Kiến thức
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
NGUYÊN NHÂN CHÂN RĂNG BỊ SƯNG VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
1. Nguyên nhân chân răng bị sưng
Sưng chân răng gây đau đớn và khó chịu cho bạn. Mức độ đau tăng dần lên khi bạn thường xuyên ăn đồ cứng. Sau đây là 5 nguyên nhân chính làm sưng chân răng.
1.1. Chân răng bị sưng do chải răng quá mạnh
Chải răng là bước quan trọng trong quy trình chăm sóc răng miệng, để làm sạch các mảng bám thức ăn. Khi chải răng quá mạnh, lông bàn chải tác động trực tiếp đến nướu và làm tổn thương phần mô mềm xung quanh.
Vi khuẩn được tạo điều kiện thuận lợi, tấn công các khu vực nướu bị trầy xước. Khi đó, nướu có dấu hiệu sưng, viêm nhiễm, thậm chí tụt nướu, để lộ ra phần chân răng. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập chân răng, dẫn tới sưng và đau nhức.
1.2. Chân răng bị sưng do xỉa răng bằng vật nhọn
Nhiều người có thói quen xỉa răng bằng tăm sau khi ăn xong. Thao tác xỉa răng không đúng cách, đầu tăm to và nhọn, đâm chọc trực tiếp vào khu vực nướu.
Nướu chịu tác động mạnh của tăm xỉa răng và có thể chảy máu. Nếu bạn không súc miệng và sát trùng răng miệng sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm nướu. Bệnh có thể tiến triển dần thành viêm nha chu với biểu hiện là sưng chân răng.
Chân răng bị sưng do xỉa răng bằng vật nhọn
1.3. Chân răng bị sưng do nhiễm trùng
Cảm giác đau nhức và sưng ở chân răng là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng. Đây là biến chứng nghiêm trọng do bác sĩ xử lý sâu răng không triệt để. Vi khuẩn không được loại bỏ hoàn toàn, xâm nhập sâu vào bên trong răng.
Tại răng nhiễm trùng, cơn đau âm ỉ kéo dài, kèm theo hiện tượng ê buốt, sưng chân răng có mủ. Cơn đau có xu hướng tăng dần, lan rộng ra các khu vực hàm, thái dương, tai và đau răng giật lên đầu.
1.4. Chân răng bị sưng do bị bỏng thức ăn hoặc nước uống
Thức ăn hoặc nước uống quá nóng, lạnh khi tiếp xúc với nướu và chân răng gây ra bỏng. Vùng bỏng sưng tấy, mẩn đỏ và đau rát dữ dội. Vị trí bỏng tạo ra vết thương hở, là cơ hội để vi khuẩn sinh sôi, phát triển dẫn đến viêm chân răng.
Tình trạng sưng tấy chân răng trở nên nghiêm trọng khi bạn tiếp tục sử dụng thức ăn nóng hay đá lạnh. Đặc biệt, quả chanh có tính axit cao và gia vị cay nóng kích thích mô nướu, tăng nguy cơ sưng chân răng thêm.
1.5. Chân răng bị sưng do răng bị viêm tuỷ
Tủy răng đóng vai trò nuôi dưỡng răng khỏe mạnh, có chứa mạch máu và sợi dây thần kinh. Sâu răng là nguyên nhân chính gây viêm tủy. Vi khuẩn tiếp cận ngà răng và xâm nhập vào tủy răng thông qua các lỗ sâu trên bề mặt răng. Ngoài ra, chấn thương do tai nạn, va đập cũng là nguyên nhân làm răng bị nứt, gãy và ảnh hưởng đến tủy răng.
Cơ thể phản ứng với nhiễm trùng nên làm tăng lưu lượng máu đến khu vực tủy răng bị viêm. Viêm tủy làm gia tăng chất lỏng trong mô nướu, dẫn tới chân răng sưng lên và nhiễm trùng. Nếu mức độ nhiễm trùng nặng hơn sẽ hình thành mủ và làm cho chân răng sưng đau.
Chân răng bị sưng do răng bị viêm tuỷ
2. Cách phòng trị sưng nướu chân răng
Chân răng bị sưng ảnh hưởng rất nhiều tới ăn uống hằng ngày. Cảm giác đau nhức xuất hiện mỗi khi nhai, làm cho khả năng nghiền thức ăn giảm sút.
2.1. Cách trị sưng chân răng
Khi điều trị sưng chân răng, bác sĩ giúp bạn điều trị luôn các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, sâu răng, nhiễm trùng,...
2.1.1. Dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ
Biện pháp điều trị chân răng bị sưng hiệu quả đó là sử dụng thuốc kháng sinh. Trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, bạn đến gặp bác sĩ tại nha khoa để thăm khám và chỉ định loại thuốc phù hợp.
Bạn tự ý dùng thuốc kháng sinh không theo kê đơn của bác sĩ, có thể dẫn đến kháng thuốc và tăng tác dụng phụ. Bạn cần liên hệ với bác sĩ để nhận tư vấn và đổi thuốc kịp thời nếu thấy xuất hiện buồn nôn, phát ban da, nhức đầu,...
2.1.2. Đổi bàn chải có lông mềm để vệ sinh răng
Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm giúp làm sạch răng hiệu quả và không làm tổn thương nướu, góp phần điều trị chân răng bị sưng. Bạn cũng nên sử dụng bàn chải điện thay bàn chải thông thường. Bàn chải điện hiện đại tận dụng sóng âm và sóng siêu âm với tần số mạnh, đánh bay những mảng bám cứng đầu trên răng, an toàn cho nướu.
Theo khuyến cáo của bác sĩ, bạn nên thay bàn chải sau 3 - 4 tháng sử dụng. Nếu bàn chải có dấu hiệu mòn, tòe lông và xước thì bạn nên thay bàn chải sớm hơn.
Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần giúp bạn phát hiện sớm nguyên nhân làm chân răng bị sưng
2.1.3. Chích rạch mủ chân răng tại địa chỉ nha khoa uy tín
Chân răng bị sưng dẫn tới có mủ, bác sĩ thường chỉ định chích rạch để loại bỏ ổ mủ viêm. Trước khi tiến hành chích mủ, bác sĩ cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh với mục đích cô lập vùng sưng viêm. Kế tiếp, bạn được cho dùng thuốc tê để hạn chế đau khi chích rạch. Cuối cùng, bác sĩ dùng dao chuyên dụng cho phẫu thuật răng miệng, rạch đường nhỏ ngang mủ viêm và hút dịch ra.
Quá trình chích rạch lấy mủ viêm cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn, tay nghề giỏi. Do đó, bạn lưu ý tìm hiểu các đơn vị nha khoa uy tín trước khi quyết định chích mủ sưng chân răng.
2.1.4. Điều trị tuỷ giúp chữa chân răng bị sưng
Nếu bạn bị viêm tủy dẫn tới sưng chân răng, bác sĩ tiến hành làm sạch phần tủy răng viêm trong ống tủy. Sau đó, bác sĩ sử dụng phương pháp trám bít ống tủy bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng. Chất trám giống như lớp màng bọc, bảo vệ phần tủy còn lại an toàn.
Sau bước điều trị tủy, bác sĩ thường khuyên bạn bọc răng sứ. Lớp sứ có màu trắng tự nhiên, tương tự răng thật 99%. Bọc sứ giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào vùng răng đã tổn thương và phục hồi chức năng ăn nhai của răng.
2.2. Phòng tránh chân răng bị sưng
Tham khảo các biện pháp ngăn ngừa sưng chân răng được tổng hợp tại đây:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách là biện pháp phòng ngừa sưng chân răng cơ bản nhất. Bạn nên đánh răng tối thiểu 2 lần một ngày và sử dụng kết hợp với chỉ nha khoa, nước súc miệng, máy tăm nước để làm sạch răng tối đa.
- Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần giúp bạn phát hiện sớm nguyên nhân làm chân răng bị sưng. Từ đó, bạn có hướng điều trị kịp thời, tránh biến chứng nghiêm trọng xảy ra.
- Bạn nên hạn chế đồ uống có ga và bánh kẹo ngọt để tránh bị sâu răng. Trong chế độ ăn uống hằng ngày, bạn cần bổ sung rau xanh, trái cây để cung cấp vitamin và khoáng chất cho răng, nướu.
- Các thói quen xấu như cắn móng tay, ngậm bút, dùng răng mở nắp chai,... gây trầy xước nướu và tổn thương chân răng. Bạn hãy cố gắng tránh những thói quen này để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
- Lựa chọn nước súc miệng và kem đánh răng có chứa thành phần fluoride để ngăn ngừa sâu răng và không bị ê buốt.
Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích về sưng chân răng. Việc điều trị kịp thời chân răng bị sưng và áp dụng các biện pháp phòng tránh hiệu quả giúp bạn duy trì sức khỏe răng miệng ổn định. Khi răng miệng của bạn khỏe mạnh, chất lượng cuộc sống càng được nâng cao. Nếu đang gặp vấn đề về răng miệng, bạn hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile để được tư vấn miễn phí bằng cách:
- Gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Điền thông tin vào bảng dưới đây.