Trang chủ / Kiến thức / ÁP XE RĂNG Ở TRẺ EM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CÁCH TRỊ DỨT ĐIỂM VÀ PHÒNG NGỪA

ÁP XE RĂNG Ở TRẺ EM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CÁCH TRỊ DỨT ĐIỂM VÀ PHÒNG NGỪA

Áp xe răng ở trẻ em xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình như là nhiễm trùng răng, sâu răng, hoại tử tủy răng,... Áp xe là một bệnh về răng nghiêm trọng cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh biến chứng về sau. Tùy vào mức độ áp xe, bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

1. Nguyên nhân gây áp xe răng ở trẻ em

Sau đây là 3 nguyên nhân chính dẫn tới áp xe răng ở trẻ nhỏ, bạn cần chú ý để bảo đảm sức khỏe răng miệng cho con em mình.

1.1. Nhiễm trùng răng thường xuyên

Nhiễm trùng răng là nguyên nhân chính dẫn đến áp xe răng ở trẻ em. Nhiễm trùng răng xảy ra do vệ sinh răng miệng kém, điều trị bệnh lý răng miệng không dứt điểm,... Tại khu vực nhiễm trùng, vi khuẩn tiếp tục sinh sôi và tạo thành mủ. Mủ tích tụ gây đau nhức và hình thành một ổ áp xe ở xung quanh nướu và chân răng. Nhiễm trùng nghiêm trọng có thể gây sốt, mệt mỏi, đau nhức kéo dài,...

1.2. Áp xe răng ở trẻ em do sâu răng, hoại tử tủy răng

Trẻ em rất thích ăn bánh kẹo ngọt, uống trà sữa, nước có gas,... Một số trẻ hay ăn vào buổi đêm, ăn xong không súc miệng hoặc không đánh răng trước khi ngủ. Vi khuẩn ăn mòn men răng, tạo ra những vết nứt, lỗ thủng trên bề mặt răng, lâu dần thành lỗ sâu lớn.

Sâu răng không được điều trị kịp thời sẽ lan xuống tủy răng, gây viêm nhiễm và hoại tử tủy. Tủy răng bị tổn thương, vi khuẩn tiếp tục phá hủy xuống chân răng và tạo thành áp xe răng ở trẻ nhỏ. 

Áp xe răng ở trẻ em có nguy hiểm không

Áp xe răng ở trẻ em có thể xuất phát từ nguyên do sâu răng

1.3. Chấn thương răng gây áp xe răng ở trẻ em

Trẻ em rất năng động và dễ gặp phải tai nạn khi chơi đùa, chạy nhảy hoặc tham gia các hoạt động thể thao. Một số trẻ nhỏ răng sữa yếu cắn phải vật cứng như đá lạnh hoặc cắn đồ chơi do ngứa răng cũng làm răng bị sứt mẻ.

Trong quá trình ăn uống hằng ngày, thức ăn rơi vào kẽ hở răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong. Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng tủy răng và hình thành mủ quanh chân răng. Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, vấn đề này dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như áp xe răng, viêm nha chu.

2. Áp xe răng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Áp xe răng là bệnh rất nguy hiểm, gây đau nhức răng ở trẻ, khó khăn trong ăn uống, nhiễm trùng và tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của áp xe răng, bạn nên đưa trẻ đến nha khoa thăm khám.

2.1. Áp xe răng gây đau nhức

Đau nhức răng là một trong những triệu chứng dễ nhận biết và phổ biến nhất của áp xe răng ở trẻ em với biểu hiện:

  • Đau nhức liên tục và dữ dội: Các cơn đau kéo dài, không suy giảm ngay cả khi răng ở trạng thái nghỉ hoặc sử dụng thuốc giảm đau.
  • Đau nhức toàn hàm: Đau nhức lan từ vị trí răng bị áp xe, lan sang các răng kế cận, đau xung quanh vùng tai thậm chí là đau răng buốt lên đầu.
  • Đau tăng khi ăn vật cứng: Các đồ ăn cứng, đá lạnh chạm vào răng bị áp xe làm cơn đau tăng mạnh, đau giật từng cơn.

Áp xe răng ở trẻ em có nguy hiểm không

Áp xe răng gây đau nhức răng ở trẻ

2.2. Áp xe răng làm tăng nguy cơ bị mất răng vĩnh viễn

Một trong những hậu quả nghiêm trọng của áp xe răng ở trẻ em là tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Vi khuẩn tấn công và phá hủy mô răng từ bên trong, lan sang các mô xung quanh dẫn tới tiêu xương ổ răng. Khi xương ổ răng bị tiêu hủy, răng mất đi sự nâng đỡ và dễ bị lung lay, dẫn đến mất răng.

Trẻ nhỏ mất răng sữa có thể mọc lại được, thay thế bằng răng vĩnh viễn. Trường hợp mất răng vĩnh viễn, răng mất đi không thể mọc lại được ảnh hưởng tới ăn nhai, thẩm mỹ,... Khi trẻ trưởng thành cần trồng răng Implant rất tốn kém chi phí.

2.3. Áp xe răng ở trẻ em dẫn đến nhiễm trùng

Vi khuẩn xâm nhập vào răng hoặc nướu qua các lỗ sâu răng, vết nứt. Ở trẻ nhỏ, áp xe răng không chỉ gây đau nhức mà còn gây nhiễm trùng lan rộng.

  • Nhiễm trùng tủy răng: Tủy răng bị vi khuẩn tấn công dẫn tới viêm, nhiễm trùng và nặng hơn là hoại tử tủy.
  • Nhiễm trùng chân răng: Tại vị trí răng áp xe, nướu sưng tấy đỏ, xuất hiện ổ mủ viêm xung quanh chân răng. Ổ mủ có thể vỡ ra, chảy dịch tạo ra mùi hôi khó chịu.
  • Nhiễm trùng máu: Trong trường hợp nghiêm trọng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng huyết đặc biệt nguy hiểm.

Áp xe răng ở trẻ em có nguy hiểm không

Vi khuẩn xâm nhập vào răng hoặc nướu qua các lỗ sâu răng, vết nứt

2.4. Áp xe răng ở trẻ em gây khó khăn trong ăn uống

Áp xe răng gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt, ăn uống hằng ngày của trẻ nhỏ. Các cơn đau dữ dội làm trẻ khó chịu mỗi khi nhai hoặc cắn thức ăn. Nếu áp xe răng gây lung lay hoặc mất răng tạm thời, trẻ thường xuyên nhai một bên hàm làm quá tải, lệch khớp cắn.

Đau và khó chịu làm trẻ mất cảm giác ngon miệng, trẻ không muốn ăn. Nếu tình trạng kéo dài, trẻ có thể bị sút cân do không ăn đủ dưỡng chất hoặc mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

3. Điều trị áp xe răng cho trẻ em

Áp xe răng có thể thay đổi mức độ từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng và đề kháng cơ thể trẻ. Để điều trị áp xe, bạn căn cứ vào nguyên nhân hình thành áp xe răng ở trẻ em.

Áp xe răng ở trẻ em có nguy hiểm không

Áp xe răng có thể thay đổi mức độ từ nhẹ đến nặng tùy thuộc vào tình trạng nhiễm trùng và đề kháng cơ thể

  • Áp xe răng do sâu răng: Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra và xác định mức độ sâu răng. Sau đó, bác sĩ chích mủ áp xe để giảm đau nhức. Nếu sâu răng ăn đến tủy răng thì cần điều trị tủy để loại bỏ nhiễm trùng. Và bác sĩ sẽ trám răng cho trẻ để bảo vệ phần răng còn lại.
  • Áp xe răng do nhiễm trùng: Bác sĩ sẽ thực hiện dẫn lưu mủ từ vùng áp xe ra ngoài bằng cách chích mủ. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng, bác sĩ sẽ điều trị tủy hoặc nhổ răng cho trẻ.
  • Áp xe răng do chấn thương: Ngay khi răng trẻ bị chấn thương, bạn đưa trẻ tới bác sĩ để đánh giá mức độ tổn thương. Nếu đã hình thành áp xe, bác sĩ chích mủ áp xe, trám răng bị nứt, sứt mẻ cho trẻ.

4. Phòng ngừa áp xe răng ở trẻ em

Phòng ngừa áp xe răng ở trẻ nhỏ không chỉ bảo vệ sức khỏe răng miệng mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả để phòng ngừa áp xe răng ở trẻ em:

  • Chăm sóc răng miệng hàng ngày: Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám.
  • Khám răng định kỳ: Đưa trẻ đi đến nha khoa ít nhất 3 - 6 tháng/ 1 lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng.
  • Giáo dục trẻ về vệ sinh răng miệng: Dạy trẻ cách chăm sóc răng miệng đúng cách và thói quen ăn uống lành mạnh để bảo vệ răng.
  • Tránh chấn thương răng: Cẩn thận khi tham gia các hoạt động thể thao và tránh cắn phải vật cứng.

Áp xe răng ở trẻ em có nguy hiểm không

Nên đưa trẻ đi đến nha khoa ít nhất 3 - 6 tháng/ 1 lần

Bạn hãy quan sát các biểu hiện của trẻ khi ăn uống để phát hiện sớm các vấn đề áp xe răng ở trẻ em. Việc nhận biết và điều trị kịp thời áp xe răng ở trẻ nhỏ là rất cần thiết, giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng về bệnh răng miệng, bạn hãy liên hệ với Tâm Đức Smile bằng cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp