Trang chủ / Kiến thức / VIÊM LỢI KHI NIỀNG RĂNG PHẢI LÀM SAO? CÁCH PHÒNG TRÁNH VIÊM LỢI TÁI PHÁT

VIÊM LỢI KHI NIỀNG RĂNG PHẢI LÀM SAO? CÁCH PHÒNG TRÁNH VIÊM LỢI TÁI PHÁT

Viêm lợi khi niềng răng là biến chứng sau chỉnh nha, nguyên nhân do tay nghề của bác sĩ hoặc chăm sóc răng miệng không đúng cách. Dấu hiệu ban đầu không nghiêm trọng, nhưng nếu bạn không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha. Trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc tìm hiểu cách xử lý và phòng tránh viêm lợi khi niềng răng.

1. Viêm lợi khi niềng răng phải làm sao?

Sau niềng răng, nguyên nhân chính gây viêm lợi là: Bác sĩ thao tác sai kỹ thuật, vệ sinh răng không đúng cách hoặc chưa điều trị dứt điểm bệnh răng miệng. Nếu không khắc phục kịp thời, hiệu quả chỉnh nha sẽ bị ảnh hưởng và bạn gặp nhiều biến chứng nguy hiểm khác. 

1.1. Gặp bác sĩ ngay khi có triệu chứng viêm lợi khi niềng răng

Sau khi niềng răng, nếu bạn gặp các hiện tượng sau đây, bạn nên đến nha khoa càng sớm càng tốt:

  • Nướu sưng và có màu đỏ sẫm: Các mô xung quanh răng bắt đầu sưng lên, dần chuyển từ màu hồng sang đỏ sẫm. Đây là dấu hiệu ban đầu của viêm lợi, khi chạm vào thấy đau, bạn phải đến nha khoa ngay.
  • Chảy máu chân răng nhiều: Chảy máu chân răng nhẹ khi đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa là bình thường. Tuy nhiên, sau niềng răng, nếu hiện tượng chảy máu xuất hiện nhiều hơn chính là dấu hiệu lợi bị viêm nhiễm.
  • Hơi thở có mùi hôi: Nếu hơi thở của bạn có mùi ngay cả khi đã vệ sinh răng sạch sẽ, tức là nướu của bạn đang bị viêm.
  • Răng lung lay nhẹ: Viêm lợi nặng ảnh hưởng đến xương, thậm chí làm tiêu xương nên răng lung lay.
  • Mủ xuất hiện quanh nướu: Nếu bạn thấy có ổ mủ xuất hiện quanh chân răng, tức là tình trạng viêm lợi đã trở nặng. 

Viêm lợi khi niềng răng phải làm sao

Hơi thở có mùi ngay cả khi đã vệ sinh có thể là do nướu đang bị viêm

Nếu bạn bị viêm nướu nhẹ, bác sĩ chỉ cần làm sạch cao răng để loại bỏ vi khuẩn. Môi trường răng miệng sạch sẽ tạo điều kiện để mô nướu phục hồi. Ngoài ra, bác sĩ kê thêm gel flour ngậm hoặc các loại thuốc giúp bạn giảm ê buốt.

Trong trường hợp viêm nướu nặng, bác sĩ phải làm sạch ổ viêm và phẫu thuật để ghép mô nướu. Mục đích khi phẫu thuật là che phủ chân răng bị tụt lợi, bảo vệ chân răng. Thông thường, thời gian lành sau phẫu thuật là từ 6 tuần đến 1 năm, tùy thuộc cơ địa của bạn.

1.2. Chăm sóc răng miệng tại nhà sau khi chữa viêm lợi

Một nguyên nhân khác gây ra viêm lợi sau khi niềng răng chính là chăm sóc răng miệng sai cách. Thức ăn không được làm sạch bám vào mắc cài, lâu dần gây ra hiện tượng viêm lợi. Vậy nên, sau khi niềng răng và chữa viêm lợi, bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà.

1.2.1. Đánh răng kỹ sau khi ăn và trước khi đi ngủ

Mỗi ngày, bạn nên chải răng 2 lần sau khi ăn và trước khi đi ngủ bằng bàn chải lông mềm, mảnh. Lời khuyên của bác sĩ là nên sử dụng các loại kem đánh răng có chứa fluoride để bảo vệ men răng, ngừa sâu răng. Trong khi chải răng, bạn chú ý làm sạch đủ 3 mặt răng, các răng hàm và kẽ răng cẩn thận.

1.2.2. Dùng máy tăm nước và chỉ nha khoa sau khi ăn

Bác sĩ khuyến nghị, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày để làm sạch kẽ răng và mắc cài. Ngoài ra, nếu bàn chải đánh răng không thể loại bỏ vụn thức ăn, bạn nên kết hợp với máy tăm nước.

Viêm lợi khi niềng răng phải làm sao

Chỉ nha khoa và tăm nước sẽ giúp vệ sinh răng miệng sạch sẽ hơn

1.2.3. Tránh thực phẩm gây kích ứng nướu

Khi bị viêm lợi, bạn tránh sử dụng các thực phẩm gây kích ứng nướu như:

  • Thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột: Bánh kẹo, trái cây sấy khô, mứt, nước ngọt,.... Vì đường và tinh bột là thủ phạm làm hình thành mảng bám, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm.
  • Thực phẩm chua cay: Các loại quả chua, dưa muối, ớt,... làm nướu bị sưng đau, chảy máu. Loại quả chứa axit làm thay đổi độ pH trong miệng và bào mòn men răng, vậy nên bạn không nên ăn.
  • Bia, rượu, cafein và chất kích thích: Nhóm thực phẩm này làm giảm tiết nước bọt, gây khô miệng, nướu nhạy cảm và viêm nặng hơn.
  • Các loại thực phẩm bám dính hoặc quá cứng: Khi nướu đang bị tổn thương, nhai hoặc cắn các loại thực phẩm cứng, dai làm lợi đau nhức, lâu lành.

2. Phòng tránh viêm lợi khi niềng răng

Về nguyên nhân khách quan, để phòng tránh viêm lợi, bạn nên chọn nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề. Về nguyên nhân chủ quan, sau khi niềng răng bạn nên chăm sóc răng miệng đúng cách.

2.1. Dùng bàn chải lông mềm và thay bàn chải định kỳ

Bàn chải lông mềm được thiết kế với các sợi lông mảnh, mềm mại, giúp làm sạch răng mà không gây tổn thương lợi. Bạn nên chọn loại bàn chải lông mềm, đầu nhỏ, kích thước vừa với khoang miệng. 

Viêm lợi khi niềng răng phải làm sao

Bàn chải lông mềm được thiết kế với các sợi lông mảnh, mềm mại

Ngoài ra, theo khuyến nghị từ bác sĩ, bạn nên thay bàn chải định kỳ sau 3 tháng sử dụng. Bởi vì có nhiều loại vi khuẩn trú ngụ trong bàn chải đánh răng, phát triển trong môi trường ẩm ướt như nhà tắm. Một số loại vi khuẩn tìm thấy trong đánh răng sử dụng lâu ngày là E.coli, tụ cầu khuẩn, Strep,… gây loét và cúm.

2.2. Chọn thực phẩm tốt cho nướu và răng

Để phòng ngừa viêm lợi và bảo vệ sức khỏe răng miệng, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho nướu và răng như:

  • Trái cây và rau củ: Các loại trái cây như dâu tây, lựu,... chứa Vitamin C - Chất chống viêm tự nhiên. Trong rau củ chứa nhiều chất xơ giúp làm sạch răng và kích thích tiết nước bọt, trung hòa axit trong khoang miệng.
  • Các loại hạt ngũ cốc: Hạt lanh, hạt hướng dương,... có nhiều axit béo Omega-3 giảm viêm và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Các loại cá béo: Điển hình cá trích, cá hồi, cá thu,... là nguồn Omega-3 dồi dào, ngoài ra còn có protein và vitamin cần thiết cho cơ thể.
  • Hành, tỏi, gừng: Đều chứa các chất chống viêm tự nhiên, làm dịu lợi viêm và ngăn vi khuẩn.
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Ví dụ sữa chua, phô mai,... có nhiều dưỡng chất quan trọng, giúp tăng đề kháng và miễn dịch cơ thể.
  • Nước: Nước tốt cho răng miệng, là nguồn năng lượng nhiều người bỏ quên. Bạn chỉ cần uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 lít) giúp khoang miệng đủ độ ẩm, hỗ trợ tiêu hóa và loại bỏ vi khuẩn.

2.3. Dùng thêm sáp nha khoa khi đeo niềng

Sáp nha khoa tạo lớp đệm mềm mại, bảo vệ nướu, má và lưỡi khỏi bị tổn thương bởi các khí cụ chỉnh nha. Sáp nha khoa làm giảm cọ xát giữa khí cụ niềng răng và nướu, má, lưỡi nên giảm cảm giác đau rát và ê buốt. Nhất là trong những ngày đầu sau niềng, bạn nên sử dụng sáp nha khoa để giảm cảm giác khó chịu.

Viêm lợi khi niềng răng phải làm sao

Bạn nên sử dụng sáp nha khoa để giảm cảm giác khó chịu khi niềng răng

2.4. Dùng nước súc miệng mỗi ngày

Nước súc miệng len lỏi vào các khu vực mà bàn chải và chỉ nha khoa không thể tiếp cận để làm sạch. Súc miệng sau khi ăn giúp bạn loại bỏ sạch sẽ mảng bám và vụn thức ăn còn trong miệng. Ngoài ra, trong nước súc miệng còn chứa fluoride, chlorhexidine và cetylpyridinium chloride giúp giảm viêm nướu, ngăn ngừa chảy máu chân răng.

2.5. Tái khám theo đúng lịch hẹn

Bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám định kỳ khi bạn niềng răng. Đây là cách để bác sĩ kiểm tra vị trí răng, tình trạng nướu và sức khỏe răng miệng của bạn trong quá trình niềng răng. Nhờ đó, bạn sớm phát hiện các dấu hiệu viêm lợi và bệnh nha chu khác để khắc phục kịp thời. Khi tái khám, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng và lấy cao răng, giúp khoang miệng sạch sẽ.

Qua bài viết trên, bạn đọc đã tìm hiểu cách xử lý khi bị viêm lợi khi niềng răng và phương pháp phòng tránh. Khi gặp các dấu hiệu viêm lợi, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ tư vấn, không nên tự tìm cách xử lý tại nhà.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp