Kiến thức
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
QUÁ TRÌNH MỌC RĂNG Ở TRẺ VÀ CÁCH CHĂM SÓC ĐÚNG CÁCH
Mục lục nội dung
1. Quá trình mọc răng khôn ở trẻ
1.1. Hình thành mầm răng
Mầm răng sữa của trẻ bắt đầu hình thành từ tuần thứ 5 của bào thai. Đến tuần thứ 18-20, tất cả 20 mầm răng sữa đã bắt đầu ngấm vôi.
1.2. Mọc răng sữa
Tuổi mọc răng sữa trong khoảng thời gian từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 30. Khi răng mọc, trẻ thường có dấu hiệu: chảy nhiều nước dãi, biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, đôi khi có thể sốt nhẹ, tiêu chảy…Các dấu hiệu này chỉ là quá trình sinh lý bình thường ở trẻ, thường xuất hiện rồi tự hết trong vòng 3 – 7 ngày.
Quá trình mọc răng ở trẻ
Nguyên tắc mọc răng ở trẻ em như sau:
✤ Khoảng tháng thứ 7 mọc răng cửa.
✤ Tháng thứ 11 mọc đủ 4 răng cửa.
✤ Tháng thứ 15 mọc đủ 8 răng cửa.
✤ Tháng thứ 19 mọc thêm 4 răng hàm nhỏ.
✤ Tháng thứ 23 mọc thêm 4 răng nanh.
✤ Tháng thứ 27 mọc thêm 4 răng số 5
Tiến trình mọc răng ở trẻ
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất
Trong quá trình mọc răng ở trẻ, cha mẹ cần chú ý chăm sóc vỗ về bé, nếu bé sốt trên 38,5 độ, sụt cân, cần giữ thái độ thật bình tĩnh và đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt ở các bệnh viện Nhi để được điều trị. Đảo đảm đầy đủ, hợp lý chất dinh dưỡng và phải bổ sung canxi, giúp bé có mầm răng chắc khỏe, tách nướu răng dễ dàng, lên răng trẻ em nhanh chóng, rút ngắn thời gian gây đau đớn ở nướu răng. Cho trẻ ăn bằng thức ăn mềm, dễ tiêu như: bột, hoặc cháo loãng, sữa mẹ.
Giữ vệ sinh răng miệng tốt cho bé, thường xuyên lau sạch miệng bằng khăn mềm, cho bé uống nước lọc và làm sạch nướu sau khi cho bé bú hoặc ăn dặm.
Khi răng trẻ em đã mọc nhiều, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ đánh răng hằng ngày và chỉ dùng một lượng nhỏ kem đánh răng có chứa flour, hướng dẫn trẻ sau khi đánh răng súc miệng nhổ hết kem đánh răng. Đồng thời, nên đưa trẻ thăm khám răng định kỳ để phát hiện các bệnh răng miệng và chữa trị từ sớm, tránh cản trở tới sức ăn nhai của bé.
Các bước chải răng đúng cách cho bé
Khi trẻ lên 6 tuổi, răng sữa bắt đầu rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn, răng sữa thường rụng theo thứ từ mà chúng mọc. Đầu tiên hai răng cửa giữa ở hàm dưới sẽ rụng trước, tiếp theo là hai răng cửa giữa ở hàm trên, răng cối sữa thứ nhất, răng nanh và răng cối sữa thứ 2. Đây là giai đoạn phức tạp nhất khi mọc răng ở trẻ và trong chu trình chăm sóc răng vì có sự xuất hiện của cả răng sữa và răng vĩnh viễn.
2. Giai đoạn thay răng sữa ở trẻ
Nếu trẻ bị mất răng sữa sớm do sâu răng hay va đập, chiếc răng vĩnh viễn thay thế có thể mọc sớm hay trễ và có khả năng bị khểnh vì không có đủ chỗ mọc. Các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc từ 6 tuổi đến 12 tuổi trừ răng khôn thì mọc muộn hơn khoảng sau 17 tuổi.
Khi những chiếc răng sữa lung lay và rụng đi, trên hàm răng sẽ xuất hiện một chỗ trống, các răng bên cạnh có khả năng sẽ mọc lệch sang, khiến hàm răng mọc chen chúc, khấp khểnh, hô móm...Vì vậy, trong khoảng thời gian này, cha mẹ nên cho trẻ thăm khám nha khoa thường xuyên để nha sĩ giúp trẻ điều chỉnh sự phát triển ổn định của hàm các răng.
Đồng thời, cần chú ý loại bỏ các thói quen xấu của trẻ như mút tay, đẩy lưỡi, ăn nhiều bánh kẹo, thường xuyên dùng răng để cắn vật cứng cũng góp phần khiến bởi những thói quen trên sẽ khiến răng trẻ bị mọc lệch lạc, hô răng, sâu răng…
3. Thăm khám răng, tư vấn miễn phí cho bé
Với mong muốn mang lại nụ cười xinh xắn trên môi trẻ thơ, Nha khoa Tâm Đức Smile khuyến khích các bậc phụ huynh mang bé đến Nha khoa để được khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí, giúp biết được tình trạng mọc răng ở trẻ, sức khỏe răng miệng của bé hiện tại nhằm đưa ra phương pháp chăm sóc hay chữa trị thích hợp, giúp trẻ có được một nụ cười tự tin cùng hàm răng chắc khỏe trong tương lai.
Liên hệ ngay với Nha khoa Tâm Đức Smile qua Holine 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!