Trang chủ / Kiến thức / XƯƠNG HÀM LÀ GÌ? MỘT SỐ VẤN ĐỀ SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG LIÊN QUAN ĐẾN XƯƠNG HÀM

XƯƠNG HÀM LÀ GÌ? MỘT SỐ VẤN ĐỀ SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG LIÊN QUAN ĐẾN XƯƠNG HÀM

Xương hàm là bộ khung cho cả khuôn mặt. Kích thước và vị trí của xương hàm quyết định độ khớp của răng hàm trên với hàm dưới. Vị trí của chúng ảnh hưởng đến việc nhai, nói và hoạt động của khớp hàm. Để biết thêm xương hàm là gì và các bệnh lý liên quan đến xương hàm, Quý khách hãy tham khảo bài viết sau đây.

1. Xương hàm là gì? Những điều chưa biết về xương hàm

Xương hàm không phải cấu trúc xương đơn lẻ, mà nó thường xuyên tương tác với hệ thống hàm răng và khuôn mặt. 

Xương hàm trên và dưới kết hợp hài hòa với nhau, giữ cho hàm răng ổn định và đồng đều. Ngoài ra, xương hàm còn tác động đến khả năng nói chuyện, ăn nhai và quá trình hô hấp.

1.1. Vai trò của xương hàm là gì?

Xương hàm là bộ khung cho cả khuôn mặt. Kích thước và vị trí của xương hàm quyết định độ khớp của răng hàm trên với hàm dưới. Vị trí của chúng ảnh hưởng đến việc nhai, nói và hoạt động của khớp hàm.

Xương hàm giữ và hỗ trợ các mô mềm như cơ, môi và lưỡi. Hàm và răng là các yếu tố tạo nên hình dáng và diện mạo của khuôn mặt.

  • Các khớp thái dương hàm cho phép hàm dưới di chuyển trơn tru.
  • Hàm dưới hỗ trợ các răng tạo hình dạng cho nửa dưới khuôn mặt và cằm.
  • Hàm trên giữ cho các răng phía trên, tạo hình phần giữa khuôn mặt và nâng đỡ mũi.
  • Khớp cắn tốt có nghĩa là răng trên và răng dưới đều thẳng và khớp với nhau đúng cách.

Nắm rõ cấu trúc xương hàm là gì sẽ giúp Quý khách có cái nhìn rõ nét hơn về cấu trúc của toàn bộ khuôn mặt.

xương hàm là gì

Cấu tạo xương hàm

1.2. Cấu trúc của xương hàm

Xương hàm dưới bao gồm các mạch máu và dây thần kinh. Hai phần dọc của xương hàm tạo thành khớp bản lề di chuyển ở hai bên đầu. Hai phần dọc này cũng cung cấp sự gắn kết cho các cơ quan trọng trong việc nhai. Phần trung tâm phía trước của vòm được làm dày và được gia cố để tạo thành cằm. 

Đó là một sự phát triển chỉ có ở con người và một số tổ tiên gần của loài người. Vượn lớn và các loài động vật khác không có cằm.

  • Xương hàm phía trên bám chắc vào xương mũi như: xương trán, xương lệ, xương sàng và xương gò má trong hốc mắt. 
  • Một số xương ở vị trí xương hàm dưới như: xương gò má, xương cằm dưới, xương hàm dưới…

1.3. Cách hoạt động của xương hàm

  • Xương hàm hoạt động bằng cách di chuyển đối lập nhau.
  • Xương hàm được sử dụng để cắn, nhai và xử lý thức ăn.
  • Xương hàm dưới giữ lưỡi, lưỡi di chuyển tự do khi nói và ăn.
  • Xương hàm trên định hình sàn khoang mũi, cho phép luồng không khí bình thường. 

>>> Xem thêm:

Tiêu xương hàm là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết điển hình

2. Một số vấn đề xảy ra ở xương hàm

2.1. Xương hàm dưới lùi quá xa

Khi xương hàm dưới lùi quá xa, hoạt động nhai cắn trở nên khó khăn. Cằm bị yếu hoặc tụt xuống gây ảnh hưởng đến khớp cắn.

xương hàm là gì

Hình ảnh răng hô thực tế

2.2. Xương hàm dưới đưa ra quá xa

Xương hàm dưới đưa ra quá xa làm cằm bị nhô, gây ra tình trạng móm hàm. Một số trường hợp răng hàm dưới nhô ra ngoài và chồng lên răng hàm trên. Điều này sẽ làm mất thẩm mỹ cho khuôn mặt.

khách hàng niềng răng móm tại nha khoa Tâm Đức Smile

khách hàng niềng răng móm tại nha khoa Tâm Đức Smile

2.3. Răng không gặp nhau (khớp cắn hở)

Cắn hở thường là do hàm trên dài hơn hàm bên dưới. Điều này gây ra nụ cười hở lợi, hoặc vấn đề do phần sau của xương hàm dưới quá ngắn. 

Cắn hở cũng do mút ngón tay cái kéo dài, hoặc vị trí lưỡi không đúng khi nghỉ và khi nuốt. Cắn hở làm môi không thể khép lại được.

xương hàm là gì

Khớp cắn hở

2.4. Xương hàm không đều (không đối xứng)

Xương hàm không đều là lớn hơn hoặc nhỏ hơn ở một bên so với bên kia. Hoặc 1 bên lùi quá xa về phía trước hoặc phía sau. Khuôn mặt trông lệch tâm hoặc vẹo.

xương hàm là gì

Lệch khớp cắn

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 

3. Một số trường hợp xảy ra khi xương hàm không thẳng hàng

3.1. Sinh hoạt ăn uống không thoải mái

Quý khách cảm thấy khó cắn vào bánh mì hoặc táo. Hay nhiều trường hợp khó giữ thức ăn trong miệng khi nhai. Nguyên nhân do khớp thái dương bị cứng hoặc đau.

3.2. Khó giao tiếp trơn tru

Quý khách khó phát ra một số âm thanh nhất định hoặc khó nói rõ ràng. Trong một số trường hợp, Quý khách khó giao tiếp tròn vành rõ chữ. Nguyên nhân gây ra do khớp xương hàm bị cứng, hoặc xương hàm không thẳng hàng. 

3.3. Đường thở khó khăn

Xương hàm nếu không thẳng hàng có thể chặn đường thở, dẫn đến khó thở. Một số người còn bị ngưng thở khi ngủ (hơi thở dừng lại trong khi ngủ có thể làm Quý khách ngủ không sâu, dễ thức giấc).

3.4. Tự ti về khuôn mặt

Xương hàm không thẳng gây ra một số khuyết điểm trên khuôn mặt. Điều này ảnh hưởng đến các vấn đề về thẩm mỹ, làm Quý khách cảm thấy tự ti trong quá trình giao tiếp.

khách hàng niềng răng tại nha khoa Tâm Đức Smile

khách hàng niềng răng tại nha khoa Tâm Đức Smile

khách hàng niềng răng tại nha khoa Tâm Đức Smile

khách hàng niềng răng tại nha khoa Tâm Đức Smile

4. Hiện tượng đau khớp xương hàm là gì?

Xương hàm, đặc biệt là xương hàm dưới, kết nối với hộp sọ tại một cặp khớp được gọi là khớp thái dương hàm. Các khớp này nằm ngay phía trước tai và chúng cho phép mở và đóng miệng.

Xương hàm liên kết với răng và nướu. Chúng cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ. Đồng thời xương hàm cũng sẽ bị nhiễm trùng nếu như không được giữ sạch sẽ.

4.1. Nguyên nhân gây đau xương hàm 

Trong 8 người thì có 1 người bị rối loạn khớp thái dương hàm. Điều này phổ biến ở phụ nữ hơn đàn ông. 

Nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm gây đau xương hàm bao gồm:

  • Chấn thương hàm
  • Viêm khớp
  • Nghiến răng
  • Tật bẩm sinh
  • Viêm các cơ xung quanh hàm
  • Căng thẳng

Các vấn đề về răng miệng cũng có thể làm đau xương hàm:

  • Đau răng, thường là do sâu răng hoặc áp xe
  • Răng bị nứt, chen chúc hoặc nhạy cảm với nhiệt độ, áp suất
  • Bệnh nướu răng, bệnh này dẫn đến làm hỏng xương hàm
  • Răng khôn sắp mọc
  • Răng lệch lạc
  • Nghiến răng hoặc nghiến chặt hàm

xương hàm là gì

Đau xương hàm do nhiều nguyên nhân gây ra

4.2. Một số cách giảm đau xương hàm

Việc điều trị chứng đau xương hàm sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau. Sau đây là một số cách làm giảm bớt sự khó chịu khi Quý khách bị đau xương hàm.

  • Để xương hàm nghỉ ngơi: Quý khách cho hàm nghỉ ngơi sẽ làm giảm áp lực và stress lên khu vực đau.
  • Quý khách nên tập luyện cơ hàm để tăng cường sự linh hoạt của cơ hàm. 
  • Quý khách nên mua một miếng nhựa bảo vệ hàm đeo vào buổi tối khi ngủ. Miếng nhựa này sẽ  giúp Quý khách ngăn chặn thói quen nghiến răng. 
  • Chườm lạnh: Quý khách hãy áp dụng chườm lạnh trong khoảng 10-20 phút, 3 hoặc 4 lần mỗi ngày để giảm sưng và đau xương hàm.
  • Bài tập nhẹ nhàng: Quý khách nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để kéo căng cơ ở khu vực xương hàm hoặc mặt.
  • Siêu âm: việc sử dụng siêu âm, hay sóng âm thanh công suất cao giúp giảm đau và sưng tấy, giảm bớt cho tình trạng đau xương hàm.
  • Quý khách cần dùng thuốc theo toa hoặc phẫu thuật để khắc phục vấn đề này.

Nhưng nếu cơn đau không biến mất hoặc Quý khách không thể mở và ngậm miệng đúng cách, Quý khách nên đi khám sớm.

>>> Xem thêm:

Mất răng bao lâu thì bị tiêu xương hàm? Các dạng tiêu xương hàm và cách chữa

Hy vọng với những thông tin trên đây, Quý khách đã hiểu xương hàm là gì và những vấn đề có thể xảy ra với xương hàm. Nếu Quý khách đang gặp tình trạng hô, móm, lệch khớp cắn hãy chữa trị ngay tại nha khoa Tâm Đức Smile. Trước tiên, Quý khách hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ bằng cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp