Trang chủ / Bài viết / ÁP XE RĂNG BAO LÂU THÌ KHỎI? CÁCH PHÒNG NGỪA ÁP XE RĂNG

ÁP XE RĂNG BAO LÂU THÌ KHỎI? CÁCH PHÒNG NGỪA ÁP XE RĂNG

Áp xe răng là bệnh nhiễm trùng do sâu răng, nứt răng hay các bệnh lý về nướu. Nếu không điều trị áp xe răng kịp thời có thể gây mất răng vĩnh viễn. Vậy Quý khách cần điều trị áp xe răng trong bao lâu? Những thắc mắc này sẽ được nha khoa Tâm Đức Smile giải đáp rõ hơn trong bài viết dưới đây.

1. Điều trị bệnh áp xe răng bao lâu thì khỏi?

Áp xe chân răng là một bệnh lý về răng miệng ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sinh hoạt. Bệnh này hoàn toàn không thể tự khỏi mà cần phải có phương pháp để điều trị dứt điểm. Vậy điều trị áp xe răng bao lâu thì khỏi?

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi áp xe răng bao lâu thì khỏi. Bởi vì thời gian điều trị áp xe răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như:

  • Vị trí cũng như mức độ nghiêm trọng của viêm áp xe.
  • Phương pháp điều trị.
  • Tình hình sức khỏe của Quý khách cũng như cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng giai đoạn sau điều trị áp xe.

Áp xe răng bao lâu thì khỏi?

Áp xe răng bao lâu thì khỏi?

Nhìn chung, thời gian điều trị áp xe răng thường kéo dài khoảng 1 - 2 tuần. Với trường hợp áp xe răng nhẹ, Quý khách chỉ cần điều trị bằng thuốc kháng sinh hay giảm đau. Bệnh có thể khỏi sau khoảng 7 - 10 ngày kiên trì điều trị. Trường hợp Quý khách bị áp xe răng nặng, thời gian điều trị có thể kéo dài 2 tuần hoặc hơn.

2. Có thể điều trị áp xe răng tại nhà bằng những phương pháp nào?

Như đã chia sẻ ở trên, áp xe răng bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào tình hình sức khoẻ và phương pháp điều trị. Quý khách nên thăm khám tại nha khoa càng sớm càng tốt. Tại nhà, Quý khách có thể áp dụng một số phương pháp sau đây để làm giảm cảm giác khó chịu khi bị áp xe răng.

2.1. Chườm đá lạnh

Trường hợp áp xe răng gây đau nhức, Quý khách có thể chườm đá bên ngoài vùng bị đau khoảng 10 - 15 phút. Việc này sẽ giúp Quý khách giảm đau nhức răng hiệu quả.

2.2. Súc miệng với nước muối

Đây là giải pháp tạm thời giúp làm giảm sưng đau do áp xe răng. Nước muối loãng còn giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, giữ cho nướu khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, nước muối có thể cân bằng độ pH trong khoang miệng, ức chế hoạt động của vi khuẩn, hạn chế gây viêm nhiễm.

Cách thực hiện:

Quý khách có thể súc miệng bằng dung dịch nước muối pha loãng hoặc các loại nước muối sinh lý trên thị trường. Dùng nước này để súc miệng trong vòng khoảng 2 phút, kiên trì mỗi ngày để đạt hiệu quả như mong đợi.

2.3. Dùng baking soda

Baking soda là nguyên liệu có tính kháng khuẩn cao và là một giải pháp hiệu quả để cải thiện bệnh lý răng miệng. Quý khách có thể pha loãng baking soda với nước và muối sau đó ngậm khoảng 5 phút rồi nhổ ra. Phương pháp này có thể áp dụng 2 - 3 lần mỗi ngày để giảm bớt tình trạng sưng, viêm do áp xe răng.

Dùng baking soda giảm sưng viêm do áp xe

Dùng baking soda giảm sưng viêm do áp xe

2.4. Sử dụng tinh dầu từ kinh giới

Tinh dầu kinh giới (tinh dầu Oregano) là loại thảo mộc có tính kháng khuẩn và chống oxy hóa tốt. Quý khách có thể sử dụng loại tinh dầu này để giúp giảm triệu chứng đau và viêm nhiễm khi bị viêm áp xe răng.

Cách thực hiện:

Quý khách tiến hành pha loãng tinh dầu kinh giới bằng loại dung môi kèm theo. Tiếp đó, Quý khách nhỏ một vài giọt dung dịch vào miếng bông gòn rồi áp trực tiếp lên khu vực bị áp xe răng. Sau khi lấy bông ra, Quý khách nên để yên trong 10 phút cho tinh chất thẩm thấu rồi mới rửa sạch lại với nước. 

3. Cách điều trị áp xe răng tại nha khoa mang lại hiệu quả cao

Mặc dù những phương án điều trị tại nhà dễ thực hiện, nhưng đây chỉ là giải pháp tạm thời. Với những trường hợp áp xe nặng, gây viêm nhiễm, đau nhức kéo dài, Quý khách cần phải tới nha khoa để điều trị.

Áp xe răng thường phát triển theo 2 giai đoạn: Giai đoạn khởi phát và giai đoạn tiến triển. Tùy thuộc vào mức độ cũng như vị trí áp xe chân răng mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị khác nhau. Nguyên tắc cơ bản của việc điều trị là cần loại bỏ ổ nhiễm trùng, giảm thiểu tối đa biến chứng và bảo tồn răng tối đa.

Ở giai đoạn áp xe khởi phát, dùng thuốc hoặc dẫn lưu khối mủ là 2 giải pháp thường được bác sĩ chỉ định.

3.1. Dùng thuốc kháng sinh

Với những trường hợp nhiễm trùng ở vị trí áp xe, việc dùng thuốc kháng sinh được cho là không cần thiết. Nhưng nếu nhiễm trùng nặng và lây lan những khu vực xung quanh, bác sĩ cần kê đơn thuốc kháng sinh. Việc sử dụng thuốc kháng sinh giúp ức chế sự lây lan của nhiễm trùng do áp xe.

3.2. Dẫn lưu khối mủ để điều trị áp xe răng tại nhà khoa

Dẫn lưu khối mủ là phương pháp nhằm loại bỏ dịch mủ do áp xe răng. Bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên nướu để loại bỏ dịch mủ. Tiếp đến, bác sĩ khâu lại và sát khuẩn với nước muối để phòng trường hợp vi khuẩn phát triển và lây lan.

Một khi bệnh đã tiến triển nặng, bác sĩ buộc phải chỉ định chữa tủy hoặc nhổ răng.

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 

3.3. Chữa tủy để trị áp xe răng

Nếu áp xe xảy ra do tình trạng viêm tủy, bác sĩ sẽ tiến hành chữa tủy để điều trị áp xe. Khi tủy viêm cũng như dịch mủ được loại bỏ, bác sĩ sẽ tiến hành trám bít hoặc bọc sứ để khôi phục chức năng nhai. Việc chữa tủy răng có thể giúp Quý khách bảo vệ răng thật cũng như hạn chế sự lây nhiễm chéo.

3.4. Nhổ răng để loại bỏ nguy cơ áp xe răng tái lại

Nhỏ răng sẽ là phương pháp điều trị cuối cùng với những trường hợp bị áp xe răng nặng. Khi răng bị viêm nhiễm nghiêm trọng và không thể giữ lại, bác sĩ buộc phải nhổ răng và loại bỏ hoàn toàn ổ áp xe. Sau khi nhổ răng, Quý khách nên trồng răng Implant để khôi phục thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai. Trồng răng cũng giúp hạn chế tối đa tình trạng tiêu xương và xô lệch cung răng về sau này.

Nhổ răng trồng implant để loại bỏ nguy cơ áp xe răng tái lại

Trồng răng Implant lấy lại cảm giác ngon miệng sau khi Quý khách bị mất răng

4. Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi điều trị viêm áp xe 

Điều trị áp xe răng bao lâu thì khỏi cũng phụ thuộc rất lớn vào cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng. Sau khi điều trị áp xe răng, việc chăm sóc răng miệng là vô cùng cần thiết để vết thương nhanh lành và hạn chế tái phát lại.

4.1. Vệ sinh răng miệng cẩn thận và tránh những tác động mạnh

Khi vệ sinh răng miệng, Quý khách lưu ý không tác động quá mạnh vào vị trí viêm chân răng. Quý khách nên kiêng chải răng trong vài ngày đầu, chỉ nên súc miệng để loại bỏ sạch mảng bám trong khoang miệng.

Khi viêm áp xe được chữa lành, Quý khách nên chú ý hơn tới việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng sau này.

4.2. Chú ý đến chế độ ăn uống

Những món ăn quá khô, cứng hay cay nóng, có nhiều gia vị có thể ảnh hưởng tới quá tình làm lành vết thương. Quý khách nên ăn những món ăn lỏng, nguội để giảm bớt áp lực lên răng.

4.3. Dùng thuốc theo liều lượng kê đơn của bác sĩ

Sau chữa trị, bác sĩ chỉ định một số loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm để cải thiện tình trạng đau nhức và ngăn ngừa viêm nhiễm. Quý khách nên dùng thuốc theo liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn, tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc hoặc dùng quá liều.

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ khi điều trị áp xe răng

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ khi điều trị áp xe răng

4.4. Tái khám theo lịch hẹn và thăm khám nha khoa định kỳ

Sau khi điều trị dứt điểm tình trạng viêm áp xe răng, Quý khách nên tái khám sau lịch hẹn để kiểm tra. Điều này giúp bác sĩ nắm được chính xác tình hình sức khoẻ của Quý khách sau khi điều trị. Để duy trì sức khỏe răng miệng tốt nhất, Quý khách nên thăm khám nha khoa định kỳ 3 - 6 tháng/lần.

Trên đây là những giải đáp cho vấn đề áp xe răng bao lâu thì khỏi. Quý khách đang bị viêm nướu hoặc áp xe răng tái phát thường xuyên, hãy liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile để được thăm khám miễn phí. Tâm Đức Smile khuyến khích Quý khách đặt hẹn trước khi đến để nhận thêm ưu đãi khi điều trị bằng cách: