Trang chủ / Kiến thức quanh ta / LÂY NHIỄM CHÉO LÀ GÌ? AI DỄ BỊ LÂY NHIỄM CHÉO VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

LÂY NHIỄM CHÉO LÀ GÌ? AI DỄ BỊ LÂY NHIỄM CHÉO VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Lây nhiễm chéo là hiện tượng lây nhiễm vi khuẩn, virus do tay tiếp xúc với nguồn lây nhiễm, dụng cụ ăn uống không sạch,... Trường hợp khác do đồ ăn không được nấu chín, ôi thiu, lên men,... Ai cũng có nguy cơ bị lây nhiễm chéo, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai, người già,... Để hiểu rõ lây nhiễm chéo là gì, con đường và đối tượng lây nhiễm chéo, mời bạn theo dõi bài viết sau đây.

1. Lây nhiễm chéo là gì? Con đường lây nhiễm chéo

Lây nhiễm chéo là nguyên nhân gây bùng phát các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Covid 19, lao phổi, nhiễm trùng máu, HIV,... Đây là những bệnh nhiễm khuẩn, làm suy giảm hệ miễn dịch với tỷ lệ tử vong cao.

1.1. Định nghĩa lây nhiễm chéo

Lây nhiễm chéo còn gọi là nhiễm khuẩn chéo, có tên tiếng anh là Bacterial cross-contamination. Đây là sự di chuyển vi khuẩn, virus, ký sinh trùng từ nguồn lây nhiễm truyền sang nguồn khác. Do cơ thể người mang bệnh sức đề kháng yếu và tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều mầm bệnh khác nhau.

Cứ 100 người vào viện thì có 6 người bị lây nhiễm chéo dựa trên thống kê của Bộ y tế. Năm 2020, đại dịch covid 19 bùng nổ trên toàn thế giới là minh chứng điển hình cho câu hỏi lây nhiễm chéo là gì.

Lây nhiễm chéo là gì

Lây nhiễm chéo là sự di chuyển vi khuẩn, virus, ký sinh trùng từ nguồn lây nhiễm truyền sang nguồn khác

1.2. Con đường lây nhiễm chéo

Số lượng bệnh nhân tại các bệnh viện, phòng khám đa khoa, nha khoa ngày càng đông. Đặc biệt là khu vực lưu trú, cách ly của bệnh nhân HIV, lao phổi,... Điều này tiềm ẩn nguy cơ bùng phát lây nhiễm chéo rất cao. Có rất nhiều con đường lây nhiễm chéo:

  • Qua tay người: Ước tính tay người bình thường có khoảng 160 loại vi khuẩn. Cứ trên 1cm2 chứa 40.000 vi khuẩn. Mỗi ngày, tay tiếp xúc với hàng triệu vi khuẩn, vô tình lây bệnh truyền nhiễm chéo.
  • Qua thực phẩm: Thực phẩm tái, sống, có mùi ôi thiu chứa lượng lớn vi khuẩn, sán như Salmonella, Campylobacter, Clostridium perfringens,... Ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn, bạn bị đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn.
  • Qua thiết bị và dụng cụ: Vi khuẩn có khả năng thích nghi cao, sống tốt trong mọi điều kiện nhiệt độ, tồn tại mà không cần thức ăn. Vi khuẩn bám chắc trên dao, thớt, bát, đũa, dụng cụ y tế, là con đường lây nhiễm chéo phổ biến.
  • Qua đường không khí: Vi khuẩn trong nước bọt bắn vào không khí khi bạn ho, hắt xì và nói chuyện. Những giọt bắn rơi vào thức ăn, nước uống dẫn tới nhiễm khuẩn chéo.
  • Qua bề mặt và đồ vật: Mặt sàn, mặt ghế, đồ dùng chung như thau, chậu, khăn tắm mang theo vi khuẩn lây nhiễm chéo.

Lây nhiễm chéo là gì

Vi khuẩn trong nước bọt bắn vào không khí khi nói chuyện có thể gây lây nhiễm chéo

1.3. Đối tượng dễ bị lây nhiễm chéo

Vậy đối tượng dễ bị lây nhiễm chéo là gì? Trả lời về vấn đề này, các chuyên gia y tế phân tích rằng ai cũng có nguy cơ bị lây nhiễm chéo. Tỷ lệ lây nhiễm chéo cao hơn gấp 2-3 lần người bình thường ở nhóm người sau đây:

  • Nhân viên y tế: Bác sĩ, y tá, điều dưỡng là người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân và dụng cụ y tế. Việc trang bị đồ bảo hộ, khử khuẩn tay không cẩn thận dễ bị lây nhiễm chéo.
  • Trẻ em dưới 5 tuổi: Trẻ con có thói quen chạm tay vào mắt, mũi, miệng, đưa vật lạ vào miệng, cầm nắm đồ chơi chứa vi khuẩn. Hệ miễn dịch trẻ chưa hoàn thiện nên khả năng nhiễm khuẩn chéo cao. Một số bệnh lây nhiễm chéo ở trẻ hay gặp phải là tay chân miệng, quai bị, sốt xuất huyết.
  • Phụ nữ mang thai: Trong thai kỳ, sự thay đổi hormone ảnh hưởng tới hệ miễn dịch mẹ bầu. Sức khỏe mẹ và bé bị đe dọa bởi bệnh truyền nhiễm như cúm, đau mắt đỏ, viêm gan B, rubella,...
  • Người trên 65 tuổi: Khó khăn trong vệ sinh cá nhân, khả năng làm việc của các bộ phận suy giảm nên người cao tuổi dễ bị lây nhiễm chéo.
  • Người có bệnh nền: Người bị tiểu đường, tim mạch, viêm gan, suy thận,... có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn chéo cao. Do hệ miễn dịch yếu, cơ thể thiếu chất, không sản xuất được đề kháng chống lại virus, vi khuẩn.

Lây nhiễm chéo là gì

Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị lây nhiễm chéo

1.4. Lây nhiễm chéo trong nha khoa

Nha khoa tập trung đông người, tăng khả năng nhiễm khuẩn chéo. Với môi trường không có thiết bị thông gió hoặc máy lọc không khí, vi khuẩn có điều kiện phát triển thuận lợi:

  • Máy siêu âm lấy vôi răng, tay khoan, máy mài, vật liệu trám, khuôn mẫu,... là những dụng cụ sử dụng chung dễ nhiễm khuẩn.
  • Vi khuẩn, virus tồn tại trên bề mặt ghế nha khoa, bám dính trên quần áo bác sĩ.
  • Khi chữa răng, cao răng hoặc men răng chứa vi khuẩn vô tình rơi ra ngoài trong quá trình mài hoặc lấy vôi răng.
  • Việc không sử dụng khẩu trang, găng tay và vệ sinh tay đúng cách làm tăng nguy cơ lây nhiễm khuẩn chéo.
  • Khi bệnh nhân tới khám, hắt xì không che miệng, nước bọt bắn ra, bay lẫn trong không khí.

Đối với sức khỏe răng miệng, khi tìm hiểu lây nhiễm chéo là gì mới thấy hậu quả nghiêm trọng của nó:

  • Nhiễm khuẩn miệng và nướu: Vi khuẩn từ các nguồn lây bệnh là nguyên nhân làm tổn thương nướu, nhiễm trùng dẫn tới viêm nướu, viêm nha chu.
  • Nhiễm trùng huyết: Khi nhổ răng hoặc thực hiện các thủ thuật nha khoa làm nướu xước chảy máu. Dụng cụ nha khoa không được khử trùng, tay bác sĩ không sạch làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng huyết.
  • Nhiễm trùng mô liên kết: Vi khuẩn lây truyền làm xuất hiện các ổ nhiễm trùng mới, áp xe răng, viêm chân răng có mủ. 
  • Lây lan bệnh lý khác: Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như HIV, sốt xuất huyết, tay chân miệng,... lây truyền đường máu, dùng chung dụng cụ nha khoa.

Lựa chọn nha khoa không uy tín có khả năng lây nhiễm chéo cao hơn: Không gian phòng khám chật hẹp, cơ sở vật chất không đảm bảo, dụng cụ y tế không khử khuẩn,... Để đề phòng lây nhiễm chéo cho chính mình và người thân, bạn cần khám và điều trị răng tại nha khoa uy tín. 

Lây nhiễm chéo là gì

Những dụng cụ sử dụng chung tại nha khoa rất dễ nhiễm khuẩn

2. Biện pháp phòng tránh lây nhiễm chéo

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của lây nhiễm chéo, người bệnh có triệu chứng như sốt, tiêu chảy, nôn mửa, biếng ăn, nhức đầu,... Đó là dấu hiệu của các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm như HIV, lao phổi, covid 19, bạch hầu,... Bạn hãy tham khảo một số biện pháp phòng ngừa lây nhiễm chéo được bác sĩ chia sẻ:

  • Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài: Bạn nên sử dụng loại khẩu trang y tế, 4 lớp, kháng khuẩn. Khẩu trang giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn, virus qua đường hô hấp.
  • Vệ sinh tay đúng cách: Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn chứa ít nhất 60% đến 80% cồn.
  • Khử trùng dụng cụ: Trong môi trường y tế, chế biến thực phẩm cần đảm bảo vệ sinh, khử trùng dụng cụ, máy móc đúng cách.
  • Sử dụng đồ bảo hộ cá nhân: Khi ra vào khu vực cách ly trong bệnh viện, nhân viên y tế, bác sĩ cần mặc đồ bảo hộ, sử dụng găng tay.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Sau 6 tháng, bạn hãy thực hiện các xét nghiệm và khám tổng quát để phát hiện sớm các vấn đề nhiễm khuẩn.
  • Bảo quản thực phẩm trong hộp kín: Thức ăn thừa, thực phẩm tươi sống nên để trong từng hộp nhựa riêng biệt, có nắp đậy kín. Tránh tiếp xúc với không khí và để ở nhiệt độ thích hợp giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn.

Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu khái quát lây nhiễm chéo là gì, những con đường và đối tượng dễ bị nhiễm khuẩn chéo. Từ đó, bạn áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả, bảo vệ sức khỏe bản thân và người xung quanh. Đảm bảo thực hiện vệ sinh và khử trùng đúng cách, sử dụng đồ bảo hộ cá nhân góp phần giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo.

Bạn đừng quên chăm sóc răng miệng để sức khoẻ luôn được đảm bảo, hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile ngay khi có nhu cầu bằng cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp