Trang chủ / Kiến thức / [GIẢI ĐÁP] RĂNG SÂU CÓ NIỀNG ĐƯỢC KHÔNG? BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA SÂU RĂNG KHI CHỈNH NHA

[GIẢI ĐÁP] RĂNG SÂU CÓ NIỀNG ĐƯỢC KHÔNG? BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA SÂU RĂNG KHI CHỈNH NHA

Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha được nhiều người lựa chọn để khắc phục răng hô, mọc lệch, chen chúc….Khi bị sâu răng, vi khuẩn tấn công tạo thành những lỗ hổng trên răng và làm răng ngày càng yếu đi. Vậy răng sâu có niềng được không? Trong bài viết dưới đây, Nha khoa Tâm Đức Smile sẽ giải đáp chi tiết và lý giải vì sao nên điều trị sâu răng trước khi niềng.

1. Răng sâu có niềng được không?

Với hệ thống khí cụ niềng, niềng răng giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Điều này không chỉ cải thiện tính thẩm mỹ mà còn giúp Quý khách dễ vệ sinh răng miệng, giảm nguy cơ sâu răng.

Khi bị sâu răng, vi khuẩn tấn công và gây tổn thương cho răng, nướu, thậm chí là xương hàm ở sâu bên trong. Lúc này, bất kỳ tác động mạnh nào cũng đều làm răng bị tổn thương và ngày càng yếu đi. Vậy răng bị sâu có thể niềng được không? Việc này phụ thuộc nhiều vào mức độ nghiêm trọng của lỗ sâu răng.

răng sâu có niềng được không sẽ tùy thuộc vào từng mức độ

Mức độ răng bị sâu sẽ quyết định việc có niềng được hay không

1.1. Niềng răng trong trường hợp sâu răng nhẹ

Khi sâu răng ở mức độ nhẹ, trên bề mặt răng mới chỉ xuất hiện những lỗ đen li ti. Lúc này, bác sĩ sẽ xử lý dứt điểm ổ sâu răng, bổ sung thêm florua để khôi phục răng. Trường hợp này, Quý khách có thể niềng răng để sở hữu hàm răng đều, đẹp và hạn chế vi khuẩn tấn công, gây hại.

Khi những lỗ hổng trên răng lớn hơn nhưng chưa ảnh hưởng tới ngà, tủy răng, bác sĩ sẽ chỉ định hàm trám. Đầu tiên, bác sĩ tiến hành vệ sinh răng miệng của Quý khách, loại bỏ ổ sâu răng rồi trám bít những lỗ sâu này lại. Vật liệu trám răng thường dùng là composite, giúp trám lỗ sâu răng hiệu quả và có tính tương thích cao với răng thật. Sau khi trám răng, dựa trên tình hình thực tế mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên có nên niềng răng hay không.

1.2. Sâu răng nặng niềng răng được không?

Trường hợp sâu răng nghiêm trọng, sâu nhiều răng, răng sâu lan vào tới tủy… Quý khách không thể niềng răng. Bởi lúc này răng đã yếu đi rất nhiều, thậm chí có nguy cơ bị hoại tử tuỷ răng. Răng bị hư tuỷ không thể chịu được lực tác động mạnh từ khí cụ niềng. Việc niềng răng lúc này không chỉ thất bại, mà còn làm ảnh hưởng tới sức khỏe của Quý khách.

Nếu răng sâu nặng, Quý khách nên trám hoặc bọc sứ để phục hồi chức năng cho răng. Bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng, loại bỏ ổ sâu răng và trám lại hoặc bọc sứ để bảo vệ răng. Quý khách chú ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng cẩn thận để hạn chế sâu răng tái phát trở lại. Trường hợp thân răng bị vỡ hết và không thể giữ lại chân răng, bác sĩ buộc phải nhổ bỏ để phòng tránh viêm nhiễm lan rộng. Nếu chỉ bị sâu một răng, sau khi nhổ bỏ Quý khách có thể niềng tùy theo chỉ định của bác sĩ. Với trường hợp sâu nhiều răng, sâu quá nghiêm trọng không thể niềng được. Quý khách nên lựa chọn giải pháp khác để cải thiện chức năng ăn nhai. Chẳng hạn như trồng răng Implant, làm cầu răng sứ,...

răng sâu có niềng được không

Trường hợp chỉ sâu 1 răng, bác sĩ sẽ khuyên Quý khách nên nhổ bỏ răng sâu đó và tiến hành đeo niềng

2. Vì sao Quý khách nên điều trị dứt điểm răng sâu trước khi niềng?

Như vậy, Quý khách chỉ có thể niềng răng trong những trường hợp sâu răng nhẹ, sâu một răng hoặc sâu ở vị trí không tiếp xúc với mắc cài. Dù sâu răng ở mức độ nào, việc niềng khi bị sâu răng đều làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, làm ảnh hưởng tới kết quả sau cùng. Do vậy, trước khi niềng răng, Quý khách cần điều trị dứt điểm sâu răng cùng các bệnh lý răng miệng đang mắc phải (nếu có).

2.1. Răng sâu yếu, không có đủ điều kiện niềng

Răng sâu là răng đã bị vi khuẩn tấn công và phá hủy mô răng. Khi bị sâu, răng yếu và nhạy cảm hơn so với các răng bình thường. Nó không thể chịu được lực tác động mạnh từ việc gắn niềng hoặc siết dây cung. Nếu Quý khách vẫn cố gắng niềng răng sâu, kết quả niềng răng không thể đạt được như ý muốn.

2.2. Niềng răng sâu gây ra cảm giác đau nhức

Răng sâu thường xuyên sinh ra cảm giác ê buốt, khó chịu cộng thêm lực siết răng trong quá trình niềng tạo cho Quý khách cảm giác đau nhức dữ dội. Sức khỏe, tinh thần sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi Quý khách phải chịu đựng hai cơn đau cùng lúc.

2.3. Ảnh hưởng tới các răng khỏe mạnh khác

Niềng răng là một quá trình dài, thông thường diễn ra từ 18 - 24 tháng hoặc có thể hơn tùy vào mức độ lệch của răng. Nếu Quý khách không điều trị sâu răng triệt để, vi khuẩn sẽ phát triển và phá hủy răng, dẫn tới nguy cơ mất răng. Nghiêm trọng hơn, chúng có thể gây nhiễm trùng, viêm tủy răng và lây lan qua các răng khỏe mạnh xung quanh.

Như vậy có thể thấy, việc điều trị dứt điểm sâu răng trước khi niềng là vô cùng cần thiết. Điều này vừa giúp Quý khách hạn chế các cơn đau nhức vừa tránh ảnh hưởng tới kết quả niềng.

3. Giải pháp phòng ngừa sâu răng trong quá trình niềng 

Trong quá trình niềng, Quý khách sẽ gặp một số hạn chế trong việc vệ sinh răng miệng, dễ dẫn tới tích tụ mảng bám. Đây là môi trường lý tưởng đi vi khuẩn phát triển gây sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác. Do đó, để hạn chế tối đa nguy cơ sâu răng trong suốt quá trình niềng, Quý khách cần lưu ý.

răng sâu có niềng được không

Niềng răng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển

3.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Quý khách chú ý chăm sóc, vệ sinh răng miệng mỗi ngày với bàn chải có đầu lông mềm hoặc bàn chải kẽ răng. Quý khách cần vệ sinh kỹ hơn ở những vị trí có gắn mắc cài để làm sạch vụ thức ăn còn bám dính. Quý khách không nên chải răng quá mạnh hoặc chải theo chiều ngang để tránh làm mòn men răng, bung khí cụ niềng.

Trong quá trình niềng, Quý khách nên ưu tiên các loại kem đánh răng có chứa flour để tăng cường sức khỏe cho răng. Quý khách có thể kết hợp sử dụng nước súc miệng để diệt khuẩn, chỉ nha khoa, tăm nước để làm sạch kẽ răng, loại bỏ mảng bám tốt hơn.

3.2. Chế độ ăn uống phù hợp

Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả của quá trình niềng răng. Do đó, Quý khách lưu ý:

  • Không ăn các loại thực phẩm quá dai, cứng hoặc dính để tránh làm tổn thương răng, gây bung sút khí cụ niềng.

  • Không ăn các loại thực phẩm có nhiều đường vì chúng sẽ làm vi khuẩn có hại tích tụ, tấn công răng. Ngoài ra, Quý khách nên hạn chế nhóm thực phẩm chứa nhiều axit vì chúng có thể làm mòn men răng.

  • Hạn chế các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh để tránh làm răng bị nhạy cảm hơn.

  • Không nên hút thuốc lá, uống cafe, các loại thực phẩm có màu, có cồn…để bảo vệ răng miệng.

ăn đồ ngọt nhiều làm răng sâu có niềng được không

Quý khách nên hạn chế ăn đồ ngọt trong quá trình niềng răng

3.3. Tái khám định kỳ theo lịch hẹn

Suốt quá trình niềng, Quý khách cần tới nha khoa để kiểm tra răng miệng thường xuyên. Điều này nhằm hạn chế rủi ro diễn ra trong thời gian chỉnh nha và giúp bác sĩ kịp thời phát hiện, xử lý các vấn đề răng miệng sớm.

Mong răng bài viết trên đây đã giúp Quý khách hiểu hơn về vấn đề răng sâu có niềng được không. Việc điều trị sâu răng trước khi niềng là vô cùng cần thiết, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như kết quả niềng. Để được niềng răng an toàn, không lo sâu răng, Quý khách hãy liên hệ ngay tới Nha khoa Tâm Đức Smile để được đặt lịch sớm.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp