂN DÍNH TRONG RĂNG HÀM VÀ 5+ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH THỨC ĂN GIẮT VÀO KẼ RĂNG

Răng hàm là những chiếc răng lớn nhất trong cung hàm, có vai trò nghiền nhỏ thức ăn. Tuy nhiên, do kích thước lớn và vị trí trong cùng, răng hàm dễ bị giắt thức ăn và khó làm sạch hơn so với răng khác. Trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tìm hiểu cách lấy thức ăn dính trong răng hàm và phương pháp phòng tránh.

1. Các cách lấy thức ăn dính trong răng hàm

Răng hàm có bề mặt nhai rộng, nằm ở trong cùng của cung hàm nên việc vệ sinh trở nên khó khăn. Để làm sạch mà không ảnh hưởng đến kẽ răng, bác sĩ khuyến nghị bạn nên dùng các cách: Chỉ nha khoa, tăm nước và đánh răng.

1.1. Cách lấy thức ăn dính trong răng hàm - Dùng chỉ nha khoa

Chỉ nha khoa là phương pháp được nhiều bác sĩ khuyên dùng để làm sạch răng ở tất cả các vị trí, kể cả răng hàm. Bởi vì chỉ nha khoa được thiết kế mỏng, dai, mịn, dễ dàng lấy đi thức ăn bị kẹt ở kẽ răng mà không làm tổn thương nướu. Ngoài ra, thói quen dùng chỉ nha khoa mỗi ngày còn giúp bạn cải thiện các vấn đề về răng miệng.  

Ưu điểm của phương pháp dùng chỉ nha khoa là nhanh, tiện lợi và rẻ. Chỉ nha khoa được bán ở hầu hết các hiệu thuốc, bạn có thể mua và sử dụng hàng ngày..

cách lấy thức ăn dính trong răng hàm

Bác sĩ nha khoa khuyên dùng chỉ nha khoa thay tăm tre thông thường

1.2. Cách lấy thức ăn dính trong răng hàm - Dùng chỉ máy tăm nước

Máy tăm nước sử dụng tia nước áp suất cao để loại bỏ thức ăn dính trong kẽ răng. Nếu thức ăn bị dính quá chặt và không thể xử lý bằng chỉ nha khoa, tăm nước chính là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Các tia nước của máy giúp bạn làm mềm thực phẩm và cuốn trôi vụn thức ăn.

Tia nước máy tạo ra vừa đủ để làm trôi thức ăn mà không làm tổn thương khoang miệng. Tuy giá bán mỗi chiếc máy tăm nước trên thị trường khá cao, nhưng đây hoàn toàn là sự đầu tư chính đáng. 

1.3. Cách lấy thức ăn dính trong răng hàm - Đánh răng sau khi ăn

Bàn chải kẽ răng được thiết kế với đầu lông mảnh, luồn vào kẽ răng để lấy thức ăn thừa dễ dàng. Dùng bàn chải kẽ răng được bác sĩ khuyến nghị cho trường hợp đã niềng răng và chỉnh nha.

cách lấy thức ăn dính trong răng hàm

Bàn chải kẽ răng được bác sĩ khuyến nghị cho người niềng răng

2. Phòng tránh thức ăn giắt vào trong răng hàm, kẽ răng

Bên cạnh những cách lấy thức ăn dính trong răng hàm, bạn cần khắc phục các nguyên nhân gây ra tình trạng này. Chẳng hạn như: Răng bị thưa, răng mọc lệch, sâu răng, mất răng vĩnh viễn,... Hoặc cũng có thể do thói quen ăn uống: Ăn đồ dẻo dính, dùng lực nhai quá mạnh,...

2.1. Tránh ăn đồ cứng, dẻo dính

Khi nhai thức ăn cứng như: Kẹo viên, bánh quy, xương động vật,... bạn cần dùng nhiều lực để nghiền. Các mảnh nhỏ sau khi vỡ theo lực nhai dễ nhét vào kẽ răng, không đẩy ra được trong quá trình nuốt. 

Ngoài ra, những thực phẩm dẻo dính như: Kẹo dẻo, kẹo cao su, mứt trái cây,... có khả năng bám chặt. Khi bị vướng vào kẽ răng, những mảnh vụn từ thức ăn rất khó loại bỏ. Để không gặp tình trạng thức ăn dính trong răng hàm, bạn cần tránh ăn các loại đồ ăn quá cứng hoặc dẻo dính. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế ăn đồ ngọt để bảo vệ răng miệng. Bạn nên ăn thức ăn mềm như: Trái cây mềm, mọng nước, rau củ luộc chín,... Nếu ăn các loại đồ cứng hoặc dẻo, bạn nên cắt nhỏ thực phẩm rồi mới sử dụng.

cách lấy thức ăn dính trong răng hàm

Ăn các loại thức ăn mềm như rau củ luộc chín rất tốt cho răng

2.2. Chữa trị sâu răng để thức ăn không dính vào răng

Ở giai đoạn đầu sâu răng, lớp men răng bị phá hủy, trên răng xuất hiện các lỗ nhỏ màu đen. Mảnh vụn thức ăn nhỏ và đường trong thức ăn bị đọng lại trên các lỗ hổng này, trở thành “thức ăn” của vi khuẩn. Để điều trị răng sâu ở giai đoạn nhẹ, bạn có thể dùng các phương pháp:

  • Phương pháp Florua: Bạn dùng các loại thuốc chứa Flour cung cấp khoáng chất giúp men răng phục hồi. Phương pháp Florua chỉ được dùng cho trường hợp sâu răng ở giai đoạn đầu, khi men răng mới tổn thương và chưa ảnh hưởng đến tủy.
  • Trám răng: Bác sĩ làm sạch lỗ hổng trên răng và lấp đầy các lỗ hổng bằng vật liệu trám răng chuyên dụng. Phương pháp trám răng chỉ được dùng cho trường hợp lỗ hổng trên răng nhỏ, khi sâu răng mới hình thành. Khi sâu răng tiến triển nặng hơn, các lỗ sâu lan rộng, gây tổn thương tủy răng, bạn cảm thấy ê buốt, nhìn thấy lỗ sâu răng bằng mắt thường. Thậm chí, có trường hợp sâu răng nặng, răng bị mất một nửa hoặc chỉ còn lại chân răng. Khi ăn, mảnh vụn thức ăn bám lại ở các lỗ sâu hoặc khoảng trống khi răng bị mất. Để khắc phục trường hợp sâu răng nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc các phương pháp:
  • Điều trị tủy và gắn răng sứ: Khi sâu răng nặng, tủy răng bị ảnh hưởng, nên bác sĩ phải điều trị tủy trước. Bác sĩ loại bỏ phần tủy chết do sâu răng, làm sạch ống tủy, trám răng rồi gắn răng sứ để khôi phục chức năng ăn nhai.
  • Nhổ răng: Khi răng sâu quá nặng, mất cả răng và không thể phục hồi, bác sĩ sẽ nhỏ bỏ răng. Sau đó, bạn có thể làm cầu răng sứ hoặc cấy ghép implant để phục hình và khôi phục chức năng ăn nhai.

cách lấy thức ăn dính trong răng hàm

Phương pháp trám răng được chỉ định cho trường hợp khi sâu răng mới hình thành

2.3. Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày

Để thức ăn không giắt vào kẽ răng, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm để loại bỏ hết vụn thức ăn. Khi đánh răng, bạn chú ý chải hết các mặt của răng, nhất là vị trí kẽ răng và răng hàm hay bị dính thức ăn. 

2.4. Tạo thói quen dùng chỉ nha khoa sau khi ăn

Bạn nên tạo thói quen dùng chỉ nha khoa thay tăm sau khi ăn để lấy thức ăn thừa và mảng bám trong kẽ răng. Chỉ nha khoa được thiết kế rất mảnh, dai, len lỏi được vào những vị trí bàn chải thường không thể làm sạch. Ngoài ra, dùng chỉ nha khoa không làm kẽ răng thưa như dùng tăm, giúp ngừa sâu răng và các bệnh về nướu. 

2.5. Cách phòng tránh thức ăn dính trong răng hàm - Niềng răng chỉnh nha

Người gặp các tình trạng: Răng khấp khểnh, lệch khớp cắn,... dễ bị thức ăn giắt vào kẽ răng. Bởi vì các răng mọc không đều nhau nên tạo nhiều khe hở, khi nhai, vụn thức ăn bị đẩy vào những góc khó phát hiện. 

Chỉnh nha giúp sắp xếp các răng về đúng vị trí và thu hẹp khe hở giữa các răng. Khi răng đều đặn, vấn đề vệ sinh răng miệng cũng trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám hiệu quả nhờ đánh răng.

Các phương pháp niềng răng rất đa dạng, ví dụ như: Niềng răng bằng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, niềng răng trong suốt,... Bạn cân nhắc lựa chọn theo sở thích, nhu cầu và tài chính cá nhân của mình.

cách lấy thức ăn dính trong răng hàm

Niềng răng bằng mắc cài kim loại rất phổ biến hiện nay

2.6. Bọc răng sứ để hạn chế thức ăn dính trong răng hàm

Răng thưa và sứt mẻ là nguyên nhân làm cho mảnh vụn thức ăn dính ở kẽ răng. Bọc răng sứ khắc phục các khuyết điểm của răng thật như: Răng sứt mẻ, răng thưa, xỉn màu,... Khi bọc răng sứ, bác sĩ điều chỉnh kích thước răng phù hợp với khuôn miệng của bạn. Nhờ đó, khe hở giữa các răng giảm bớt, hạn chế thực phẩm bám dính khi ăn.

2.7. Định kỳ cạo vôi răng và kiểm tra sức khỏe răng miệng

Vôi răng là mảng bám cứng bị vôi hóa, bám trên bề mặt răng và chứa nhiều vi khuẩn. Vi khuẩn trong cao răng lên men đường trong thức ăn, tạo thành axit làm mòn men răng và gây sâu răng. Các mảnh vụn thức ăn sẽ tích tụ vào lỗ hổng trên răng do sâu răng, là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển.

Vậy nên, bác sĩ khuyến khích bạn nên khám răng định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề răng miệng. Bác sĩ kịp thời đưa ra các phương án điều trị, ngăn hiện tượng thức ăn bị giắt kẽ răng hoặc các lỗ sâu. Ngoài ra, bạn cũng nên cạo vôi răng 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe răng lợi, phòng tránh bệnh nha chu. 

Qua bài viết trên, bạn đọc đã tìm hiểu về các cách lấy thức ăn dính trong răng hàm và phòng tránh thức ăn dính vào kẽ răng. Để cải thiện các vấn đề răng miệng, bạn hãy đến nha khoa để được bác sĩ tư vấn.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp