Trang chủ / Kiến thức quanh ta / NGUYÊN NHÂN RĂNG SỮA CHƯA RỤNG RĂNG VĨNH VIỄN ĐÃ MỌC VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

NGUYÊN NHÂN RĂNG SỮA CHƯA RỤNG RĂNG VĨNH VIỄN ĐÃ MỌC VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Thông thường, răng sữa ở trẻ nhỏ sẽ rụng trước khi răng vĩnh viễn mọc lên. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể bắt gặp trường hợp răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc. Vậy, bạn có biết tình trạng này do đâu mà có hay không? Nên khắc phục và phòng tránh tình trạng này thế nào cho hiệu quả? Chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những câu hỏi đó.

1. Nguyên nhân răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc

Khi phát hiện răng sữa đang mọc song song với răng vĩnh viễn, bạn cảm thấy thật sự lo lắng. Bạn đang tự hỏi răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc do đâu hình thành phải không? Theo các chuyên gia, tình trạng trên xuất phát từ 1 trong 3 hoặc cả 3 nguyên nhân sau.

1.1. Răng vĩnh viễn mọc lệch

Trước tiên, nguyên nhân răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc có thể do răng vĩnh viễn mọc lệch. 

Về cơ bản, bạn có thể tưởng tượng quá trình này diễn ra cụ thể như sau.

Khi răng vĩnh viễn bắt đầu mọc, những chiếc răng này đẩy răng sữa lên trên khiến chúng lung lay. Từ đây, răng sữa càng ngày càng lỏng lẻo rồi rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.

Như vậy, nếu răng vĩnh viễn không mọc thẳng mà mọc chếch ra hướng khác thì chuyện gì sẽ xảy ra? Rõ ràng, lúc đó, răng sữa sẽ không bị lung lay và không rụng dẫn đến tình trạng kể trên.

1.2. Răng sữa mọc chen chúc

Răng chen chúc là tình trạng răng chen lấn nhau, không cùng nằm trên một đường thẳng. Thông thường, răng mọc chen chúc bị lệch khỏi vị trí vốn có của nó. Vì vậy, răng sữa không nằm trên răng vĩnh viễn. Đến độ tuổi thay răng, răng vĩnh viễn mọc lên không tiếp xúc với răng sữa nên răng sữa không bị rụng. 

1.3. Răng vĩnh viễn chưa phát triển đầy đủ

Khi trẻ bước sang tuổi thứ 6, quá trình thay răng sẽ chính thức bắt đầu. Lúc này, ngay cả khi răng sữa chậm phát triển thì răng vĩnh viễn vẫn sẽ mọc lên. Tuy nhiên, việc cả răng sữa và răng vĩnh viễn cùng mọc và phát triển song song rất có hại. Cụ thể, do phải chia sẻ dinh dưỡng nên cả loại răng đều không thể phát triển đầy đủ.

Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do thiếu hụt canxi trong thời gian dài. 

Canxi là thành phần cấu tạo nên xương và răng. Nhu cầu canxi ở trẻ từ 6-11 tháng là 400mg/ngày, trẻ 1-2 tuổi là 500mg/ngày, 3-5 tuổi là 600mg/ngày và 6-7 tuổi là 650mg/ngày. Thiếu canxi gây còi xương, chậm lớn, răng dễ sâu, mọc không đều và phát triển chậm.

Răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc

Răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc

2. Cách giúp răng vĩnh viễn mọc đều và đẹp hơn

Răng sữa và răng vĩnh viễn mọc song song khiến hàm răng khấp khểnh, mất thẩm mỹ. Không những thế, tình trạng này còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nhai và tiêu hóa thức ăn. 

Về lâu dài, răng mọc lệch còn dẫn đến hô, móm, ảnh hưởng đến phát âm và nhịp thở. Đồng thời, hàm răng xấu còn có nhiều ngóc ngách khó vệ sinh dẫn đến sâu răng, hôi miệng, viêm nướu, nha chu,... 

Vì răng sữa chưa rụng răng mới đã mọc gây ảnh hưởng tiêu cực nên bạn cần khắc phục sớm. Cụ thể, để răng vĩnh viễn mọc đều và đẹp hơn, bạn có thể áp dụng những cách sau.

2.1. Đưa trẻ đi nhổ răng sữa ở nha khoa uy tín

Trước hết, việc nên thực hiện đầu tiên là đưa trẻ đến nha khoa uy tín để nhổ răng sữa. Mục đích của việc này là lấy lại khoảng trống đảm bảo cho răng vĩnh viễn mọc hoàn chỉnh. 

Nhìn chung, bạn đừng quá lo lắng về việc nhổ răng sữa bởi bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê. Thêm vào đó, thao tác của những bác sĩ giỏi và có tâm sẽ giúp các bé cảm thấy thoải mái. Sau khi nhổ răng, vết thương thường rất nhỏ nên trẻ không bị sưng đau, khó chịu.

2.2. Niềng răng nếu răng vĩnh viễn của trẻ mọc lệch

Sau khi nhổ răng sữa, nếu phát hiện răng vĩnh viễn mọc lệch thì chỉnh nha là rất cần thiết. Tất nhiên, mục đích của việc này là kéo răng mọc nghiêng ngả về đúng vị trí trên cung hàm. Khi niềng răng cho các bé, bác sĩ sẽ thực hiện theo 2 giai đoạn:

  • Đối với các bé ở độ tuổi răng sữa (từ 6 - 11 tuổi): Việc chỉnh nha được thực hiện bằng cách đeo hàm Trainer. Hiểu đơn giản thì hàm Trainer là khí cụ giúp định hình hướng mọc để răng đều đẹp, thẳng hàng. Hàm Trainer được làm bằng nhựa sinh học nên được đánh giá là an toàn. Loại khí cụ này dễ dàng tháo lắp nên bé sẽ không cảm thấy quá khó chịu khi sử dụng. 
  • Đối với các bé ở độ tuổi có thể niềng răng (từ 12 - 17 tuổi): 12 - 17 tuổi là thời điểm vàng để niềng răng do xương hàm đang phát triển và dễ uốn nắn. Lúc này, tùy theo điều kiện thực tế, bé sẽ được niềng răng bằng mắc cài hoặc khay trong suốt.

Chỉ cần niềng răng hợp lý, khám răng đều đặn là hàm răng của bé sẽ sớm đều đẹp. Niềng răng sớm cũng giúp tối ưu hiệu quả cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí chỉnh nha.

Răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc

Nếu răng vĩnh viễn của trẻ mọc lệch nên đi niềng từ sớm

2.3. Phòng tránh răng vĩnh viễn mọc lệch

Tất nhiên, chẳng bố mẹ nào muốn con gặp phải tình trạng răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc. Nếu bé yêu của bạn chưa đến tuổi thay răng thì hãy chăm sóc sức khỏe cho con theo cách sau. 

2.3.1. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Đầu tiên, cách phòng tránh răng vĩnh viễn mọc lệch cơ bản nhất là chú ý đến chế độ ăn. Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng chính là tiền đề để quá răng phát triển hoàn thiện. Bởi vậy, bữa ăn của bé cần có đủ: Đạm, vitamin, tinh bột và chất béo.

Trong đó, thực phẩm giàu đạm đảm bảo cho sự tăng trưởng của cơ thể và củng cố đề kháng. Nguồn đạm cung cấp cho bé càng phong phú thì càng tốt. Vì thế, bạn nên kết hợp đạm động vật (trong thịt, cá, trứng, sữa) với đạm thực vật (trong các loại đậu).

Vitamin và khoáng chất đảm bảo cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Đặc biệt, để hệ xương và răng khỏe mạnh, khẩu phần ăn của bé cần cung cấp đủ canxi theo khuyến nghị.

Theo các nhà dinh dưỡng học, nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào nhất hiện nay là rau, củ quả. Chính vì thế, việc cần làm là thêm vào thực đơn các loại rau củ theo mùa tươi ngon.

Cùng với đó, bữa ăn hàng ngày của bé không thể thiếu đi thực phẩm thuộc nhóm tinh bột. Các bố, các mẹ cần biết rằng tinh bột chính là nguồn cung cấp năng lượng để bé hoạt động. Ngoài cơm, gạo, bánh mì, ngũ cốc cũng là nguồn tinh bột lành mạnh và hấp dẫn cho bé.

Cuối cùng, để cơ thể dễ dàng hấp thụ các loại vitamin, bữa ăn của bé cần có chất béo. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên dầu thực vật, mỡ cá, mỡ gia cầm và hạn chế dầu động vật.

2.3.2. Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách

Các bệnh về răng như: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,... là nguyên nhân gián tiếp khiến răng mọc lệch. Cụ thể, nếu những bệnh này gây rụng răng sinh ra khe hở lớn thì răng rất dễ xô lệch. Bởi vậy, vệ sinh răng miệng cần được thực hiện sớm để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn gây hại.

Chính bé cần hiểu được vì sao cần chăm sóc răng miệng và chủ động thực hiện. Chính vì lý do trên, hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách cực kỳ quan trọng. 

Cụ thể, bạn cần tạo cho bé thói quen vệ sinh răng sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Công việc này cần bắt đầu khi bé chưa mọc răng - lúc này, bạn sẽ là người thực hiện. Khi bé lớn hơn, bạn từ từ dạy bé cách súc miệng, chải răng, dùng chỉ nha khoa. Kiên trì và nhẫn nại, bạn sẽ giúp bé có được 1 thói quen lành mạnh duy trì suốt đời.

Răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc

Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng

2.3.3. Hạn chế cho trẻ dùng bánh ngọt, đồ ăn dẻo dính làm hại răng

Cùng với việc vệ sinh răng miệng đúng cách, bạn cũng cần hạn chế các tác nhân gây bệnh răng miệng cho bé. Trong đó, bánh ngọt, đồ ăn dẻo dính rất có hại cho men răng. 

Nguyên nhân là bởi những món ăn trên chứa nhiều đường, tinh bột. Tất cả những chất trên đều là thức ăn béo bở của hàng triệu vi khuẩn sâu răng trong miệng. 

Nếu bé ăn càng nhiều đồ ngọt thì vi khuẩn càng phân hủy càng nhiều đường sinh ra nhiều axit. Lượng axit này nhanh chóng ăn mòn men răng khiến răng yếu đi và dẫn đến sâu răng.

Rõ ràng, chẳng ai trong chúng ta muốn hàm răng của bé bị sâu, hỏng sớm dẫn đến mất răng, răng vĩnh viễn mọc lệch. Chính vì vậy, bạn cần hạn chế cho bé ăn kẹo, bánh ngọt và những món ăn dẻo dính.

2.3.4. Theo dõi sát tiến độ thay răng ở trẻ

Cuối cùng, nếu muốn răng vĩnh viễn mọc đều đẹp thì bạn cần theo sát tiến độ thay răng của bé. Cụ thể, những điều cơ bản cần ghi nhớ là:

Thời điểm trẻ bắt đầu mọc răng sữa là 6 tháng tuổi. Nếu bé mọc răng sau thời gian này nghĩa là răng sữa đang bị mọc chậm. 

Khi được 6 tuổi, bé sẽ bắt đầu thay răng vĩnh viễn. Lúc này, 4 răng hàm bắt đầu mọc phía dưới răng sữa tương ứng. Trong những năm tiếp theo, bé sẽ tiếp tục thay các răng theo trình tự nhất định. Mốc thời gian mọc răng của trẻ theo độ tuổi cơ bản như sau:

  • Từ 6 - 7 tuổi: Răng hàm đầu tiên bắt đầu mọc
  • Từ 6 - 8 tuổi: Răng cửa trung tâm bắt đầu mọc
  • Từ 7 - 8 tuổi: Răng cửa bên bắt đầu mọc
  • Từ 9 - 13 tuổi: Răng nanh bắt đầu mọc
  • Từ 11 - 13 tuổi: Răng hàm thứ hai bắt đầu mọc
  • Từ 17 - 21 tuổi: Răng hàm thứ ba (răng khôn) bắt đầu mọc

Tất nhiên, tuổi thay răng sữa có thể sớm hoặc muộn hơn 6 tuổi đôi chút. Ngoài ra, bé gái thường sẽ thay răng sớm hơn bé trai. Nếu thực tế sai lệch quá lớn với mốc thời gian trên thì bạn cần đưa bé đi thăm khám sớm.

Có thể nói: Răng sữa chưa rụng răng vĩnh viễn đã mọc không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu nhận thấy bé yêu đang gặp phải bất thường này thì bạn cần chú ý quan tâm. Tốt nhất, bạn nên đưa bé đến bác sĩ để được khám và điều trị càng sớm càng tốt. 

Tất nhiên, để răng khỏe mạnh, bạn đừng quên hướng dẫn con biết cách chăm sóc răng miệng hợp lý. Để các bác sĩ tại nha khoa Tâm Đức Smile tư vấn và thăm khám miễn phí, bạn hãy gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc để lại câu hỏi vào bảng dưới đây.

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp