Kiến thức quanh ta
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
TẾT TRUNG THU BẮT NGUỒN TỪ ĐÂU?
Mục lục nội dung
1. Tết trung thu bắt nguồn từ đâu?
Tết Trung thu được biết đến là tết Đoàn viên hay tết Thiếu nhi, tết Trông trăng. Trung thu gắn liền với biểu tượng mặt trăng, đèn lồng, bánh nướng, trà xanh,... Trung thu là một trong những lễ hội được mong chờ nhất trong năm, dành cho tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em.
1.1. Nguồn gốc của ngày Tết Trung thu
Tết Trung thu bắt nguồn từ đâu? Lịch sử truyền lại rằng, Tết Trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc, cách đây hơn 3000 năm. Ngày rằm tháng 8, vua Duệ Tôn, triều đại nhà Đường dạo chơi ngoại thành. Tiết trời trong xanh, ánh trăng sáng rọi khắp nẻo đường. Một vị tiên giáng trần hóa phép, tạo ra cây cầu vắt ngang qua trời lên tận cung trăng. Vua dạo chơi trên đó và thấy luyến tiếc cảnh vật khi trở về trần gian nên đã lấy ngày 15/8 là tết Trung thu hay tết Trông trăng.
Tại Việt Nam, Trung thu thật đẹp qua lời bà, mẹ kể về sự tích Chú Cuội, Hằng Nga và Hậu Nghệ. Một số dấu tích về Trung thu vẫn còn lưu giữ đến ngày nay:
- Trống đồng Ngọc Lũ - bảo vật quốc gia có từ thời Văn Lang. Trên mặt trống là khung cảnh cảnh sinh hoạt, lễ hội, cầu mùa màng, giã gạo ngày Trung thu.
- Văn bia chữ Hán đặt tại tháp Sùng Thiện Diên Linh chùa Đọi, Hà Nam lập năm 1021. Vua Lý Nhân Tông đã tổ chức đua thuyền, rước lồng đèn, múa rối nước linh đình tại Kinh thành Thăng Long vào ngày Trung thu.
- Sách “Tang thương ngẫu lục” đã ghi chép lại sự hoành tráng, quy mô của Trung thu diễn ra tại phủ Chúa trong thời kỳ Lê - Trịnh.
Trung thu là một trong những lễ hội được mong chờ nhất trong năm
1.2. Điểm nổi bật trong Tết Trung thu cổ truyền của Việt Nam
Dựa trên sự lý giải Trung thu bắt nguồn từ đâu mới thấy rằng đây là một lễ hội đặc biệt quan trọng của người Việt Nam. Trung thu mang những nét đẹp văn hóa lâu đời, là ngày mà nhà nhà, người người đều háo hức chờ đợi. Những biểu tượng và hoạt động thú vị luôn gắn liền với Trung thu gồm có:
- Bánh trung thu: Bánh nướng và bánh dẻo là 2 loại bánh không thể thiếu trong tết Trung thu. Bánh nướng có vỏ làm từ các nguyên liệu chính: bột mì, trứng gà, nước đường,... Vỏ bánh dẻo làm từ bột nếp, có màu trắng, ăn mềm mịn. Phần nhân bánh là sự kết hợp nhiều hương vị: Thập cẩm, đậu xanh, khoai môn, trứng muối, sầu riêng, cốm dừa,...
- Đèn lồng: Một món đồ chơi yêu thích của trẻ nhỏ xuất hiện khắp mọi nơi vào ngày Trung thu. Đèn lồng được làm từ giấy, tre hoặc nhựa với đủ các hình con cá chép, ngôi sao, con thỏ, hình vuông, hình tam giác,...
- Mâm cỗ trung thu: Thường được bày biện với đủ loại trái cây và bánh ngọt. Nổi bật giữa mâm cúng nhiều gia đình là con chó làm từ tép bưởi, hai mắt đen láy. Con chó bưởi tượng trưng cho sự trong sáng, hồn nhiên của trẻ em,
- Múa lân: Đây là hoạt động biểu diễn truyền thống, diễn ra tại các đình làng, phố phường ngày Trung thu. Múa lân mang lại không khí vui tươi và cần sự kết hợp của 2-5 người. Người cầm đầu lân, người cầm đuôi, người vào vai ông Địa, não bạt, thanh la.
- Trò chơi dân gian: Kéo co, bịt mắt bắt dê, nhảy sạp, bắt vịt,... được tổ chức vào trước hoặc trong ngày Trung thu. Các trò chơi giúp gắn kết cộng đồng, gia đình và thể hiện sự khéo léo, sức mạnh của người tham gia.
Mâm cỗ trung thu được bày biện với đủ loại trái cây và bánh ngọt
2. Những hoạt động trong ngày Tết Trung thu
Trung thu tại Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc. Trung thu là dịp để gia đình sum vầy, tụ họp bên mâm cúng, trẻ con nô đùa, rước đèn, phá cỗ, trông trăng. Người dân tổ chức Trung thu còn để cảm tạ trời đất đã ban cho mùa màng bội thu và bày tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên.
2.1. Ý nghĩa của lễ rước đèn
Rước đèn là một hoạt động nổi bật, đặc sắc nhất trong đêm rằm Trung thu. Trẻ em cầm trên tay những chiếc đèn lồng màu sắc sặc sỡ, chạy khắp xóm làng, khu phố, mang ý nghĩa quan trọng:
- Lễ rước đèn diễn ra vào buổi tối, trăng đã lên cao và chiếu sáng khắp mọi nơi. Ánh sáng từ những chiếc đèn lồng giúp xua tan đêm tối và điều xấu đang rình rập xung quanh.
- Cầu mong cho tương lai tươi sáng như những ánh đèn trong đêm Trung thu, đem đến niềm tin, hy vọng cho vô vàn ước mơ xa.
- Mọi người tập trung thành từng nhóm lớn, cùng nhau đi rước đèn. Điều này tạo ra sự kết nối giữa những đứa trẻ, giữa các gia đình, hòa chung không khí vui vẻ, nhộn nhịp.
- Ông bà, cha mẹ cùng nhau tự tay chuẩn bị, làm lồng đèn cho trẻ, thể hiện sự yêu thương, đoàn kết trong gia đình.
Rước đèn là một hoạt động nổi bật trong đêm rằm Trung thu
2.2. Ý nghĩa của lễ cúng bái trong ngày Trung thu
Các gia đình tất bật chuẩn bị mâm cỗ Trung thu với tất cả lòng thành kính. Mâm cỗ được đặt ngay ngắn, cẩn thận trên bàn thờ gia tiên. Đây vừa là một nghi lễ vừa mang tính tâm linh, vừa thể hiện giá trị tinh thần, văn hóa sâu sắc uống nước nhớ nguồn.
- Bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ đến tổ tiên, những người đã khuất luôn dõi theo và phù hộ cho con cháu.
- Cầu mong tiếp tục nhận được sự bảo hộ, bình an, may mắn và thịnh vượng cho mọi thành viên trong gia đình.
- Trung thu là cơ hội để các thành viên quây quần, cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ và thực hiện nghi lễ cúng bái gia tiên.
- Cảm tạ trời đất, các vị thần linh đã ban cho người dân cuộc sống no đủ và cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
- Giáo dục thế hệ trẻ luôn nhớ về cội nguồn, phong tục, tập quán và dù có đi đâu xa thì vẫn luôn nhớ về ngày tết Trung thu.
2.3. Ý nghĩa của bánh Trung thu
Bánh trung thu bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa thế nào đối với đời sống người Việt Nam? Bánh có nguồn gốc Trung Quốc, du nhập vào Việt Nam và trở thành món ăn truyền thống vào mỗi dịp Trung thu. Dù được chế biến thành đa dạng kiểu dáng, hương vị nhưng bánh Trung thu vẫn mang đậm ý nghĩa:
- Bánh trung thu tượng trưng cho mặt trăng đêm rằm với hình dáng tròn đầy, là biểu tượng cho sự viên mãn.
- Vị ngọt của bánh trung thu thể hiện cho sự hạnh phúc, ngọt ngào của tình yêu thương gia đình, bạn bè.
- Con cháu thường tặng ông bà, cha mẹ những chiếc bánh trung thu đẹp nhất, ngon nhất, thể hiện sự hiếu thảo, quan tâm.
- Người Việt tin rằng ăn bánh trung thu dưới ánh trăng rằm tháng Tám sẽ mang lại những điều tốt đẹp cho gia đình.
- Mỗi loại bánh mang hương vị riêng, tượng trưng cho sự đa dạng, phong phú trong nền văn hóa ẩm thực của Việt Nam.
Bánh trung thu là món ăn truyền thống vào mỗi dịp Trung thu
Hy vọng bài viết này giúp bạn đọc hiểu được trung thu bắt nguồn từ đâu và ý nghĩa của các hoạt động trong ngày Trung thu. Trung thu nhắc nhở mỗi người về tầm quan trọng của gia đình, sự đoàn tụ và giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Hãy luôn trân quý và dành thời gian cho gia đình, bạn bè trong ngày lễ hội Trung thu để tăng sự gắn kết.
Bạn cần thăm khám răng miệng, hãy liên hệ ngay cho bác sĩ tại nha khoa Tâm Đức Smile để được tư vấn miễn phí bằng cách:
- Gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Điền thông tin vào bảng sau đây.