Trang chủ / Kiến thức / TẬT NGHIẾN RĂNG: NGUYÊN NHÂN, ẢNH HƯỞNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC SỚM

TẬT NGHIẾN RĂNG: NGUYÊN NHÂN, ẢNH HƯỞNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC SỚM

Nghiến răng là một tật xảy ra khá phổ biến ở người lớn và cả trẻ nhỏ. Nhiều người cho rằng nghiến răng chỉ xảy ra khi ngủ, tuy nhiên tình trạng này có thể xảy ra khi Quý khách tỉnh táo. Nếu không biết cách kiểm soát, nghiến răng có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng hơn. Vậy nghiến răng khi thức là gì? Nguyên nhân do đâu? Khắc phục thế nào?

1. Nghiến răng khi thức là gì?

Nghiến răng được hiểu đơn giản là tình trạng răng ở hai hàm nghiến siết lại với nhau. Thông thường, nghiến răng chỉ xuất hiện khi Quý khách đang ngủ. Hiện tượng này vẫn có thể xuất hiện ngay cả lúc Quý khách đang thức. Đây là lúc cơ thể đang trong trái thái tập trung, giận dữ hoặc căng thẳng quá mức. Đây là một rối loạn khá phổ biến với số lượng người mắc lên lên tới 8%, thuộc nhiều độ tuổi khác nhau.

Nghiến răng với lực mạnh có thể tạo ra âm thanh ken két làm người xung quanh cảm thấy khó chịu. Đa phần những người mắc phải tật nghiến răng khi thức thường không tự nhận biết được. Thay vào đó, những người xung quanh là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp nên sẽ nhận ra đầu tiên.

2. Nguyên nhân và những hệ lụy kéo theo khi nghiến răng

Tật nghiến răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được chữa trị kịp thời, chúng có thể để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

2.1. Nghiến răng khi thức nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân gây ra tình trạng nghiến răng khi thức chưa thực sự rõ ràng. Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện tượng nghiến răng xảy ra liên quan tới một số yếu tố sau:

  • Yếu tố thần kinh: Nghiến răng khi thức có thể xuất phát từ yếu tố tâm lý và thần kinh. Điển hình như tinh thần căng thẳng, lo âu, quá tập trung vào một việc gì đó hoặc đang nóng giận. Tình trạng này thường gặp hơn ở những người đang bị stress, dễ kích động.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Tật nghiến răng có thể do tác dụng phụ của việc dùng thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, dùng chất kích thích, …
  • Bệnh lý: Nghiến răng có thể có liên quan tới một số hội chứng như Parkinson, rối loạn tâm thần, động kinh hay trào ngược dạ dày thực quản,…Một số trường hợp, Quý khách bị lệch khớp cắn, răng lệch lạc cũng có thể là nguyên nhân gây ra tật nghiến răng.

Ngoài ra, với hiện tượng nghiến răng đang khi ngủ, nguyên nhân có thể là do Quý khách bị rối loạn giấc ngủ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người thường xuyên ngủ ngáy, mê sảng, bị ảo giác, bóng đè,… khi ngủ có liên quan tới tật nghiến răng.

Nghiến răng do lo âu, căng thẳng và nhiều bệnh lý khác

Nghiến răng do lo âu, căng thẳng và nhiều bệnh lý khác

2.2. Các biến chứng có thể gặp phải nếu không điều trị tật nghiến răng

Nghiến răng sẽ gây ảnh hưởng tới những người xung quanh, làm đối phương cảm thấy khó chịu. Đa số trường hợp nghiến răng khi thức không gây nguy hiểm hay đe dọa tới tính mạng. Tuy nhiên nếu không can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng như:

  • Gây tổn thương răng và hệ thống xương hàm.
  • Mòn răng dẫn tới răng nhạy cảm hơn.
  • Xuất hiện triệu chứng đau nhức đầu, tai và vùng hàm mặt,… Một số trường hợp có thể gây rối loạn khớp thái dương hàm.
  • Trong trường hợp nghiêm trọng, việc nghiến răng lâu ngày có thể gây phì đại cơ masseter, gây biến dạng gương mặt.

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 

3. Khắc phục tật nghiến răng khi thức bằng cách nào?

Như đã chia sẻ ở trên, tật nghiến răng cần được chữa trị càng sớm càng tốt để đảm bảo không gây ra biến chứng. Việc khắc phục chứng nghiến răng sẽ dựa trên mức độ tình trạng cũng như nguyên nhân gây bệnh. Việc điều trị nghiến răng sẽ được thực hiện qua liệu pháp tâm lý, sử dụng thuốc, can thiệp nha khoa hoặc kết hợp cả 3.

3.1. Liệu pháp trị liệu

Nếu nguyên nhân gây ra tật nghiến răng là do căng thẳng, Quý khách có thể áp dụng những phương pháp như: Tập thể dục, thư giãn, đi bộ, thay đổi môi trường sống,… Chúng giúp giải tỏa stress rất hiệu quả, có thể hỗ trợ khắc phục tình trạng nghiến răng. Trường hợp Quý khách bị rối loạn giấc ngủ, hãy điều trị càng sớm càng tốt.

Quý khách lưu ý nên hạn chế sử dụng các loại chất kích thích, đồ uống chứa cafein, nhất là vào buổi tối. Bởi chúng có thể khiến quý khách mất ngủ và là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ.

3.2. Sử dụng thuốc

Thuốc không có hiệu quả tuyệt đối trong việc điều trị tật nghiến răng khi thức hay ngủ. Chúng có chỉ tác dụng làm giảm sự căng cơ quá mức do Quý khách nghiến răng lâu ngày hay quá nhiều lần.

Thông thường, thuốc được sử dụng trong điều trị nghiến răng là các loại thuốc có tác dụng giảm lo âu, thuốc giãn cơ. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau, chống viêm trong trường hợp nghiến răng gây đau răng, đau mỏi hàm, thái dương,... Một số trường hợp nghiến răng nặng, không đáp ứng với việc điều trị, bác sĩ có thể tiến hành tiêm botox.

3.3. Can thiệp nha khoa

Liệu pháp trị liệu và sử dụng thuốc chỉ là giải pháp tạm thời, không có tác dụng điều trị triệt để. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp nha khoa. Đây là giải pháp hàng đầu, giúp khắc phục tật nghiến răng đồng thời bảo vệ răng hiệu quả hơn.

Can thiệp nha khoa để điều trị triệt để bệnh lý nghiến răng

Can thiệp nha khoa để điều trị triệt để bệnh lý nghiến răng

Can thiệp nha khoa để điều trị triệt để bệnh lý nghiến răng

3.3.1. Máng chống nghiến

Máng chống nghiến có tác dụng bảo vệ bề mặt răng tránh khỏi sự mài mòn do tật nghiến răng gây ra. Ngoài ra, dụng cụ này còn có tác dụng ngăn chặn tình trạng đau cơ, đau khớp thái dương hàm. Thông thường, người bệnh sẽ được đeo máng chống nghiến làm từ những loại vật liệu mềm hoặc Acrylic cứng. Một số loại máng chống nghiến hiện nay có tác dụng điều chỉnh thói quen vận động, phần nào hạn chế được tình trạng nghiến răng.

3.3.2. Chỉnh nha để hạn chế tật nghiến răng khi thức

Chỉnh nha là kỹ thuật chỉnh sửa những răng bị lệch vị trí. Phương pháp này cũng đồng thời giúp điều chỉnh khớp cắn về vị trí phù hợp, làm giảm lực tác động lên răng, cơ nhai. 

>>> Xem thêm: 

Những lợi ích từ việc niềng răng - chỉnh nha sẽ khiến bạn bất ngờ

3.3.3. Phục hình răng

Với những trường hợp răng bị mòn nghiêm trọng, răng nhạy cảm,… Quý khách có thể phục hồi hình thể răng để đảm bảo sự tương quan giữa hai hàm. Phương pháp phục hồi phổ biến hiện nay bao gồm:

  • Hàn trám răng: Chi phí thấp, tính thẩm mỹ ở mức tương đối, nguy cơ bong tróc sau khi hàn răng khá cao và dễ nhiễm màu trở lại. Do đó, nếu thực hiện phục hồi răng bằng phương pháp này, Quý khách nên có sự cân nhắc.
  • Bọc răng sứ: Bọc răng sứ là kỹ thuật bọc lại toàn bộ thân răng, giúp bảo vệ răng hiệu quả hơn và có tính thẩm mỹ cao. Răng sứ có màu sắc sáng bóng tự nhiên và có độ bền cao, Quý khách hoàn toàn có thể yên tâm trong quá trình ăn uống.

Quy trình bọc răng sứ tại Nha khoa Tâm Đức Smile

Quý khách phát hiện sớm và điều trị kịp thời tật nghiến răng khi thức sẽ không gây ra biến chứng hay ảnh hưởng đến cơ thể. Tình trạng này kéo dài thì sẽ có nhiều hậu quả nặng nề, việc điều trị cũng sẽ tốn kém và phức tạp hơn nhiều.

Nếu Quý khách phát hiện mình có tật nghiến răng, hãy liên hệ với Tâm Đức Smile để được tư vấn bằng cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp