Trang chủ / Kiến thức quanh ta / [HƯỚNG DẪN] BỊ CHẢY MÁU CAM CẦN LÀM GÌ? CÁCH PHÒNG NGỪA

[HƯỚNG DẪN] BỊ CHẢY MÁU CAM CẦN LÀM GÌ? CÁCH PHÒNG NGỪA

Chảy máu cam là tình trạng máu xuất hiện ở sau khoang mũi, chảy xuống miệng. Nguyên nhân là do chấn thương, nhiễm trùng cánh mũi, thiếu vitamin K, thói quen ngoáy mũi,... Nếu không xử lý nhanh chóng, chảy máu cam kéo dài, gây mất nhiều máu. Vậy khi bị chảy máu cam cần làm gì để cầm máu và phòng ngừa tái lại?

1. Chảy máu cam cần làm gì?

Chảy máu cam là hiện tượng máu mũi tự nhiên chảy ra ngoài mất kiểm soát. Nếu không xử lý đúng cách, chảy máu cam có thể dẫn tới mất máu quá nhiều, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,...

1.1. Điều chỉnh tư thế ngồi khi bị chảy máu cam

Chảy máu cam có thể xảy ra đột ngột ở hầu hết mọi người, là dấu hiệu của nhiễm trùng, vỡ mạch máu,... Giải đáp về câu hỏi bị chảy máu cam cần làm gì, các chuyên gia chia sẻ:

  • Ngồi xuống ngay lập tức: Nếu đang ở tư thế đứng, nhận thấy chảy máu cam, bạn hãy tìm một chỗ ngồi xuống.
  • Giữ tư thế ngồi thẳng: Bạn hãy ngồi thẳng hoặc ngồi dựa vào tường, ghế để giảm áp lực lên các mạch máu bị vỡ ra trong mũi.
  • Hơi nghiêng đầu nhẹ về phía trước: Để máu còn sót chảy ra ngoài và giúp bạn nhổ máu ra khỏi miệng dễ dàng.

bị chảy máu cam cần làm gì

Chảy máu cam là hiện tượng máu mũi chảy ra ngoài mất kiểm soát

1.2. Bóp cánh mũi khi bị chảy máu cam

Sau khi điều chỉnh tư thế ngồi, bạn làm tiếp các động tác sau:

  • Bạn dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp nhẹ cánh mũi ngay dưới phần xương mũi.
  • Giữ lực bóp trong 10-15 phút mà không thả tay ra hoặc di chuyển nhiều.
  • Trong khi bóp cánh mũi, bạn hãy thở nhẹ nhàng qua miệng để duy trì nhịp thở đều đặn, cho đến khi máu đông lại.

1.3. Các việc không nên làm khi bị chảy máu cam

Khi máu có dấu hiệu chảy chậm và dừng lại, bạn hãy dùng bông gòn hoặc khăn ẩm lau sạch vết máu. Sau đó, bạn uống một cốc nước để cổ họng không bị khô. Trong lúc bị chảy máu cam, bạn hãy lưu ý 3 vấn đề sau:

  • Tránh nằm hoặc ngửa đầu ra sau do máu có thể chảy ngược vào cổ họng, khoang mũi, gây buồn nôn, khó thở.
  • Không ngoáy mũi, xì mũi khi chảy máu cam, dễ làm tổn thương niêm mạc, nhiễm trùng làm máu chảy nhiều hơn.
  • Không thở quá mạnh khiến cục máu đông bị vỡ, tăng nguy cơ chảy máu cam.

bị chảy máu cam cần làm gì

Khi chảy máu cam tránh nằm hoặc ngửa đầu ra sau

2. Các nguyên nhân gây chảy máu cam

Chảy máu cam xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ yếu tố môi trường, thời tiết cho đến bệnh lý khác. Bạn cần trang bị kiến thức để biết bị chảy máu cam cần làm gì và nguyên nhân bị chảy máu. Từ đó, bạn sẽ biết cách xử lý hiệu quả, an toàn khi bị chảy máu cam, không gây biến chứng.

2.1. Chấn thương vùng mũi

Chấn thương mũi là nguyên nhân phổ biến gây chảy máu cam. Khi mũi bị va đập mạnh, thậm chí là gãy xương mũi, các mạch máu trong niêm mạc mũi tổn thương, vỡ ra làm chảy máu. Chấn thương mũi xảy ra do:

  • Tai nạn giao thông, té ngã, va chạm khi chơi bóng chuyền, bóng đá, boxing,...
  • Mũi bị đập bởi các vật cứng: Cánh cửa tôn, cửa gỗ, cành cây to,...
  • Phẫu thuật chỉnh hình hoặc điều trị xoang mũi bởi bác sĩ chuyên môn kém.
  • Chấn thương do áp lực khí thay đổi đột ngột như khi đi máy bay, lặn biển,...

2.2. Chảy máu cam do nóng trong người

Nóng trong người do chế độ ăn uống nhiều ớt, tiêu, gừng, mít, nhãn, vải,... hoặc thiếu nước, sinh hoạt trong điều kiện nhiệt độ cao. Cơ thể nóng trong xuất hiện nhiều mụn nhọt trên da, máu lưu thông nhanh. Áp lực trong các mạch máu tăng quá cao dễ bị vỡ, chảy máu.

bị chảy máu cam cần làm gì

Cơ thể nóng trong người xuất hiện nhiều mụn nhọt trên da

Ngoài ra, thời tiết hanh khô, lạnh vào mùa đông làm giảm độ ẩm không khí, gây khô da và miệng, niêm mạc mũi. Các mạch máu co lại để bảo toàn nhiệt cho cơ thể, trở nên giòn và dễ tổn thương. Trở lại môi trường ấm, mạch máu giãn nở đột ngột, tăng nguy cơ bị chảy máu cam.

2.3. Chảy máu cam do nhiễm trùng vùng mũi xoang

Nhiễm trùng vùng mũi xoang bao gồm viêm xoang và viêm mũi do sự xâm nhập của vi khuẩn, bụi bẩn hít vào hằng ngày. Các mô tế bào trong niêm mạc bị viêm và sưng tấy kết hợp với sử dụng điều trị xoang, thuốc xịt chứa corticosteroid. Tác dụng phụ của thuốc làm thành niêm mạc mỏng, mất đi tính đàn hồi và độ ẩm tự nhiên nên dễ chảy máu cam.

2.4. Chảy máu cam do thói quen ngoáy mũi bằng vật nhọn

Trẻ em hay có thói quen ngoáy mũi, và sử dụng vật nhọn như bút, que, móng tay cho vào mũi. Số ít khác hay nhét bông, viên bi hoặc hạt nhựa nhỏ vào mũi, để lại hậu quả:

  • Niêm mạc mũi bị trầy xước, rách gây chảy máu cam, thậm chí là nhiễm trùng.
  • Thói quen ngoáy mũi lặp lại nhiều lần, tăng nguy cơ máu cam kéo dài.
  • Vật nhọn và tay trẻ không sạch mang theo vi khuẩn, virus, là con đường lây nhiễm các bệnh đường hô hấp, tay chân miệng.

2.5. Các bệnh lý khác gây chảy máu cam

Chảy máu cam là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm tới sức khỏe. Đặc biệt nghiêm trọng nếu mức độ máu chảy nhiều trong một lần, và tần suất chảy liên tục.

  • Cao huyết áp: Huyết áp tăng vượt quá 140/90 mmHg khiến áp lực thành mạch máu tăng, dẫn đến chảy máu cam. Các triệu chứng khi bị cao huyết áp đi kèm với chảy máu mũi là khó thở, tức ngực, giảm thị lực, đau gáy.
  • Rối loạn đông máu: Do thiếu hụt Hemophilia A, B, C, giảm tiểu cầu,... làm máu khó đông lại sau khi chảy máu ở mũi. Biểu hiện của bệnh này là cơ thể dễ bầm tím, máu chảy kéo dài, mệt mỏi, giãn tĩnh mạch chân tay.
  • U xơ vòm mũi họng: Các tế bào xơ bó thành sợi, bề mặt nhẵn, rắn, màu trắng đục và không đau. U phát triển lấp đầy lỗ mũi gây tắc nghẹt, chảy dịch nhờn, chảy máu mũi, gầy gò, xanh xao.

2.6. Chảy máu cam do thiếu vitamin K

Vitamin K tan trong chất béo, góp phần tổng hợp ra các chất hỗ trợ đông máu như Yếu tố II (Prothrombin) và Yếu tố VII, IX, và X.

  • Prothrombin là tiền chất của thrombin và vitamin K chuyển đổi prothrombin thành thrombin, giúp hình thành cục máu đông.
  • Những yếu tố Yếu tố VII, IX, và X cùng với prothrombin kích hoạt quá trình đông máu, ngăn chặn chảy máu.
  • Người bị suy dinh dưỡng do thiếu vitamin K cơ thể nhanh mất nước, mao mạch mũi khô nứt dễ chảy máu.

bị chảy máu cam cần làm gì

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin K để hạn chế chảy máu cam

3. Phòng ngừa chảy máu cam từ sớm

Bị chảy máu cam cần làm gì để phòng ngừa tái phát trở lại được nhiều người quan tâm. Chảy máu có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng: suy tủy, rối loạn chức năng đông máu,...

3.1. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe tổng quát 6 tháng/lần giúp bạn phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý dẫn tới chảy máu cam. Khi cần thiết, bác sĩ sẽ nội soi mũi, đo huyết áp, xét nghiệm máu. Nếu có vấn đề về bệnh hoặc cơ thể bạn thiếu vitamin K, suy nhược, bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp điều trị, phòng ngừa phù hợp.

3.2. Bỏ thói quen xấu gây tổn thương cho mũi

Những thói quen xấu như ngoáy mũi bằng bút, tay, rửa mũi bằng nước quá mạnh,... cần được loại bỏ. Thói quen xấu gây tổn thương cho mũi: Rách da, chảy máu, đau nhức, nhiễm trùng,... Thói quen này còn là con đường lây lan những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do tay không vệ sinh sạch sẽ.

3.3. Xịt rửa mũi nhẹ nhàng

Mỗi ngày, bạn hít vào khoảng 10.000 lít không khí, có chứa bụi bẩn, vi khuẩn. Vệ sinh mũi hằng ngày giúp làm sạch các chất bẩn, giữ cho niêm mạc mũi luôn ẩm và sạch. Bạn không nên xịt nước áp lực cao trực tiếp vào mũi để tránh làm rách niêm mạc. Thay vào đó, bạn hãy dùng bông gòn, khăn ẩm để làm sạch, sau đó nhỏ thuốc mũi 2-3 lần/ngày, mỗi lần 3-4 giọt.

bị chảy máu cam cần làm gì

Vệ sinh mũi hằng ngày giúp giữ cho niêm mạc mũi luôn ẩm và sạch

3.4. Giữ ấm cơ thể khi thời tiết giao mùa

Thời tiết giao mùa làm không khí trở nên hanh khô, làm bạn bị khô mũi và thường xuyên hắt xì, tiềm ẩn rủi ro chảy máu cam. Bạn hãy giữ ấm cơ thể bằng cách mặc áo phao giữ nhiệt, ngồi trong phòng có máy lọc không khí, máy sưởi hoặc đóng kín cửa.

3.5. Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá gây hại cho sức khỏe và có thể làm khô, kích ứng niêm mạc mũi, dẫn đến chảy máu cam. Nicotine và các hóa chất độc hại trong thuốc lá làm giảm độ ẩm tự nhiên của niêm mạc mũi, tăng nguy cơ viêm xoang, ung thư mũi,... Khói thuốc lá làm ô nhiễm không khí, gây khó chịu cho người xung quanh, nhất là trẻ nhỏ. Bạn nên từ bỏ thói quen hút thuốc bằng cách giảm dần tần suất hút mỗi ngày.

Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức hữu ích, giúp bạn trả lời cho câu hỏi “Bị chảy máu cam cần làm gì?”. Ngoài các biện pháp phòng ngừa trên, tuân thủ chế độ ăn uống khoa học bổ sung vitamin K cũng rất cần thiết. Bạn hãy tự trang bị những kiến thức về sơ cứu khi chảy máu cam để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Nếu gặp vấn đề về sức khoẻ răng miệng, bạn đừng ngại gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc để lại câu hỏi vào bảng sau đây. Bác sĩ tại nha khoa Tâm Đức Smile sẵn sàng tư vấn miễn phí ngay khi nhận được yêu cầu.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp