Trang chủ / Kiến thức / So Sánh Răng Sứ Kim Loại Và Răng Toàn Sứ

So Sánh Răng Sứ Kim Loại Và Răng Toàn Sứ

Để đáp ứng nhu cầu bọc răng sứ ngày càng cao của mọi người, nhiều loại răng sứ đa dạng ra đời với những đặc điểm, tính chất riêng biệt như Răng sứ Titan, Sứ Zirconia Đức hay Cercon HT Mỹ…Nhưng xét về cấu tạo, răng sứ gồm 2 loại chính là răng toàn sứ và răng sứ kim loại. Để hiểu rõ về răng sứ và lựa chọn loại sứ phù hợp, hãy cùng so sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ.

1. Các đặc điểm so sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ

Không chỉ khác nhau về cấu tạo, khi so sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ còn phải kể đến tính thẩm mỹ, độ bền, khắc phục ăn nhai của 2 loại răng này.

1.1. Cấu tạo răng sứ

Đều có tên gọi là răng sứ, nhưng cấu tạo răng sứ kim loại và răng toàn sứ hoàn toàn khác nhau.

Răng toàn sứ có cấu tạo hoàn toàn từ sứ nguyên chất 100% từ lớp men bên ngoài đến khung sườn bên trong, tạo nên màu sắc trắng đều tự nhiên từ khung sườn cho đến lớp men. Là lựa chọn đúng đắn khi có ý định bọc răng sứ ở vị trí “mặt tiền” vì răng toàn sứ có độ bền rất cao, an toàn, lành tính với cơ thể mà không có bất kỳ sự kích ứng nào.

Răng sứ kim loại có chất liệu phần sườn bên trong làm bằng hợp: Ni – Cr, Cr – Co, Ni – Co – Titan và được phủ lớp sứ bên ngoài. Vì vậy, sau một vài năm sử dụng có thể xuất hiện viền đen ở nướu răng gây mất thẩm mỹ do kim loại bị oxy hóa dưới tác nhân axit trong môi trường miệng.

1.2. Tính thẩm mỹ

Giữa răng toàn sứ và răng sứ kim loại, răng toàn sứ được ưu tiên khi xét về tính thẩm mỹ vì có màu sắc, hình dáng không khác gì răng thật. Làm từ sứ nguyên chất nên răng toàn sứ có màu sắc trắng sáng tự nhiên, không bị phản quang khi có ánh sáng chiếu trực tiếp và không xảy ra tình trạng đen viền nướu sau một thời gian sử dụng như răng sứ kim loại.

Thế nhưng răng sứ kim loại thời gian đầu cũng có màu sắc trắng sáng như răng thật, bị phản quang ánh sáng khi chiếu trực tiếp vì cấu tạo phần sườn làm bằng kim loại. Vì vậy có thể sử dụng răng sứ kim loại khi chưa có đủ chi phí, và nhanh chóng đổi qua răng toàn sứ để đảm bảo về tính thẩm mỹ.

Bọc răng sứ hết bao nhiêu tiền tại các trung tâm nha khoa hiện nay???

Ưu đãi áp dụng khi Quý khách đặt hẹn online tại đây

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

Khám và tư vấn miễn phí

Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 

1.3. Khắc phục ăn nhai

Do được cấu tạo hoàn toàn bằng sứ nên độ bền của loại răng toàn sứ có thể lên đến 900Mpa tức là gấp 5 lần răng thật, cùng với đó là khả năng chống đứt gãy và chống mài mòn. Điều này cho phép bạn có thể ăn nhai hoàn toàn bình thường như răng thật ngay cả những thức ăn cứng, dai.

Đối với răng hàm – răng ăn nhai chính với độ chịu lực lớn thì răng toàn sứ sẽ là sự lựa chọn lý tưởng. Hơn thế nữa, răng hoàn toàn không bị nhạy cảm, hay ê buốt khi gặp phải thức ăn, nước uống nóng lạnh đột ngột.

Về răng sứ kim loại, khả năng chịu lực ăn nhai kém hơn do cấu tạo không đồng nhất

1.4. Độ bền và tuổi thọ

Thông thường, tuổi thọ răng sứ kim loại khoảng 5-7 năm sử dụng, tuy nhiên vì lý do đen viền nướu nên sau khoảng 2-3 năm nên thay răng sứ khác để đảm bảo về an toàn sức khoẻ và tính thẩm mỹ.

Răng toàn sứ có tuổi thọ lên đến 15-20 năm, thậm chí có thể hơn nếu biết cách chăm sóc răng sứ đúng cách và thăm khám, kiểm tra răng định kỳ.

Mời Quý khách lắng nghe chia sẻ của nam nghệ sĩ Quốc Thuận sau khi làm răng sứ tại nha khoa Tâm Đức Smile

2. So sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ

Để có cái nhìn tổng quan về so sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ, hãy theo dõi bảng tổng hợp so sánh 2 loại răng sứ này để nhận thấy rõ hơn:

Đặc điểm

Răng toàn sứ

Răng sứ kim loại

 Cấu tạo

 100% sứ nguyên chất

 Khung sườn bên trong là kim loại, bên ngoài phủ lớp sứ

 Độ bền, tuổi thọ

 Độ bền cao, dao động từ 15-20 năm

 Độ bền không cao, trung bình từ 5-7 năm

 Tính thẩm mỹ

 Có màu sắc, hình dáng không khác gì răng thật.

 Răng sứ trắng sáng tự nhiên, không bị phản quang.

 Không đen viền nướu sau một thời gian sử dụng.

 Hình dáng, màu sắc giống răng thật, răng trắng sáng tự nhiên thời gian đầu khi sử dụng.

 Chức năng ăn nhai

 Chịu lực ăn nhai lớn, phục hồi chức năng ăn nhai tốt

 Khả năng chịu lực ăn nhai kém hơn do cấu tạo không đồng nhất

 Chi phí

 Giá răng toàn sứ dao động từ 3 – 20 triệu tuỳ theo loại răng sứ

 Chi phí giá răng sứ kim loại thấp hơn, trung bình 1-2 triệu

So sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ đã giúp chúng ta hiểu sâu hơn về bản chất răng sứ, về ưu điểm, nhược điểm từng loại. Để biết được chính xác loại sứ phù hợp, hãy đến nha khoa để được bác sĩ khám và tư vấn chi tiết.

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

Khám và tư vấn miễn phí

Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 

 

Bạn đang tham khảo bài viết so sánh răng sứ kim loại và răng toàn sứ trong chuyên mục kiến thức răng sứ thẩm mỹ của Nha khoa Tâm Đức Smile. Nếu còn bất kỳ thắc mắc về các vấn đề nha khoa khác, đừng ngần ngại gọi qua số Hotline 1900 8040 - 0329 851 079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc gửi câu hỏi cho chúng tôi theo form bên dưới để được tư vấn miễn phí nhé!

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp