Trang chủ / Kiến thức quanh ta / NGHIẾN RĂNG CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG? GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

NGHIẾN RĂNG CÓ ẢNH HƯỞNG GÌ KHÔNG? GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Nghiến răng khi ngủ thuộc dạng rối loạn vận động, có thể xảy ra ở tất cả mọi người. Nghiến răng lâu ngày không chỉ gây ra sự khó chịu cho bạn mà còn phiền toái tới giấc ngủ của người xung quanh. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về chủ đề nghiến răng có ảnh hưởng gì không và cách khắc phục thế nào.

1. Nghiến răng có ảnh hưởng gì không?

Biểu hiện của nghiến răng là hai hàm cắn chặt một cách vô thức, xảy ra trong khi ngủ. Nghiến răng tạo ra tiếng ồn và tăng nguy cơ mắc bệnh về răng miệng. Nguyên nhân chính xác của nghiến răng chưa được xác định rõ ràng. Một số chuyên gia sức khỏe nhận định nghiến răng có thể xuất phát từ căng thẳng lo âu, rối loạn giấc ngủ, răng mọc lệch,...

1.1. Nghiến răng làm răng yếu dần đi, dễ bị sâu

Một trong những tác động rõ rệt nhất của nghiến răng là làm giảm độ bền của răng. Khi hai hàm răng cọ sát vào nhau liên tục, lực tác động lên bề mặt làm  răng yếu dần theo thời gian. Lực nghiến răng quá lớn có thể tạo ra các vết nứt nhỏ trên bề mặt răng. Về lâu dài, vết nứt tiếp tục rộng ra, gây gãy mẻ răng và vỡ răng.

Răng có cấu trúc gồm men răng, ngà răng và tủy răng. Trong đó, men răng là lớp bảo vệ cứng nhất của răng, nằm ở phía ngoài cùng, có màu trắng. Nghiến răng làm cho lớp men răng mòn đi đáng kể. Khi bị mòn sẽ để lộ phần ngà răng bên trong dễ bị tổn thương. Răng trở nên nhạy cảm với nhiệt độ, thức ăn chua hoặc nóng, lạnh gây ê buốt, khó chịu. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào ngà răng, gây sâu răng.

Nghiến răng có ảnh hưởng gì không

Nghiến răng khiến cho răng yếu dần, men răng mòn dễ bị sâu răng

1.2. Nghiến răng làm tăng nguy cơ bị viêm khớp thái dương hàm

Nghiến răng có ảnh hưởng gì đến khớp thái dương hàm hay không? Các bác sĩ phân tích rằng nghiến răng có ảnh hưởng trực tiếp tới khớp thái dương hàm. Nguyên nhân xuất phát từ:

  • Khi nghiến răng, các cơ nhai hoạt động liên tục tạo ra một lực ép rất lớn lên khớp thái dương hàm. Áp lực kéo dài làm tổn thương sụn khớp.
  • Nghiến răng liên tục khiến cơ miệng luôn trong trạng thái căng cứng, làm giảm khả năng vận động của khớp thái dương hàm, dẫn đến viêm.

Một số biểu hiện phổ biến của viêm khớp thái dương hàm đó là:

  • Đau ở vùng thái dương, hàm, tai hoặc cổ ngay cả khi không nhai.
  • Khó mở miệng hoặc há miệng không hết cỡ.
  • Tiếng kêu lục cục bên tai khi ăn.
  • Đau đầu, đau mặt, mệt mỏi, căng thẳng do sưng viêm.

1.3. Nghiến răng lâu dài làm lệch khớp cắn, ăn uống khó khăn

Lệch khớp cắn cho thấy dấu hiệu của hai hàm răng trên và dưới không khớp vào nhau khi cắn. Nguyên nhân dẫn đến lệch khớp cắn thường là do nghiến răng.

Khớp cắn bị lệch gây ảnh hưởng đến khả năng nhai thức ăn. Quá trình nhai tạo ra ma sát giữa các răng và khớp, dẫn đến đau nhức ở hàm, thái dương. Nhai không kỹ gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa. Hệ tiêu hóa hoạt động quá tải, lực co bóp mạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường ruột, viêm dạ dày,...

Nghiến răng có ảnh hưởng gì không

Nghiến răng trong thời gian dài khiến quá trình ăn uống trở nên khó khăn

1.4. Nghiến răng lâu dài làm lệch hàm, mất thẩm mỹ

Nghiến răng để lại hậu quả nghiêm trọng, dẫn tới lệch hàm. Nguyên nhân là do lực nghiến tác động không đều lên các vùng xương hàm, dẫn đến sự phát triển không đồng đều. Dưới tác động lâu dài của lực nghiến, xương hàm có thể bị biến dạng, gây ra tình trạng lệch hàm. 

Tình trạng này dễ xảy ra ở lứa tuổi trẻ em, khi cấu trúc răng, hàm đang trong quá trình hoàn thiện. Cấu trúc hàm lệch khiến gương mặt mất thẩm mỹ, làm cho bạn phải cảm thấy tự ti, cười không tự nhiên.

1.5. Nghiến răng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bên cạnh

Ngủ là thời gian cơ thể bạn nghỉ ngơi, thư giãn, phục hồi năng lượng sau một ngày làm việc và sinh hoạt. Một giấc ngủ ngon và sâu giúp bạn cải thiện sự tập trung, tăng cường chức năng gan, da đẹp và không nổi mụn,...

Âm thanh do nghiến răng phát ra làm cho người xung quanh cảm thấy ồn và khó đi vào giấc ngủ. Từ đó dẫn đến tình trạng mất ngủ, mệt mỏi, căng thẳng vào ngày hôm sau. Nghiến răng kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa vợ chồng, chị em, bạn bè,...

Nghiến răng có ảnh hưởng gì không

Nghiến răng nhiều làm ảnh hưởng giấc ngủ của người bên cạnh

2. Giải pháp khắc phục tật nghiến răng khi ngủ và khi thức

Sau khi giải thích rõ “nghiến răng có ảnh hưởng gì không”, bài viết sẽ tiếp tục cung cấp thông tin hữu ích về biện pháp chữa trị nghiến răng. 7 cách được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn giảm thiểu mức độ và tần suất nghiến răng khi ngủ.

2.1. Dùng thuốc hoặc đeo máng chống nghiến răng theo hướng dẫn của bác sĩ

Một trong những cách phổ biến nhất để khắc phục tình trạng nghiến răng là sử dụng máng chống nghiến răng. Đây là dụng cụ nha khoa được thiết kế đặc biệt để ngăn chặn sự cọ xát giữa các răng hàm trên và hàm dưới khi bạn ngủ.

Máng chống nghiến được làm bằng chất liệu nhựa acrylic cao cấp, trong suốt, vừa khít ôm sát hàm răng của bạn. Thiết kế đặc biệt không bị rơi khi ngủ say và bạn hoàn toàn có thể tháo ra và lắp vào dễ dàng. Để máng chống nghiến luôn sạch sẽ, bạn hãy chủ động rửa sạch máng trước và sau khi đeo. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm căng thẳng và lo âu, góp phần làm giảm tình trạng nghiến răng.

Nghiến răng có ảnh hưởng gì không

Máng chống nghiến răng được làm từ chất liệu cao cấp, ôm sát thân răng

2.2. Giữ tâm trạng thoải mái, giảm bớt căng thẳng

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây ra tật nghiến răng. Cơ thể tự động tiết ra các hormone cortisol, adrenaline khi bạn gặp căng thẳng. Những hormone này khiến các cơ hàm co thắt mạnh, dẫn đến nghiến răng. Nếu bạn duy trì trạng thái thoải mái, cơ thể tiết ra các hormon endorphin. Hormone hỗ trợ giảm đau, giảm căng thẳng và giúp các cơ thư giãn, từ đó hạn chế nghiến răng. Sau một ngày làm việc căng thẳng, bạn nên dành thời gian để yoga, thiền, đi bộ hoặc đọc sách, vẽ tranh,... để giải tỏa stress.

2.3. Nghỉ ngơi nhiều hơn

Một chế độ nghỉ ngơi hợp lý giúp bạn bớt căng thẳng, có sức khỏe tốt và giấc ngủ sâu hơn và hạn chế nghiến răng.

  • Bạn hãy đảm bảo có đủ thời gian nghỉ ngơi để cơ thể được phục hồi. Một người trưởng thành có thời gian ngủ trung bình dao động từ 7 - 9 tiếng.
  • Khi ngủ bạn nên loại bỏ những tiếng ồn ảnh hưởng tới giấc ngủ như tiếng tin nhắn điện thoại hoặc kết hợp đọc sách 30 phút trước khi ngủ.
  • Bạn chọn gối và nệm có độ êm vừa phải để hỗ trợ tốt cho tư thế ngủ, giúp giảm căng thẳng cơ hàm.

2.4. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể

Khi cơ thể được cung cấp đủ năng lượng, các cơ sẽ không bị căng thẳng quá mức, giảm thiểu tình trạng co thắt cơ hàm. Chế độ ăn uống cân bằng cung cấp đủ vitamin và khoáng chất giúp ổn định hệ thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu. Các chất dinh dưỡng giúp cơ thể phục hồi các tổn thương ở mô nướu, răng, hỗ trợ quá trình lành vết thương do nghiến răng gây ra. 

Nghiến răng có ảnh hưởng gì không

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng giúp phục hồi nhanh tổn thương ở mô nướu và răng

2.5. Hạn chế dùng chất kích thích

Chất kích thích làm tăng hoạt động của hệ thần kinh trung ương, khiến bạn trở nên căng thẳng, lo lắng, khó ngủ. Điều này làm giảm chất lượng giấc ngủ, gây khó ngủ, ngủ không sâu, giật mình. Khi giấc ngủ bị gián đoạn, cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, từ đó làm tăng nguy cơ nghiến răng.

Nếu bạn đã quen với việc sử dụng chất kích thích, hãy cố gắng giảm dần lượng và tần suất sử dụng. Bạn hãy thay thế cafe bằng các thức uống lành mạnh như trà hoa cúc, trà táo đỏ, kỷ tử, trà tâm sen,... để hỗ trợ ngủ ngon hơn.

2.6. Thường xuyên massage khuôn mặt

Massage mặt đều đặn mỗi ngày kích thích các điểm huyệt trên mặt, kích thích sản xuất endorphin giúp cơ mặt thư giãn. Nhiều người nghiến răng thường bị đau đầu, đau cơ hàm. Massage giúp tăng cường lưu thông máu đến vùng mặt, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các mô, giúp các cơ phục hồi.

Bạn hãy cố gắng giữ cho răng không cắn chặt vào nhau để tập cho cơ hàm quen với trạng thái thư giãn. Bạn dùng các đầu ngón tay massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn trên các vùng má, trán, quai hàm. Bạn có thể sử dụng một vài giọt tinh dầu có tác dụng thư giãn như lavender, hoa hồng để tăng cường hiệu quả của massage.

Nghiến răng có ảnh hưởng gì không

Massage mặt thường xuyên giúp các mô và cơ nhanh chóng phục hồi

2.7. Kiểm tra sức khỏe răng miệng

Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm và điều trị các vấn đề về răng miệng. Đó có thể là lệch khớp cắn, hàm hô, hàm móm, răng mọc lệch, khấp khểnh,... Khi lực nhai sẽ phân bố không đều sẽ gây ra áp lực lên các cơ nhai và khớp thái dương hàm. Điều này kích thích phản xạ làm bạn nghiến răng. Bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp như niềng răng để điều chỉnh cấu trúc răng, hàm giảm nghiến răng cho bạn.

Trên đây là tổng hợp những thông tin giải đáp câu hỏi “nghiến răng có ảnh hưởng gì không?”. Nghiến răng gây ra nhiều tác động tiêu cực cho răng miệng và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Nếu bạn là người có thói quen nghiến răng, hãy liên hệ bác sĩ để kiểm tra và chữa kịp thời, tránh biến chứng về sau.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về sức khoẻ răng miệng, hãy gọi cho nha khoa Tâm Đức Smile qua Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc điền thông tin vào bảng sau đây để nhận tư vấn miễn phí.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp