Trang chủ / Kiến thức / ĐAU XƯƠNG HÀM GẦN TAI LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH LÝ GÌ?

ĐAU XƯƠNG HÀM GẦN TAI LÀ DẤU HIỆU CỦA BỆNH LÝ GÌ?

Đau xương hàm gần tai ảnh hưởng nhiều đến việc ăn uống và nói chuyện. Câu hỏi đặt ra là đây có phải dấu hiệu của một bệnh lý nào đó hay không? Ngoài đau xương hàm gần tai ra, còn có thêm các dấu hiệu khác kèm theo không? Vậy biện pháp khắc phục là gì? Hãy cùng Nha khoa Tâm Đức Smile tìm hiểu về các nội dung này qua bài viết dưới đây.

1. Khi bị đau xương hàm gần tai, có thêm các triệu chứng kèm theo khác không?

Đau xương hàm có thể âm ỉ kéo dài hoặc đau nhói ở vị trí hàm gần tai. Các cơn đau cơ hàm này ảnh hưởng trực tiếp đến các khớp quai hàm, gây khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện.

Bên cạnh dấu hiệu đau xương hàm gần tai, Quý khách có thể có thêm một vài triệu chứng khác như:

  • Hàm bị co cứng, khó khăn trong việc cử động.
  • Cơ hàm bị đau âm ỉ, kéo dài không khỏi, đau xung quanh hoặc bên trong vị trí gần tai.
  • Khi ăn uống dễ bị đau, khó chịu.
  • Bị đau hàm 1 bên khi há miệng.
  • Khi nghiêm trọng, đau xương hàm lan rộng đến cả vùng mặt và đau đầu.

2. Khi bị đau xương hàm gần tai, các nguy cơ bệnh lý nào có khả năng xảy ra?

Có nhiều nguyên nhân làm Quý khách bị đau xương hàm gần tai. Tiêu biểu nhất là do các bệnh lý răng miệng không được điều trị sớm. Bất kỳ nguyên nhân nào cũng đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của Quý khách.

2.1. Viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm là nguyên nhân chính dẫn đến đau xương hàm gần tai. Bệnh lý này xảy ra khi các khớp dưới của hàm bị viêm. Ảnh hưởng đến chức năng nhai, ăn và cử động của hàm. 

Viêm khớp thái dương hàm xảy ra ở mọi độ tuổi. Đặc biệt, bệnh này phổ biến ở phụ nữ trong các giai đoạn thay đổi hormone như tuổi dậy thì và mãn kinh.

Dấu hiệu bị viêm khớp thái dương hàm

Đau xương hàm gần tai là dấu hiệu của bệnh đau khớp thái dương

Triệu chứng của bệnh viêm khớp thái dương hàm thường bao gồm: 

  • Đau xương hàm kéo dài.
  • Thường xuyên đi kèm với chứng co thắt cơ và ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên khuôn mặt.
  • Cơn đau hàm xuất hiện tạm thời lúc đầu, nhưng ngày càng đau đớn và khó chịu. Đặc biệt là khi ăn uống.
  • Khó khăn trong việc mở miệng. 
  • Cảm giác đau xung quanh tai và tiếng lục cục khi cử động hàm.
  • Sưng và phình to mặt tại vị trí khớp thái dương hàm bị viêm.

2.2. Rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ - Temporomandibular Joint)

Đau xương hàm gần tai là dấu hiệu của một sự cố trong hệ thống sọ mặt được gọi là rối loạn khớp thái dương hàm. Rối loạn khớp thái dương hàm sẽ ảnh hưởng đến các cơ, dây chằng và các bộ phận xung quanh khớp quai hàm.

Triệu chứng khi Quý khách bị rối loạn khớp thái dương hàm:

  • Đau, khó chịu ở một hoặc cả hai bên hàm. Tập trung chủ yếu tại vùng quai hàm trên khuôn mặt.
  • Khó khăn khi mở miệng rộng hoặc bị cảm giác kẹp trong khớp hàm. 
  • Tiếng kêu lục cục ở vị trí khớp cắn. Hoặc tiếng rít khi cử động hàm dưới.
  • Sưng ở vùng má gần khớp quai hàm.
  • Đau hoặc khó chịu khi nhai hoặc khi nói chuyện.

Để giảm đau, Quý khách có thể áp dụng các biện pháp như:

  • Dùng thuốc giảm đau
  • Thay đổi thói quen ăn uống
  • Tập thể dục phù hợp
  • Vật lý trị liệu

đau xương hàm gần tai là dấu hiệu của rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm gây đau đớn kéo dài

2.3. Sái quai hàm

Sái quai hàm, cũng thường được gọi là trật khớp hàm. Đây là hiện tượng khi xương quai hàm bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống, nói chuyện hay vệ sinh răng miệng.

Sái quai hàm cũng chính là một nguyên nhân gây đau xương hàm gần tai. Cơn đau diễn ra khi Quý khách há miệng, ngáp hay khi cười quá to. Đây là bệnh không quá phức tạp, được khắc phục một cách nhanh chóng mà không để lại hậu quả.

Các nguyên nhân gây sái quai hàm bao gồm:

  • Do viêm nhiễm: nhiễm trùng các vị trí hàm hay xung quanh hàm, thường luôn gây đau, khó chịu trong quá trình khép mở miệng.
  • Do chấn thương: khi khuôn mặt bị va chạm nặng do tai nạn, té ngã… thì các cơ và dây chằng trong vùng quai hàm bị chấn thương, dễ dẫn đến sái quai hàm.
  • Do căng cơ: khi cười quá nhiều sẽ gây co dây chằng, dễ dẫn đến sái quai hàm.

2.4. Các bệnh lý khác liên quan đến răng miệng

Hiện tượng đau xương hàm gần tai xảy ra do các bệnh lý về răng miệng khác như:

  • Nghiến răng: Là hành động vô ý cọ răng vào nhau quá mạnh. Thường xảy ra trong lúc ngủ hoặc khi căng thẳng. Thói quen này gây ảnh hưởng đến cơ và dây chằng xương hàm, làm Quý khách bị đau và khó chịu hàm.
  • Viêm nướu: Khi viêm nướu, nướu sưng và gây ảnh hưởng đến cơ quai hàm, gây đau hàm.
  • Viêm xoang: là hiện tượng viêm các nút xoang nằm quanh vùng mũi. Viêm xoang gây áp lực lớn lên cơ quai hàm và gây đau hàm, đau mặt.
  • Nứt, vỡ hoặc mẻ răng: Thường gây đau hàm khi ăn hoặc khi bị tác động mạnh vào vùng răng bị nứt, vỡ hoặc mẻ.

đau xương hàm gần mang tai có thể là dấu hiệu của bệnh viêm xoang

Viêm xoang có thể gây đau xương hàm gần tai

 

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 

3. Biện pháp khắc phục khi bị đau xương hàm gần tai 

Khi có dấu hiệu đau xương hàm gần tai, Quý khách cần đến nha khoa để tìm nguyên nhân gây đau. Ngoài ra, Quý khách cần kết hợp với một số biện pháp giảm đau khi bị đau xương hàm gần tai.

3.1. Dùng thuốc giảm đau

Dùng paracetamol hoặc ibuprofen cho trường hợp đau nhẹ và đau vừa. Khi đau trở nên nặng, nên sử dụng thuốc kê đơn hoặc gây tê cục bộ.

3.2. Chườm nóng

Quý khách hãy dùng túi chườm nóng áp lên vị trí hàm bị đau. Việc này có thể giúp cơ hàm thư giãn, giảm bớt căng thẳng. Nhiệt độ nóng giúp tăng tuần hoàn máu lên vị trí hàm bị đau, làm giảm cảm giác đau. 

3.3. Chườm lạnh

Túi chườm lạnh có khả năng làm giãn mạch, được áp dụng khi có cơn đau cấp tính, giúp giảm sưng và đau tạm thời.

3.4. Tập các bài giãn cơ quai hàm

Thực hiện các bài mát xa hoặc bấm huyệt vùng hàm bị đau. Đồng thời cử động miệng nhẹ nhàng để giảm cơn đau. Tập các bài vật lý trị liệu về giãn cơ quai hàm để giảm đau cơ hàm.

3.5. Điều trị các vấn đề về răng miệng

Nếu đau xương hàm gần tai có liên quan đến bệnh lý răng miệng như: viêm nướu, viêm nha chu,… Quý khách nên đến nha khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.

3.6. Bổ sung canxi và chất dinh dưỡng cần thiết trong khẩu phần ăn

Các loại thực phẩm chứa canxi và vitamin D rất tốt cho xương khớp, bao gồm cả xương hàm.

3.7. Thay đổi thói quen, chế độ ăn uống

Hạn chế đồ ăn dai, cứng hoặc dễ dính vào răng vì dễ làm mỏi cơ hàm, dẫn đến đau hàm. Đặc biệt, Quý khách không nên nhai kẹo cao su thường xuyên vì dễ gây đau xương hàm gần tai. Thay vào đó, Quý khách hãy ăn các loại thức ăn mềm, chín và được cắt nhỏ ra.

3.8. Hạn chế để bản thân bị stress

Tinh thần thoải mái và dễ chịu giúp giảm áp lực lên xương hàm. Dù đã áp dụng các cách trên nhưng đau xương hàm gần tai vẫn không cải thiện, Quý khách nên đến nha khoa uy tín để được điều trị sớm.

Quý khách có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ để nắm rõ tình trạng đau xương hàm của mình bằng cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp