Trang chủ / Kiến thức / ĐIỀU TRỊ RĂNG NHẠY CẢM CẦN DỰA VÀO 6 YẾU TỐ SAU ĐÂY

ĐIỀU TRỊ RĂNG NHẠY CẢM CẦN DỰA VÀO 6 YẾU TỐ SAU ĐÂY

Răng nhạy cảm là tình trạng thường thấy trong độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi, làm Quý khách khó ăn uống và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Cảm giác đau nhức và ê buốt do tình trạng răng nhạy cảm gây ra còn làm Quý khách mệt mỏi và mất đi cảm giác ngon miệng. Vậy nên, việc điều trị răng nhạy cảm là rất cần thiết và cần được thăm khám kỹ lưỡng từ các chuyên gia.

1. Răng nhạy cảm là gì?

Răng nhạy cảm hay còn gọi là răng ê buốt, nhạy cảm ngà. Răng nhạy cảm lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng mòn men răng, tụt nướu và làm răng lung lay.

Răng nhạy cảm xuất hiện do sự ăn mòn diễn ra tại phần ngà răng, dưới nướu răng và lớp men. Khi phần ngà răng bị tổn thương, những yếu tố bên ngoài như đồ ăn chua, đồ uống lạnh, thực phẩm quá nóng hoặc lạnh sẽ làm kích thích các dây thần kinh bên trong răng. Khi đó, Quý khách sẽ cảm thấy những cơn nhói và đau buốt ngắn ở vị trí răng nhạy cảm.

Răng nhạy cảm kéo dài sẽ làm Quý khách đối mặt với tình trạng lộ ngà răng. Vậy nên việc phát hiện và điều trị răng nhạy cảm là rất cần thiết. Quý khách nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng để giảm thiểu tình trạng răng nhạy cảm. 

Bên cạnh đó, việc đến các địa chỉ nha khoa uy tín sẽ giúp Quý khách được thăm khám và xác định tình trạng răng chính xác và tốt hơn. Khi gặp bất cứ dấu hiệu nào của răng nhạy cảm, lời khuyên từ các nha sĩ sẽ giúp Quý khách có phương pháp điều trị phù hợp. 

răng nhạy cảm phản ứng với nhiệt độ nóng lạnh

Răng nhạy cảm gây đau và buốt rất khó chịu

2. Những yếu tố làm răng nhạy cảm 

Răng nhạy cảm xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng này xảy ra chủ yếu đến từ những nguyên nhân sau:

2.1. Lượng axit có trong thực phẩm

Thói quen ăn những thực phẩm có hàm lượng axit cao như cam quýt, cóc, xoài, trà, cafe, rượu bia,... sẽ làm bào mòn men răng. Việc hạn chế được những thực phẩm này là tốt nhất, hoặc có thể bổ sung thêm những thực phẩm giúp giảm tính axit như sữa, bơ, táo,.. 

2.2. Vệ sinh răng miệng sai cách

Đánh răng sai cách hay sử dụng bàn chải không phù hợp cũng sẽ làm răng trở nên nhạy cảm. Những loại bàn chải có lông quá cứng hay đánh răng mạnh sẽ khiến phần nướu bị tổn thương, làm cho lớp ngà răng lộ ra ngoài. Từ đó, răng sẽ trở nên nhạy cảm và ê buốt khi ăn uống. 

Để vệ sinh răng miệng đúng cách, Quý khách nên sử dụng bàn chải phù hợp với khoang miệng và mang lại cảm giác thoải mái. Việc thay bàn chải định kỳ 3 đến 4 tháng một lần hoặc khi bàn chải bị xơ cũng là cần thiết. 

Bên cạnh đó, Quý khách nên sử dụng chỉ nha khoa để loại sạch mảnh vụn thức ăn thay cho tăm xỉa răng.

2.3. Tụt nướu

Tụt nướu hay còn gọi là tụt lợi răng, đây là tình trạng phần nướu bảo vệ chân răng tụt xuống cuống răng, để lộ phần cổ răng. Ở mức độ nhẹ, tình trạng tụt nướu sẽ chỉ xảy ra ở một vài răng và nặng hơn là nguyên cả hàm trên hoặc dưới.

Tụt nướu làm mất men răng, lộ ngà răng, hở kẽ răng, đây là những yếu tố làm vi khuẩn dễ dàng ăn sâu vào chân răng, gây hỏng răng. Triệu chứng phổ biến nhất của tình trạng tụt lợi thường gặp phải bao gồm:

  • Chảy máu

  • Hôi miệng

  • Nướu bị đau và sưng đỏ

  • Răng ê buốt do lộ chân răng

  • Răng lung lay

tụt nướu làm lộ ngà răng khiến cho răng nhạy cảm hơn

Tụt nướu làm lộ ngà răng khiến cho răng trở nên nhạy cảm

2.4. Sâu răng

Sâu răng làm bề mặt răng hình thành các lỗ sâu do vi khuẩn gây ra. Lỗ sâu răng càng phát triển với kích thước to, sâu sẽ dễ dàng tiến triển vào lỗ tủy và gây tổn thương cho dây thần kinh.

Để giảm thiểu tình trạng răng nhạy cảm do sâu răng, Quý khách nên chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà. Quý khách cần điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh và thăm khám, kiểm tra răng miệng định kỳ tại nha khoa. 

2.5. Chấn thương

Chấn thương ở răng là tình trạng răng bị nứt, vỡ do nhai thức ăn cứng, do thói quen cắn nước đá hay do tai nạn va đập. Khi răng bị nứt, các dây thần kinh bên trong sẽ nhạy cảm hơn và bị kích thích trong quá trình ăn uống. Các vết nứt cũng sẽ là nơi “trú ngụ” của vi khuẩn làm răng bị viêm nhiễm và ê buốt. 

2.6. Thói quen nghiến răng

Thói quen nghiến riêng tưởng chừng vô hại nhưng nếu để nó diễn ra trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng lớn đến men răng. Dù men răng là mô cứng nhất trong cơ thể nhưng nó cũng có thể bị bào mòn theo thời gian bởi thói quen xấu này. Quý khách hãy hạn chế tối đa hành động nghiến răng để men răng được khỏe mạnh nhất.

3. Khi nào thì nên điều trị răng nhạy cảm 

Dấu hiệu giúp nhận biết răng nhạy cảm là cảm giác khó chịu, đau nhức khi ăn đồ ăn ngọt, chua, hoặc những đồ ăn có tính axit như kẹo, chanh, xoài, cam,… Việc sử dụng đồ ăn lạnh hoặc nóng như kem, nước đá, cà phê nóng... cũng có thể gây đau nhức, khó chịu.

Răng nhạy cảm có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi răng bị chạm hoặc tác động vào. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể xảy ngay khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.

Nhiều người lầm tưởng ngà răng ê buốt chỉ gây đau nhức khi ăn uống. Tuy nhiên, nếu răng nhạy cảm với lạnh như hít thở không khí lạnh, thay đổi thời tiết gây đau hoặc ê buốt tạm thời, thì Quý khách cần điều trị sớm nhất có thể.

4. Cách điều trị răng nhạy cảm

4.1. Bọc răng sứ giúp điều trị răng nhạy cảm

Răng nhạy cảm do lớp men răng bị mài mòn, khả năng bảo vệ ngà răng, gây cản trở sinh hoạt hàng ngày. Phương pháp bọc răng sứ là lựa chọn thông minh vì nó không chỉ đảm bảo yếu tố thẩm mỹ mà còn giúp phòng tránh sâu răng.

Tại nha khoa Tâm Đức Smile, răng bọc sứ được làm từ chất liệu toàn sứ và chính hãng. Ưu điểm của răng toàn sứ là độ bền và khả năng chịu lực như răng thật, giúp đảm bảo khả năng ăn nhai của Quý khách. Răng toàn sứ bảo vệ răng và nướu, chống lại tình trạng viêm nhiễm thường gặp, không gây kích ứng mô, nướu và toàn bộ khoang miệng.

chị khách trước khi điều trị răng nhạy cảm tại nha khoa Tâm Đức Smile

chị khách sau khi điều trị răng nhạy cảm tại nha khoa Tâm Đức Smile

ảnh trước và sau khi bọc răng sứ để điều trị răng nhạy cảm

ảnh trước và sau khi điều trị răng nhạy cảm

4.2.Trám răng điều trị răng nhạy cảm

Răng nhạy cảm do các lỗ li ti trên ngà răng và dây thần kinh trong thân răng bị ảnh hưởng. Phương pháp trám răng sẽ bịt kín các lỗ này bằng một lớp composite lành tính và hợp màu với răng thật. Trám kín các lỗ hở trên ngà răng cũng là chấm dứt các cơn ê buốt, đau nhức thường trực.

4.3. Điều trị răng nhạy cảm với phương pháp cấy ghép lợi

Nếu răng nhạy cảm do bị tụt lợi, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp cấy ghép lợi để mang lại hiệu quả tốt hơn. Tuỳ vào mức độ lợi bị tụt, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất..

4.4. Diệt tủy răng để điều trị răng nhạy cảm

Nếu tình trạng nhạy cảm răng kéo dài và không thể kiểm soát được bằng các phương pháp điều trị trên, bác sĩ buộc phải diệt tủy răng. Đây là phương pháp hữu hiệu giúp Quý khách loại bỏ tình trạng răng nhạy cảm dai dẳng, quá mức.

4.5. Ghép nướu giúp điều trị răng nhạy cảm

Đối với những răng nhạy cảm do mất nướu, các chuyên gia sẽ đưa ra phương pháp ghép nướu. Trong quá trình này, chân răng được bao phủ bởi mô nướu để bảo vệ răng khỏi bị kích ứng do nhiệt độ và tác động bên ngoài.

4.6. Vệ sinh răng đúng cách trong quá trình điều trị răng nhạy cảm

Kem đánh răng giảm ê buốt có chứa các thành phần giúp ngăn chặn những cảm giác từ bề mặt răng đến dây thần kinh. Vì vậy, sử dụng thường xuyên loại kem đánh răng này sẽ giúp giảm đau răng và ê buốt răng. Tuy nhiên, để lựa chọn và sử dụng sản phẩm an toàn, phù hợp, Quý khách nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

Với hàm răng nhạy cảm, Quý khách cần lưu ý về cách đánh răng để không làm mòn men răng. Thay vì chải theo chiều ngang, Quý khách nên chải từ nướu đến thân răng theo chiều dọc sẽ tránh làm tổn thương nướu.

Bên cạnh đó, việc bổ sung chất khoáng cho răng cũng rất quan trọng. Quý khách hãy súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý sẽ giảm tình trạng ê buốt, đau nhức cho răng.

Như vậy, Quý khách có thể điều trị răng nhạy cảm bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo mức độ của bệnh. Răng của Quý khách đang nhạy cảm và Quý khách muốn chấm dứt tình trạng này, hãy liên hệ cho Tâm Đức Smile qua Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) để bác sĩ hỗ trợ ngay. Việc điều trị răng nhạy cảm ngay khi phát hiện sẽ dễ dàng hơn và kịp thời ngăn chặn những ảnh hưởng xấu đến răng. Khi được điều trị đúng cách, răng nhạy cảm sẽ không còn là nỗi sợ với Quý khách khi gặp phải tình trạng này.

các phương pháp điều trị răng nhạy cảm

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp