THIẾU MÁU ĂN GÌ ĐỂ MAU CHÓNG LẠI SỨC? GỢI Ý 7 THỰC PHẨM DÀNH CHO NGƯỜI BỊ THIẾU MÁU

 

1. Thiếu máu ăn gì tốt?

Chế độ ăn tốt nhất cho người thiếu máu là bổ sung thực phẩm giàu sắt. Theo Viện Y tế Quốc gia, người từ 19-50 tuổi phải hấp thu đủ 18 miligam sắt mỗi ngày. Ngoài ra, sắt được bổ sung từ 2 nguồn chủ yếu:

  • Sắt heme: Có nhiều trong thịt, gia cầm và cá. Sắt heme được hấp thụ tốt và chiếm 95% lượng sắt trong cơ thể.
  • Sắt không heme: Chủ yếu có trong rau củ, thực vật. Mặc dù tỷ lệ và khả năng hấp thụ ít hơn, nhưng sắt không heme lại có vai trò cực kỳ quan trọng. Vì người ăn chay thuần hoặc không thể sử dụng chất béo bão hòa trong thịt đỏ phải bổ sung sắt qua thực vật.

1.1. Thiếu máu ăn thịt đỏ

Thịt đỏ là nguồn cung cấp sắt heme dồi dào nhất, dễ hấp thu vào cơ thể. Một số loại thịt đỏ được chuyên gia khuyến nghị là: Thịt bò, thịt lợn, cừu non, gan gà hoặc gan bò,... Tuy nhiên, bác sĩ cũng khuyên bạn không nên ăn quá nhiều thịt đỏ trong tuần (dưới 100gr). Bởi vì thịt đỏ làm tăng lượng cholesterol, không tốt cho người bị bệnh tim mạch, huyết áp,...

thiếu máu ăn gì tốt

Thịt đỏ là nguồn cung cấp sắt heme dồi dào nhất

1.2. Thiếu máu ăn cải bó xôi

Người ăn chay thiếu máu ăn gì? Cải bó xôi là một trong các loại rau có màu xanh đậm tốt nhất cho người bị thiếu máu và ăn chay trường. Cải bó xôi không chỉ cung cấp sắt mà còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, ví dụ như vitamin C và vitamin K. Tuy nhiên, trong cải bó xôi cũng chứa nhiều oxalate giảm hấp thu sắt, nên bạn hãy cân nhắc sử dụng hợp lý.

thiếu máu ăn gì tốt

Cải bó xôi là một trong các loại rau có màu xanh đậm tốt nhất cho người bị thiếu máu

1.3. Thiếu máu nên ăn hải sản

Theo hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ, mọi lứa tuổi đều nên tiêu thụ hải sản ít nhất hai lần một tuần. Hải sản giàu axit béo omega-3, chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin D và kẽm. Không chỉ bổ sung sắt, lượng vitamin D trong hải sản còn giúp cơ thể tổng hợp và hấp thu sắt tốt hơn. Một số loại hải sản tốt người thiếu máu nên ăn là: Sò điệp, tôm, trai, cua, cá mòi, cá tuyết chấm đen,...

thiếu máu ăn gì tốt

Thiếu máu nên ăn hải sản

1.4. Các loại trái cây cho người bị thiếu máu

Bên cạnh việc bổ sung sắt, tăng cường vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn và cũng là loại vitamin quan trọng. Chuyên gia cũng chỉ ra rằng, vitamin C trong nước ép trái cây họ cam quýt giúp cơ thể hấp thụ sắt từ chế độ ăn uống tốt hơn. Các loại quả chứa nhiều vitamin C bạn nên thêm vào thực đơn là: Bưởi, kiwi, cam, quýt, dưa, dâu tây,...

thiếu máu ăn gì tốt

Tăng cường vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn

1.5. Các loại đậu tốt cho người bị thiếu máu

Các loại đậu là nguồn cung cấp sắt, protein và chất xơ tốt, đặc biệt cho người không thể ăn thịt. Các loại đậu được chuyên gia khuyên nên ăn là: Đậu nành, đậu pinto, đậu gà, đậu mắt đen,... 

thiếu máu ăn gì tốt

Các loại đậu là nguồn cung cấp sắt, protein và chất xơ tốt

1.6. Người bị thiếu máu nên ăn lòng đỏ trứng

Sắt heme trong lòng đỏ trứng dễ hấp thu hơn so với sắt không heme có trong thực vật. Vậy nên, lòng đỏ trứng được coi là thực phẩm cung cấp sắt heme dồi dào, rất tốt cho người bị thiếu máu. Ngoài sắt, lòng đỏ trứng còn chứa nhiều vitamin A, D, E và các khoáng chất như kẽm, selen,... 

thiếu máu ăn gì tốt

Lòng đỏ trứng được coi là thực phẩm cung cấp sắt heme dồi dào

1.7. Thiếu máu nên bổ sung thêm viên uống do bác sĩ chỉ định

Nếu cơ thể bạn khó hấp thu chất dinh dưỡng, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn dùng các loại viên uống bổ máu. Các loại thuốc bổ máu phần lớn là viên nang bổ sung sắt, chứa Erythropoietin (giúp tủy xương sản xuất nhiều tế bào gốc máu). Ngoài sắt, bác sĩ sẽ kê thêm cho bạn vitamin B12, acid folic để hỗ trợ quá trình tạo máu. 

Bạn không nên tự ý mua thuốc hoặc sử dụng sản phẩm bổ sung tại nhà. Nếu có dấu hiệu thiếu máu, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám. 

2. Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị thiếu máu

Sau khi tìm hiểu thiếu máu ăn gì, điều tiếp theo bạn nên quan tâm chính là làm thế nào để phát hiện tình trạng thiếu máu từ sớm. Các chuyên gia ước tính rằng, riêng Hoa Kỳ có 3 triệu người bị thiếu máu, trên thế giới cũng có đến 1/3 người từng bị thiếu máu. Bạn sẽ phát hiện triệu chứng thiếu máu nếu cơn mỏi mệt kéo dài, khó tập trung, làm cơ thể uể oải. Ngoài ra, các dấu hiệu ban đầu khi bạn bị thiếu máu là:

  • Chóng mặt, choáng váng hoặc có cảm giác như sắp ngất đi.
  • Nhịp tim tăng giảm bất thường nhưng nhanh chóng.
  • Đau đầu.
  • Đau ở nhiều bộ phận khác như xương, ngực, bụng và khớp.
  • Hụt hơi.
  • Màu da nhợt nhạt hoặc vàng.
  • Tay chân lạnh ngắt kể cả khi trời nóng ấm.

Các triệu chứng thiếu máu nghiêm trọng và đã kéo dài trong thời gian lâu hơn là:

  • Móng tay giòn.
  • Loét miệng.
  • Mất hứng thú và ham muốn trong chuyện chăn gối.
  • Chảy máu kinh nguyệt tăng hoặc giảm bất thường ở phụ nữ.
  • Lưỡi bị viêm hoặc sưng đau.
  • Cảm giác khó thở, mệt mỏi, tức ngực dù đang nghỉ ngơi.
  • Cảm thấy choáng váng khi đứng dậy sau khi ngồi.
  • Hội chứng Pica (Thèm ăn các loại thực phẩm ít dinh dưỡng như đá, tinh bột,...).
  • Xuất hiện điểm màu xanh ở lòng trắng mắt.

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng trên và đã kéo dài, bạn hãy đến gặp bác sĩ. Ngoài ra, nếu xét nghiệm máu, chỉ số hemoglobin của bạn thấp (nếu không hiến máu) thì bạn đang bị thiếu máu.

thiếu máu ăn gì tốt

Chóng mặt, choáng váng có thể là dấu hiệu nhận biết bạn đang bị thiếu máu

3. Biến chứng do thiếu máu gây ra

Tế bào hồng cầu có vai trò quan trọng, cung cấp oxy cho toàn bộ cơ thể. Vì vậy, khi lượng hồng cầu giảm, bạn gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Các vấn đề về tim: Tim phải làm việc quá sức để bơm máu đến các cơ quan khi lượng hồng cầu giảm. Làm việc nặng đồng nghĩa với tăng áp lực lên tim, dẫn đến các vấn đề như phì đại tim và suy tim.
  • Trầm cảm: Thiếu máu ác tính làm tổn thương hệ thần kinh và dẫn đến trầm cảm. Phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt trong thời kỳ mang thai cũng có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao hơn bình thường.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: Thiếu máu làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng và viêm.
  • Hội chứng chân không yên: Đây là hiện tượng bàn chân có cảm giác nhức mỏi, bứt rứt, không thể để yên được một chỗ. 
  • Nguy hiểm cho phụ nữ có thai: Khi mang thai, cơ thể bạn sản xuất nhiều máu hơn 20-30% mức bình thường. Người mẹ thiếu máu làm thai nhi cũng có nguy cơ thiếu máu, dễ sinh non và gầy yếu. Đặc biệt, nếu bạn thiếu máu khi sinh, cơ thể rất khó chống lại nhiễm trùng và cực kỳ nguy hiểm.

Qua bài viết trên, bạn đã giải đáp câu hỏi thiếu máu ăn gì và tìm hiểu các dấu hiệu, biến chứng của thiếu máu. Ban đầu, thiếu máu không hề nguy hiểm, nhưng lại gây nhiều hệ lụy nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nên, bạn hãy bổ sung các thực phẩm giàu sắt trong chế độ ăn uống và đến thăm khám định kỳ tại bệnh viện.

Nếu bạn cần tư vấn về sức khoẻ răng miệng, bạn đừng ngại gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc điền thông tin vào bảng sau đây để được bác sĩ giải đáp miễn phí.

ĐĂNG KÝ

TƯ VẤN TRỰC TIẾP

HỆ THỐNG NHA KHOA TÂM ĐỨC SMILE
Các chi nhánh