Trang chủ / Kiến thức quanh ta / VẾT BẦM TÍM KHI GIÁC HƠI VÌ SAO MÀ CÓ? PHẢI CHĂNG LÀ ĐỘC TỐ TRONG CƠ THỂ?

VẾT BẦM TÍM KHI GIÁC HƠI VÌ SAO MÀ CÓ? PHẢI CHĂNG LÀ ĐỘC TỐ TRONG CƠ THỂ?

Vết bầm tím khi giác hơi xuất hiện trên da với nhiều màu khác nhau. Bạn có thể bắt gặp vết giác hơi màu đỏ, xám tro, tím sẫm hoặc chấm đen. Những vết bầm tím gây mất thẩm mỹ, làm bạn lo lắng. Vậy, vết bầm giác hơi do đâu mà có? Mời bạn cùng tìm trong nội dung sau.

1. Lý giải về vết bầm tím khi giác hơi

Khi trị liệu giác hơi, những chiếc cốc chuyên dụng tạo lực hút sẽ đặt lên da. Sau quá trình này, vùng da trong miệng cốc bị bầm tím, gọi là dấu giác. 

1.1. Nguyên nhân gây ra vết bầm tím khi giác hơi

Nguyên nhân sinh ra những vết bầm tím sau giác hơi đến từ quá trình thực hiện liệu pháp. 

Cụ thể, việc đặt cốc giác hơi đã sinh ra lực hút chân không đưa máu lên bề mặt da. Sau 1 thời gian, lượng máu trên sẽ tích tụ và làm các mạch máu dưới da vỡ ra. Như vậy, chính lượng máu xuất huyết đã sinh ra màu sắc của dấu giác. Quá trình trên cũng lý giải vì sao dấu giác lại có kích thước bằng với miệng cốc giác hơi.

1.2. Vết bầm tím này có phải là độc tố được cơ thể thải ra không?

Có thể nói, vết bầm sau giác hơi khá giống vết bầm sinh ra sau va đập. Như vậy, không thể khẳng định những vết bầm này là độc tố do cơ thể thải ra.

Tuy nhiên, bạn sẽ thấy màu sắc của vết giác hơi sau mỗi đợt trị liệu rất khác nhau. Sự khác biệt này là do lượng máu dồn lên khu vực giác hơi đã thay đổi. Trong đó, nếu khí huyết trì trệ, máu ứ đọng càng nhiều thì vết giác hơi càng sẫm màu. Giác hơi đúng cách thật sự giúp cải thiện sức khỏe.

1.3. Vết bầm tím khi giác hơi tồn tại bao lâu?

Thực tế đã cho thấy: Những vết bầm khi giác hơi chỉ tồn tại trong vài ngày hoặc lâu nhất là 2 tuần. 

Cụ thể, những dấu giác hồng nhạt sẽ mờ dần sau vài phút đến 1 giờ. Trong khi đó, dấu đỏ sẫm sẽ mờ dần sau 3-7 ngày và lâu hơn với vết thương cũ. Tất nhiên, thời gian cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như khả năng tái tạo của da.

Thêm vào đó, nếu điều trị thường xuyên, đều đặn thì vết bầm sẽ nhạt và nhẹ hơn đáng kể. Điều này chứng tỏ tình trạng trì trệ bên trong cơ thể đang dần được cải thiện. 

Vết bầm tím khi giác hơi

Vết bầm tím khi giác hơi tồn tại lâu nhất là 2 tuần

2. Màu sắc của vết bầm tím khi giác hơi phản ánh tình trạng sức khoẻ

Sau trị liệu, vết bầm tím do giác hơi có màu đỏ tươi, tím sẫm, xám hoặc đen. Mỗi màu sắc có thể cho biết tình trạng sức khỏe của bạn như sau.

2.1. Vết giác hơi màu đỏ tươi

Trước hết, nếu vết giác hơi có màu đỏ tươi, nghĩa là bạn bị chứng âm hư hỏa vượng. Hiểu đơn giản: Đây là tình trạng nóng trong do thận hư. Người bị chứng này thường gầy ốm, da mặt sạm đen và hay ra mồ hôi trộm khi ngủ. Sau khi giác hơi, sắc đỏ của vết bầm sẽ cho biết tình trạng thực tế của chứng bệnh này. 

2.2. Vết giác hơi màu xám tro

Rìa vết bầm tím khi giác hơi cũng có thể có màu xám tro - tức là có màu nhạt hơn da bình thường. Cùng với đó, bạn sẽ không cảm thấy ấm khi chạm vào vị trí giác hơi. Tất cả những đặc điểm trên chính là dấu hiệu của chứng hư hàn. 

Đúng như tên gọi, hư hàn là tình trạng năng lượng dương thấp không đủ để làm ấm cơ quan. Hư hàn sinh ra do hàn khí xâm nhập - thường xảy ra với người bệnh ốm lâu ngày. Người bị hư hàn có chân tay lạnh, có nước da kém hồng hào, khó thở dễ mệt mỏi,…

2.3. Vết giác hơi màu tím sẫm

Vết giác có màu tím sẫm hoặc thâm đen chứng tỏ khả năng lưu thông của máu kém. Màu của vết giác hơi càng đậm chứng tỏ tình trạng ứ huyết càng nghiêm trọng. Khi gặp phải tình trạng này, bạn sẽ thường xuyên bị chuột rút, đau đầu. Về lâu dài, khí huyết kém lưu thông rất dễ dẫn đến các bệnh tim mạch.

2.4. Vết giác hơi có chấm đen

Cuối cùng, nếu thấy chấm đen xuất hiện ở rìa đường tròn của vết giác hơi thì cơ thể bạn đang bị chứng vị hàn. Chứng bệnh này gây lạnh trong, buồn nôn, nôn ra nước trong, chướng bụng. Những người ăn uống không điều độ, hay ăn đồ sống tái rất dễ bị chứng vị hàn. 

Vết bầm tím khi giác hơi

Vết bầm khi giác hơi có thể có màu đỏ tươi, xám tro, tím sẫm...

3. Lưu ý khi sử dụng dịch vụ giác hơi

Trong 1 số trường hợp, vết bầm tím khi giác hơi thật sự đem đến cho cơ thể những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, không phải lúc nào liệu pháp này cũng thật sự có lợi. Trước khi quyết định có thực hiện giác hơi hay không, bạn cần nắm được những lưu ý sau.

3.1. Đối tượng không nên thực hiện giác hơi

Trước hết, bạn không nên thực hiện giác hơi với những đối tượng sau đây:

  • Trẻ em dưới 4 tuổi: Đầu tiên, bạn không nên giác hơi cho các bé dưới 4 tuổi. Bởi quá trình này có thể gây bỏng cho làn da mỏng và nhạy cảm của các bé. Không những thế, khả năng nhận biết nóng lạnh và diễn đạt cảm nhận của các bé cũng rất hạn chế. Nếu điều trị cho trẻ lớn hơn thì bạn cũng cần áp dụng trong thời gian ngắn.
  • Phụ nữ đang hành kinh: Phụ nữ đang hành kinh cũng không nên giác hơi do quá trình này vô tình đưa máu thoát ra khỏi lòng mạch. Kết hợp với việc mất máu do kinh nguyệt rất dễ gây thiếu máu.
  • Người đang dùng thuốc chống đông máu: Nếu đang dùng thuốc chống đông máu thì bạn cũng không nên giác hơi. Rõ ràng, tác dụng của thuốc có thể khiến vết bầm tím khi giác hơi xuất huyết nguy hiểm.

Lưu ý thêm: 

  • Nếu đang mang thai thì không nên giác hơi vùng bụng hoặc thắt lưng. 
  • Vết bầm ở người cao tuổi sẫm và lâu khỏi hơn do da lão hóa mỏng và dễ xuất huyết.

3.2. Khi nào bạn nên giác hơi?

Theo khuyến nghị của Hiệp hội giác hơi Anh, bạn có thể thực hiện liệu pháp này trong các trường hợp sau:

  • Người bị viêm khớp, đau cơ xơ hóa, viêm khớp mạn tính có thể điều trị bằng giác hơi. Tuy nhiên, không nên giác hơi tại vùng khớp viêm đau quá nhiều.
  • Giác hơi điều trị các vấn đề về da ở trẻ nhỏ, trẻ dậy thì như: Mụn trứng cá, chàm,...
  • Người bị huyết áp cao cũng có thể giác hơi để cải thiện tình trạng. Nếu huyết áp tâm thu trên 140 mmHg và huyết áp tâm trương trên 80 mmHg thì nên giác hơi.
  • Giác hơi cũng được sử dụng để điều trị chứng đau nửa đầu và cho hiệu quả tích cực. 
  • Giác hơi tốt cho người những người lo lắng, trầm cảm, thờ ơ, mất hứng thú với cuộc sống.

Vết bầm tím khi giác hơi

Người bị viêm khớp có thể giác hơi nhưng không nên lạm dụng

3.3. Tác dụng của giác hơi đối với cơ thể

Cuối cùng, bạn hãy điểm lại những tác dụng nổi bật của giác hơi đối với cơ thể.

3.3.1. Giác hơi giúp giảm đau

Thực tế đã chứng minh giác hơi giúp giảm đau cơ hiệu quả. Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cũng công nhận giác hơi hợp lý có thể giảm đau lưng. Tương tự, nghiên cứu trên tạp chí BMJ Open cũng đánh giá cao tác dụng giảm đau cổ của liệu pháp.

Nhìn chung, hiệu quả giảm đau của giác hơi được lý giải theo 2 hướng sau đây. 

  • Theo Y học cổ truyền, giác hơi giảm đau vì làm tan bí tắc, thông kinh, hoạt huyết, hóa ứ.
  • Theo Y học hiện đại, giác hơi giảm đau vì môi trường chân không giúp mô giãn nở cục bộ. Chính việc này giúp mạch máu giãn nở, từ đó gia tăng lưu lượng máu đến các mô bệnh lý. Cả quá trình trên tăng cung cấp oxy, tăng chuyển hóa tế bào, kháng viêm nên giảm đau đáng kể.

3.3.2. Giác hơi điều trị các vấn đề về da

Giác hơi thúc đẩy giãn nở mô, trong đó có mô da giúp làm sạch da. Có thể nói: Chính tác động này đã ít nhiều giúp điều trị mụn rộp, mụn trứng cá.  

3.3.3. Giác hơi cải thiện hô hấp

Giác hơi làm ấm cơ thể, loại bỏ tắc nghẽn nên giúp điều trị 1 số bệnh hô hấp nhẹ. Công dụng thường thấy nhất của liệu pháp này là trị cảm lạnh và kiểm soát bệnh hen suyễn.

3.3.4. Giác hơi giúp giải độc

Tác động kéo hút da của môi trường chân không bên trong ống giác giúp lỗ chân lông giãn nở. Đồng thời, quá trình này cũng kích thích dòng chảy của máu, cân bằng, điều chỉnh dòng chảy của khí. Giác hơi phá vỡ chướng ngại vật cản trở khí huyết, tạo ra cánh cửa đào thải độc tố khỏi cơ thể.

3.3.5. Giác hơi cải thiện các vấn đề tiêu hóa

Giác hơi tác động vào các huyệt cải thiện sự trao đổi chất cũng như hoạt động của hệ cơ quan. Từ đây, bạn sẽ cảm thấy ăn ngon miệng, giảm táo bón và tiêu hóa tốt hơn.

Ngoài ra, giác hơi còn góp phần chữa liệt mặt, thoái hóa đốt sống cổ, hội chứng ống cổ tay…

Mong rằng bạn đã hiểu vết bầm tím khi giác hơi do đâu mà có sau chia sẻ vừa rồi. Chúc bạn có thể phát huy tối đa tác dụng của giác hơi để cơ thể ngày càng mạnh khỏe trong hiện tại và tương lai.

Khi gặp vấn đề về sức khoẻ răng miệng, bạn hãy liên hệ ngay cho nha khoa Tâm Đức Smile bằng cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp