Trang chủ / Kiến thức quanh ta / MỠ MÁU LÀ GÌ? 4+ CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH MỠ MÁU HIỆU QUẢ

MỠ MÁU LÀ GÌ? 4+ CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH MỠ MÁU HIỆU QUẢ

Trong y học, mỡ máu là thuật ngữ dùng để chỉ lượng chất béo có trong máu. Mỡ máu bao gồm Cholesterol và Triglycerid (chất béo trung tính). Cơ thể cần đủ lượng mỡ máu để duy trì hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nếu lượng mỡ máu vượt ngưỡng cho phép sẽ gây ra bệnh mỡ máu. Bệnh mỡ máu là gì? Làm sao để phòng ngừa bệnh mỡ máu? Những nội dung sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

1. Bệnh mỡ máu là gì?

Như đã chia sẻ, mỡ máu là lượng chất béo có trong máu, gồm có Cholesterol và Triglycerid, giúp cơ thể duy trì hoạt động sống bình thường. Cholesterol và Triglycerid có vai trò cung cấp nguyên liệu cho thành tế bào, vận chuyển chất béo trong thức ăn đi khắp cơ thể. Vì vậy, chúng được lưu trữ trong cơ thể và gọi là nguồn năng lượng dồi dào.

Mỡ máu còn có tên gọi khác là Lipid máu, gồm có 4 loại theo sự phân chia trong y học. 

  • Cholesterol được tìm thấy nhiều trong mô của người và động vật. Bộ phận sản xuất Cholesterol là gan. Ngoài ra, con người cũng có thể hấp thụ Cholesterol qua các loại thịt, trứng, sữa,... Thuật ngữ Cholesterol dùng để nhắc về LDL Cholesterol và HDL Cholesterol.
  • LDL Cholesterol còn gọi là Cholesterol xấu, là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch.
  • HDL Cholesterol còn gọi là Cholesterol tốt, ngăn chặn sự tích tụ của LDL Cholesterol.
  • Triglycerid lưu thông trong máu cùng với Cholesterol, còn gọi là chất béo trung tính. Cơ thể con người có khả năng tự tạo ra Triglycerid hoặc hấp thụ thông qua thực phẩm.

mỡ máu là gì? cách phòng ngừa bệnh mỡ máu hiệu quả

Mỡ máu là lượng chất béo có trong máu, giúp cơ thể duy trì hoạt động sống bình thường

Theo chuyên gia, chỉ số mỡ máu bình thường ở cơ thể khỏe mạnh sẽ nằm trong ngưỡng sau:

  • Lượng Cholesterol ít hơn 200mg/dL.
  • Lượng HDL Cholesterol từ 40mg/dL trở lên.
  • Lượng LDL Cholesterol ít hơn 100mg/dL.
  • Lượng Triglycerid ít hơn 150mg/dL.

Nếu chỉ số mỡ máu của bạn cao hơn hoặc thấp hơn so với tiêu chuẩn, bạn sẽ mắc bệnh mỡ máu. Bệnh lý này là hệ quả của sự rối loạn quá trình chuyển hóa chất béo trong máu, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, bệnh tim, đột quỵ,...

1.1. Nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu

Hiệu quả chuyển hóa Lipid trong máu sẽ bị ảnh hưởng bởi thói quen sinh hoạt và ăn uống. Vì vậy, nếu bạn không duy trì cách sống lành mạnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu. Về các nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu, bác sĩ đề cập đến một số vấn đề nổi cộm sau đây:

  • Lười vận động

Khi không thường xuyên vận động cơ thể, bạn có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì. Quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị chậm lại làm giảm khả năng lưu thông máu. Ngoài ra, lượng calo tích tụ trong thời gian dài dẫn tới tình trạng dư thừa mỡ. Người lười vận động có tỷ lệ bị bệnh tim mạch, huyết áp, sỏi mật,... rất cao.

mỡ máu là gì? cách phòng ngừa bệnh mỡ máu hiệu quả

Khi không thường xuyên vận động cơ thể, bạn có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì

  • Hút thuốc lá

Trong thuốc lá có chứa Acrolein, hoạt chất này có khả năng làm tích tụ LDL Cholesterol bằng cách ức chế các Enzym. Thời gian hút thuốc càng lâu càng tích tụ nhiều Cholesterol xấu, giảm Cholesterol tốt, tăng Triglycerid và gây ra bệnh mỡ máu.

  • Uống rượu bia

Uống nhiều rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mỡ máu. Theo bác sĩ, chỉ có 10% lượng cồn trong bia rượu được cơ thể đào thải thông qua nước tiểu, 90% còn lại sẽ do gan xử lý. Nếu bạn uống quá nhiều rượu bia, hoạt động của gan sẽ bị quá tải. Kết quả là làm rối loạn quá trình chuyển hóa Lipid máu, dẫn đến bệnh máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ.

  • Ăn nhiều mỡ động vật

Nạp vào cơ thể quá nhiều mỡ động vật làm cho hàm lượng Cholesterol trong cơ thể bạn tăng cao. Lượng mỡ dư thừa chủ yếu tập trung ở bụng, không chỉ làm mất thẩm mỹ chung mà còn kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm: Suy giảm hệ miễn dịch, ảnh hưởng tiêu hóa, ảnh hưởng xương khớp,...

Di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu. Trường hợp này liên quan đến sự đột biến gen, làm quá trình chuyển hóa LDL Cholesterol tăng cao bất thường. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, người thường xuyên uống thuốc tránh thai, thuốc an thần, thuốc lợi niệu,... có nguy cơ bị bệnh mỡ máu rất cao.

1.2. Dấu hiệu nhận biết khi bị mỡ máu cao

Bệnh mỡ máu cao không có dấu hiệu đặc trưng, các biểu hiện của bệnh sẽ không cụ thể, rõ ràng. Đa số người bị mỡ máu cao phát hiện bệnh khi xét nghiệm máu hoặc khi bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim. 

mỡ máu là gì? cách phòng ngừa bệnh mỡ máu hiệu quả

Đa số người bị mỡ máu cao phát hiện bệnh khi xét nghiệm máu hoặc khi bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim

Thông qua các ca điều trị bệnh thực tế, bác sĩ đã tổng hợp một vài biểu hiện có thể xuất hiện ở người bị mỡ máu cao. Đó là:

  • Người bệnh bị nổi các cục vàng li ti trong góc mắt.
  • Bên dưới lớp da người bệnh bị phát ban màu vàng, có cảm giác ngứa ngáy.
  • Người bệnh hay có cảm giác muốn nôn, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi ngay cả khi vận động nhẹ.

Nhìn chung, các biểu hiện vừa nêu rất dễ bị nhầm lẫn với một vài bệnh lý khác, làm cho kết quả chẩn đoán bệnh bị sai lệch. Để xác định mình có bị mỡ máu cao hay không, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để làm xét nghiệm máu. Kết quả về chỉ số mỡ máu chính là cơ sở đáng tin cậy để bạn xác thực tình trạng sức khỏe của mình.

1.3. Biến chứng nguy hiểm khi bị bệnh mỡ máu

Bệnh mỡ máu không phải là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong. Tuy nhiên, căn bệnh này lại là điểm khởi phát của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Tim, não, gan,... là những cơ quan trong cơ thể chịu ảnh hưởng trực tiếp khi hàm lượng chất béo trong máu tăng cao.

  • Mỡ máu cao gây bệnh tim

Bệnh mỡ máu làm cho động mạch bị xơ vữa, lượng máu đi đến tim ngày càng giảm. Những trường hợp bị tăng hàm lượng Cholesterol và Triglycerid sẽ làm quá trình xơ vữa động mạch diễn ra nhanh hơn. Hậu quả nghiêm trọng nhất chính là gây nhồi máu cơ tim và tử vong.

  • Mỡ máu cao gây đột quỵ

Theo thống kê, có đến 93% trường hợp bị đột quỵ não có liên quan bệnh rối loạn mỡ máu. Hàm lượng Cholesterol tăng cao bất thường sẽ hình thành các mảng xơ vữa ở thành mạch. Các mảng xơ vữa này có thể di chuyển đến hoặc hình thành tại mạch máu não, gây ra tình trạng thiếu máu não. Lâu ngày, tỷ lệ bệnh nhân bị đột quỵ não là rất cao.

mỡ máu là gì? cách phòng ngừa bệnh mỡ máu hiệu quả

Theo thống kê, có đến 93% trường hợp bị đột quỵ não có liên quan bệnh rối loạn mỡ máu

  • Mỡ máu cao làm ảnh hưởng chức năng gan

Nguyên nhân chủ yếu làm máu nhiễm mỡ là do chế độ ăn uống thiếu khoa học. Và gan có chức năng chuyển hóa các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Nếu bạn thường xuyên ăn thực phẩm dầu mỡ, gan sẽ bị nhiễm mỡ. Lúc này, lượng chất béo tích lũy trong gan sẽ vượt ngưỡng 5%, làm chức năng gan suy giảm.

  • Mỡ máu cao gây ra bệnh tăng huyết áp

Mỡ trong máu tăng cao làm cho lòng mạch bị hẹp lại, tăng áp lực lên thành mạch máu. Theo đó, tim phải gia tăng hiệu suất hoạt động để cung cấp đủ máu cho hoạt động của cơ thể. Đây chính là nguyên nhân làm nhịp tim của bạn tăng nhanh, dẫn đến bệnh cao huyết áp.

  • Mỡ máu cao ảnh hưởng khả năng sinh lý

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Hàm lượng Cholesterol trong máu tăng cao sẽ gây ra tình trạng rối loạn cương dương ở nam giới và làm giảm ham muốn ở nữ giới. Như vậy, đây là bệnh lý có ảnh hưởng lớn tới chức năng sinh lý của con người. Độ tuổi mắc bệnh mỡ máu đang ngày càng trẻ hóa, đã có ghi nhận về trường hợp mắc bệnh ở tuổi 20.

2. Phòng tránh bệnh mỡ máu tại nhà

Thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh là nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu. Vì vậy, để phòng tránh căn bệnh này, bạn cần bắt đầu thay đổi chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi,...

2.1. Chế độ ăn uống phòng ngừa mỡ máu

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dinh dưỡng chính là cách kiểm soát lượng mỡ trong máu rất hiệu quả. Để phòng ngừa bệnh mỡ máu, bạn cần nạp vào cơ thể nhiều chất xơ cùng với chất béo không bão hòa.

  • Các loại hạt và ngũ cốc: Yến mạch, hạnh nhân, đậu phộng, gạo lứt,...
  • Các loại rau củ quả: Táo, chuối, cần tây, bông cải, rau diếp cá, khổ qua, giá,...
  • Các loại cá và thịt trắng: Cá hồi, thịt gà, thịt vịt,...
  • Các loại nấm và gia vị: Tỏi, nấm hương,...

mỡ máu là gì? cách phòng ngừa bệnh mỡ máu hiệu quả

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học là cách kiểm soát lượng mỡ trong máu hiệu quả

Đặc biệt, uống nhiều nước cũng là giải pháp giúp bạn phòng ngừa bệnh mỡ máu. Nước hỗ trợ giảm hàm lượng Cholesterol trong cơ thể, giữ tỷ lệ mỡ máu ở mức ổn định, rất tốt cho sức khỏe tim mạch, gan, não,... Mỗi ngày, bạn cần uống đủ 2l nước lọc. Bạn cũng có thể uống trà xanh, sữa đậu nành, nước ép cà chua,... Các thức uống này có tác dụng cải thiện tình trạng mỡ máu cao rất tốt.

2.2. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi và tập thể dục

Bên cạnh ăn uống, chế độ nghỉ ngơi, làm việc và tập thể dục cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phòng tránh bệnh mỡ máu. 

2.2.1. Chế độ làm việc

Stress, căng thẳng khi làm việc chính là một phần nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu. Ngoài ra, cách bạn phản ứng khi bị stress, căng thẳng quá mức cũng sẽ tác động đến Cholesterol. Nếu bạn đối mặt với stress bằng phản ứng tiêu cực, chẳng hạn như: Thù địch, tự trách, cô lập bản thân,... thì mức Cholesterol tốt sẽ bị giảm xuống.

Như vậy, để phòng tránh bệnh mỡ máu, bạn cần biết cách kiểm soát cảm giác căng thẳng trong công việc. Bạn hãy cân bằng giữa chế độ làm việc và giải trí, giữ cho tinh thần ổn định, tránh bị stress quá mức. Làm việc trong lĩnh vực mình yêu thích sẽ giúp bạn hứng khởi, dồi dào năng lượng, tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ, sức khỏe tốt.

2.2.2. Xây dựng thời gian nghỉ ngơi hợp lý

Ngoài chế độ làm việc thích hợp, bạn còn có thể phòng ngừa bệnh mỡ máu bằng cách dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Căng thẳng quá mức sẽ giải phóng Cortisol, đây là hormon làm tăng cảm giác thèm ăn, tăng mỡ máu và đường huyết. Khi bạn ngủ đủ 6-8 tiếng/ngày, lượng hormone Cortisol sẽ giảm xuống, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim, đột quỵ, béo phì,...

Vì vậy, dù cường độ làm việc và học tập có dày đặc như thế nào, bạn đều cần dành riêng thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Tinh thần tốt chính là tiền đề cho sức khỏe tốt.

mỡ máu là gì? cách phòng ngừa bệnh mỡ máu hiệu quả

Bạn có thể phòng ngừa bệnh mỡ máu bằng cách dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý

2.2.3. Tập thể dục đều đặn phòng ngừa bệnh mỡ máu

Bên cạnh sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất của bạn cũng cần được chăm lo. Bệnh mỡ máu cao thường xuất hiện ở những người lười vận động, nên để phòng tránh bệnh này, bạn cần tập thể dục đều đặn. 

Với 45 phút tập thể dục mỗi ngày, bạn có thể xua tan cảm giác lo lắng và căng thẳng, đồng thời có thể lực tốt hơn. Chạy bộ mỗi ngày giúp bạn đốt cháy Cholesterol xấu trong máu, chỉ cần bạn chạy từ từ vài km là đạt được hiệu quả tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các bài tập thiền định trong khoảng 15-20 phút để thư giãn tinh thần, dễ dàng có được giấc ngủ sâu.

2.3. Từ bỏ thói quen dùng các chất kích thích

Để phòng ngừa bệnh mỡ máu, bạn cần phải từ bỏ thói quen sử dụng các chất kích thích. Rượu, bia, thuốc lá,... là mối nguy hại cho sức khỏe. Dùng chất kích thích trong thời gian dài ngoài làm tăng lượng Lipid máu, còn đẩy cao nguy cơ ung thư phổi, xơ gan, gan nhiễm mỡ,...

Thay vì uống nhiều rượu bia, bạn có thể thay thế bằng nước trà xanh, nước lọc, nước ép trái cây,... Bạn chỉ nên uống rượu bia với lượng ít và khi thực sự cần thiết, tránh lạm dụng. Về thói quen hút thuốc lá, bạn nên bỏ hẳn. Vì 1 điếu thuốc có chứa 1,4mg Nicotine, sẽ lấy đi của bạn 5,5 phút cuộc đời.

mỡ máu là gì? cách phòng ngừa bệnh mỡ máu hiệu quả

Thay vì uống nhiều rượu bia, bạn có thể thay thế bằng các loại nước ép

2.4. Thăm khám định kỳ

Kết luận về bệnh mỡ máu chỉ thể hiện chắc chắn ở kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên, bệnh nhân thường chỉ đến bệnh viện khi có những biến chứng nguy hiểm như đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Thời điểm này là quá muộn để bạn thực hiện các bước phòng ngừa.

Vì vậy, bạn cần tuân thủ lịch khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát lượng mỡ trong máu, phòng tránh biến chứng nguy hiểm về sau. Mỗi năm, bạn nên đến bệnh viện 1-2 lần để tầm soát sức khỏe của chính mình. Nếu phát hiện lượng mỡ trong máu bắt đầu tăng cao hoặc vấn đề về sức khỏe nào khác, bác sĩ sẽ kịp thời nắm thông tin và điều trị. 

2.5. Theo dõi sức khoẻ tại nhà

Nếu bạn phát hiện dấu hiệu bệnh mỡ máu trên cơ thể của mình hoặc người thân, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Bạn không nên tự ý áp dụng các biện pháp chữa bệnh dân gian, vì hành động này có thể làm tăng mức độ nguy hiểm của bệnh. 

Bạn quan tâm và lưu ý theo dõi sức khỏe tại nhà sẽ hỗ trợ cho bác sĩ rất nhiều trong quá trình chữa trị bệnh về sau. Phát hiện sớm triệu chứng bất thường sẽ có thể can thiệp kịp thời, nâng cao hiệu quả điều trị và ngừa biến chứng ở mức tối đa.

Mỡ máu cần thiết cho hoạt động sống bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, bệnh mỡ máu sẽ gây ra nhiều hệ lụy nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Điều quan trọng nhất bạn cần làm chính là xây dựng chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh mỡ máu. Đây là chìa khóa vàng cho sức khỏe của chính bạn.

Khi có nhu cầu chăm sóc răng miệng, bạn hãy liên hệ với Tâm Đức Smile bằng cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp