Trang chủ / Kiến thức / PHẪU THUẬT GHÉP XƯƠNG HÀM CẤY IMPLANT CÓ ĐAU KHÔNG?

PHẪU THUẬT GHÉP XƯƠNG HÀM CẤY IMPLANT CÓ ĐAU KHÔNG?

“Muốn trồng răng khi bị tiêu xương hàm thì phải làm sao?” là câu hỏi thường gặp khi các bệnh nhân không thể cắm Implant vì xương hàm không đủ yêu cầu? Vậy việc ghép xương hàm thế nào? Có đau không? Và chi phí ghép xương Implant bao nhiêu? Nha Khoa Tâm Đức Smile sẽ giúp các bạn giải đáp từng thắc mắc một nhé.

 hotƯu đãi hấp dẫn trụ Implant lên đến 60%hot

hotHỖ TRỢ TRẢ GÓP 0% LÃI SUẤThot

Ưu đãi chỉ dành riêng cho khách hàng có đặt hẹn Online qua Website hoặc qua Hotline: 1900 8040 - 0329 851 079 (Có sử dụng Zalo/Viber) 

  

1. Tiêu xương hàm là gì?

Đây là quá trình diễn ra sau khi Quý khách bị mất răng. Xương hàm ở dưới răng mất của Quý khách sẽ mất đi sự kích thích từ chân răng trong quá trình ăn nhai hàng ngày sẽ bị tiêu biến.

Tiêu xương răng nặng ngoài việc không thể cấy ghép Implant thì nếu kéo dài không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả sau:

  • Biến dạng khuôn mặt: Xương răng tiêu biến đồng nghĩa với việc khung xương hàm và mặt sẽ bị thay đổi, gây ra biến dạng khuôn mặt.
  • Gương mặt nhìn già hơn tuổi: Biến dạng khuôn mặt thường sẽ làm cho da bị xệ, hóp má, da vùng miệng nhăn làm diện mạo chúng ta già hơn nhiều so với tuổi thật
  • Đau đầu mãn tính: khi xương hàm tiêu biến, các dây thần kinh dưới nướu sẽ không được bảo vệ, khi nhai, răng, nướu hàm còn lại sẽ trực tiếp tác dụng lực lên dây thần kinh gây ra bệnh đau đầu mãn tính.
  • Viêm khớp thái dương hàm: gây ra các cơn đau ở trong và xung quanh tai, người bệnh khó mở, đóng miệng và cử động hàm. Khi mở miệng hoặc nhai có thể phát ra tiếng kêu khớp, người bệnh thường phải ngậm miệng lệch sang một bên gây mỏi hàm, mặt cắn không đều.

Để ngăn chặn những tình trạng trên thì chúng ta cần cấy ghép Implant ngay sau khi răng bị mất. Tuy nhiên đa số trường hợp tìm đến nha khoa để Cấy ghép Implant đều đã bước vào quá trình bị tiêu xương hàm và 60% trong số đó xương hàm đã tiêu nặng, không thể trực tiếp cấy ghép Implant. Giải pháp cho các ca đó là ghép xương hàm trước khi Cấy ghép Implant.

Phẫu thuật ghép xương hàm trước trồng implant

phẫu thuật ghép xương khi cấy ghép implant

Phẫu thuật ghép xương

phẫu thuật ghép xương

 

2. Ghép xương ổ hàm

Ghép xương ổ hàm hay ghép xương răng trước khi cấy implant là phương pháp  sử dụng bột xương nhân tạo hoặc xương tự thân (xương thật như xương gò má, hàm mặt…) để bổ sung, cấy ghép xương mới vào vị trí xương hàm bị tiêu hõm nhằm mục đích phục hồi lại thể tích xương bị tiêu, ngăn ngừa tình trạng xương hàm biến dạng, sẵn sàng cho giai đoạn Cấy ghép Implant.

2.1. Các trường hợp nên ghép xương răng

  • Xương ổ răng bị tiêu do mất răng lâu ngày
  • Mất xương hàm một vùng
  • Số lượng răng không đủ để cấy  Implant
  • Răng mất, tiêu xương do bị viêm nha chu hoặc các bệnh lý về răng miệng khác.

Ghép xương răng giúp xương hàm bù lại thể tích xương mất, đảm có đủ kích thước về chiều cao, chiều rộng để trụ implant có thể cấy ghép thuận lợi vào xương hàm. Ghép xương hàm còn giúp cho trụ Implant mau tích hợp, nhanh lành thương, khống chế tình trạng implant bị đào thải không như mong muốn.

2.2. Các hình thức ghép xương hàm trong cấy ghép Implant

Ghép xương hàm để cấy ghép Implant được chia thành 2 loại: ghép xương hàm tự thân và ghép xương hàm nhân tạo.

2.2.1. Ghép xương tự thân

Là kỹ thuật dùng xương ở một phần khác của cơ thể bù vào chỗ xương bị tiêu, với cách này chúng ta có thể đảm bảo độ tích hợp hoàn toàn vì chúng xuất phát từ cùng cơ thể và không bị đào thải. Tuy nhiên với phương pháp này bệnh nhân sẽ phải chịu đau ở hai nơi trên cơ thể và yêu cầu trình độ chuyên môn của bác sĩ phải thật cao.

Mời Quý khách lắng nghe chia sẻ của khách hàng tại nha khoa Tâm Đức Smile

2.2.2. Ghép xương nhân tạo

Sử dụng những loại xương do con người chế tạo, thành phần bao gồm hydroxy apatite và tricalcium phosphate kết hợp thêm với các ion stronti giúp tăng mật độ khoáng xương.

Điểm đặc biệt là xương nhân tạo sẽ tự tiêu biến mất sau 6 tháng. Nhưng Quý khách đừng lo, trong 6 tháng đó xương nhân tạo sẽ kích thích xương hàm thật còn lại phát triển, và khi xương hàm phát triển trở lại đủ thì xương nhân tạo sau khi thực hiện đủ nghĩa vụ của mình sẽ biến mất. Ghép xương nhân tạo còn không cần phẫu thuật nhiều. 

Tuy nhiên lại có nhược điểm là có thể bị đào thải nếu không phù hợp, độ cứng thấp hơn xương tự thân và dễ chuyển màu thâm gây mất thẩm mỹ. Xương nhân tạo ngoài việc sản xuất còn có một số nguồn cung cấp khác như sử dụng xương động vật, xương người hiến tặng,... nhưng xương này khá khó kiếm và khả năng bị đào thải rất cao.

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Khám và tư vấn miễn phí

  

Có một việc khiến bệnh nhân băn khoăn đó là ghép xương có đau không? Quý khách có thể hoàn toàn yên tâm, Tâm Đức Smile trong suốt quá trình cấy ghép xương đều sử dụng thuốc tê chất lượng cao nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu và tay nghề bác sĩ tại nha khoa làm lâu năm trong nghề đảm bảo cả quá trình cấy ghép đều không đau dù là ghép xương tự thân hay nhân tạo.

2.3. Chi phí ghép xương trong Cấy ghép Implant

Chi phí của kỹ thuật ghép xương dao động từ 3.000.000 VNĐ đến 10.000.000 VNĐ tùy theo từng trường hợp tiêu xương, tốc độ lành thương, tích hợp với cơ thể, hình thức ghép xương, tình trạng sức khỏe của từng cá nhân một. Nên để rõ ràng và cụ thể hơn chi phí ghép xương hàm, ghép xương răng thì Quý khách hãy đặt lịch đến thăm khám và tư vấn miễn phí Tại nha khoa Tâm Đức Smile để nắm bắt được tình trạng và tính toán chi phí dễ dàng hơn.

Quý khách muốn biết tình trạng răng miệng của mình có cần phải ghép xương hàm hay không hãy gọi ngay cho Tâm Đức Smile qua Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber). Bác sĩ chuyên khoa sẽ liên hệ tư vấn, giúp Quý khách xác định chính xác tình trạng răng miệng của mình cũng như vạch ra lộ trình trồng răng hiệu quả.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp