Trang chủ / Bài viết / ĐAU RĂNG KIÊNG ĂN GÌ? 7+ MẸO ĂN UỐNG GIÚP GIẢM ĐAU RĂNG NHANH CHÓNG

ĐAU RĂNG KIÊNG ĂN GÌ? 7+ MẸO ĂN UỐNG GIÚP GIẢM ĐAU RĂNG NHANH CHÓNG

Đau răng là vấn đề khởi phát do nhiều nguyên nhân: Sâu răng, viêm nướu, mọc răng khôn,... Cơn đau răng dai dẳng làm Quý khách khó chịu, mất ăn, mất ngủ và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Khi bị đau răng, Quý khách cần chọn thực phẩm thích hợp để xoa dịu cơn đau và hỗ trợ quá trình phục hồi. Vậy đau răng kiêng ăn gì để không làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn? Thông qua bài viết sau, mời Quý khách cùng tìm hiểu chi tiết.

1. Các món ăn nên kiêng khi bị đau răng

Khi bị đau răng, chọn thực phẩm thích hợp giúp Quý khách đẩy lùi cơn đau và bảo vệ sức khỏe răng miệng. Một số loại thực phẩm dễ gây kích ứng và làm tăng cảm giác đau, vì vậy Quý khách cần tránh xa chúng. Dưới đây là các món ăn mà Quý khách nên kiêng khi bị đau răng.

1.1. Đau răng kiêng ăn món dai cứng

Món dai cứng bao gồm: Thịt nướng, thịt khô, kẹo, các loại hạt cứng như hạnh nhân, hạt óc chó,... Những món ăn này phải dùng lực cắn mạnh và thời gian nhai lâu. Điều này sẽ làm cơn đau nhức dữ dội hơn và kéo dài thời gian phục hồi.

Ngoài ra, cắn mạnh vào các món ăn cứng còn dễ bị nứt vỡ răng, thậm chí là gãy răng, dẫn đến viêm nướu, tổn thương tủy răng,... Thức ăn dai cứng còn dễ bị kẹt vào kẽ răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và làm tình trạng viêm nhiễm thêm tồi tệ.

đau răng kiêng ăn gì

Nên tránh các món ăn khô cứng khi răng đang bị đau

1.2. Đau răng kiêng ăn đồ ngọt

Đường trong đồ ngọt là thức ăn ưa thích của vi khuẩn trong miệng. Vi khuẩn tiêu thụ đường và sản xuất ra acid làm mòn men răng và gây ra các vấn đề như: Sâu răng, viêm nướu,... Khi Quý khách thưởng thức những món ngon ngọt, vi khuẩn có thêm cơ hội tấn công vào men răng, làm tăng viêm và đau nhức. Vì vậy, khi đau răng Quý khách nên hạn chế ăn các loại đồ ngọt như: Kẹo, bánh quy, socola,...

1.3. Đau răng kiêng ăn đồ chua, nhiều acid

Acid trong đồ chua làm mòn men răng, làm răng nhạy cảm và dễ hư tổn hơn. Đặc biệt, khi răng đã bị tổn thương, acid sẽ dễ dàng xâm nhập vào tủy răng, gây ra những cơn đau buốt, khó chịu. Vì vậy, Quý khách nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chua và nhiều acid như: Chanh, quýt, các loại dưa chua, nước cam,...

đau răng kiêng ăn gì

Các món đồ ăn chua chứa nhiều acid sẽ dễ làm mòn men răng

1.4. Đau răng kiêng uống nước ngọt

Khi đau răng, Quý khách cũng cần kiêng các loại nước ngọt như: Trà sữa, nước ép trái cây đóng hộp, nước có ga,... Nước ngọt chứa hàm lượng đường cao, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và sản xuất acid làm mòn men răng. Hơn nữa, các loại nước có ga thường chứa acid citric và phosphoric làm răng nhạy cảm hơn và tăng cảm giác đau nhức, ê buốt.

1.5. Đau răng kiêng ăn các món dễ dính răng

Các món dễ dính răng bao gồm: Xôi nếp, cơm nát, bánh mì, caramel, kẹo dẻo,.. Những món này dễ bám chặt vào kẽ răng, làm tăng nguy cơ hình thành mảng bám gây ra sâu răng, hôi miệng,... Việc loại bỏ những mảnh vụn thức ăn này cũng khó khăn hơn do Quý khách đang đau răng cần hạn chế các cử động mạnh. Thức ăn bám dính lâu ngày trong kẽ răng sẽ gây kích ứng nướu, dẫn đến viêm nướu, viêm nha chu,...

2. Mẹo ăn uống giúp Quý khách đỡ đau răng

Dưới đây là những gợi ý giúp Quý khách duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, bảo vệ răng miệng khỏi những cơn đau nhức. 

2.1. Nhai thức ăn ở phía đối diện với răng bị đau

Khi nhai thức ăn ở phía bị đau, lực tác động trực tiếp lên răng sẽ làm Quý khách bị ê buốt và đau nhức hơn. Bằng cách chuyển hướng nhai sang phía đối diện sẽ giúp phân tán lực tác động, giảm áp lực lên khu vực đang đau. Điều này giúp Quý khách giảm đau nhức và khó chịu, tạo cảm giác thoải mái hơn. Đồng thời, nhai thức ăn ở phía đối diện giúp răng và nướu ở vùng tổn thương có thời gian phục hồi và giảm nguy cơ viêm nhiễm.

2.2. Ưu tiên ăn thức ăn mềm

Lựa chọn thức ăn mềm giúp bảo vệ răng miệng, tránh bị tổn thương thêm và tạo cho Quý khách cảm giác thoải mái khi ăn uống. Thực phẩm mềm không cần dùng lực nhai mạnh, giảm áp lực lên răng và nướu, từ đó giảm cảm giác đau nhức.

Quý khách nên thay thế những món ăn cứng, dai bằng các món mềm, dễ nhai như: Cháo, súp, khoai tây nghiền, trứng, đậu phụ, các loại rau củ nấu mềm,... Thức ăn mềm còn giúp Quý khách dễ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng, đảm bảo cơ thể nhận đủ dưỡng chất trong thời gian bị đau răng.

đau răng kiêng ăn gì

Những món ăn mềm sẽ tốt cho Quý khách khi bị đau răng

2.3. Bổ sung rau xanh

Rau xanh chứa nhiều vitamin A, C, K, canxi, kali,... rất cần thiết cho sức khỏe răng miệng. Những khoáng chất này giúp nướu và răng chắc khỏe hơn, hỗ trợ quá trình phục hồi và giảm viêm. Ngoài ra, ăn rau xanh còn kích thích tuyến nước nước bọt, giúp làm sạch răng và miệng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

Các loại rau xanh Quý khách nên bổ sung bao gồm: Cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, rau diếp cá,... Bổ sung rau xanh không chỉ tốt cho răng mà còn tăng cường sức khỏe toàn thân, hỗ trợ hệ miễn dịch và cải thiện hệ tiêu hóa.

2.4. Uống nhiều nước

Nước giúp tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ vận chuyển dưỡng chất đến các tế bào và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Khi bị đau răng, uống nhiều nước sẽ giúp giảm sưng viêm, làm dịu cơn đau và thúc đẩy quá trình lành thương. Quý khách nên uống ít nhất 1.5 lít nước mỗi ngày, và tránh xa các loại đồ uống có đường, acid. Uống nước đều đặn còn giúp da mịn màng và cải thiện chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

đau răng kiêng ăn gì

Uống nhiều nước sẽ giúp làm dịu bớt cơn đau răng

3. Cách trị và phòng đau răng sâu hiệu quả

Đau răng sâu không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của Quý khách. Quý khách có thể áp dụng cách cách dưới đây để điều trị và phòng ngừa đau răng sâu hiệu quả.

3.1. Chữa sâu răng tại nha khoa

Khi bị sâu răng, việc đầu tiên Quý khách nên làm là đến nha khoa để được khám và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ để xác định mức độ sâu răng và tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp với Quý khách. Các phương pháp chữa sâu răng phổ biến bao gồm:

  • Trám răng: Áp dụng cho trường hợp sâu răng nhẹ, chưa ảnh hưởng đến tủy răng. Bác sĩ sẽ loại bỏ phần răng sâu và trám lại bằng vật liệu chuyên dụng. Điều này sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và phục hồi hình dạng ban đầu của răng.
  • Điều trị tủy: Áp dụng cho các trường hợp sâu răng nặng, khi vi khuẩn đã xâm nhập vào tủy răng. Bác sĩ sẽ loại bỏ tủy răng bị nhiễm trùng và trám kín lại ống tủy.
  • Nhổ răng: Áp dụng cho trường hợp sâu răng nặng, bị hư hại nhiều và không thể phục hồi. Bác sĩ sẽ nhổ răng và tư vấn phương án trồng răng giả thay thế như: Trồng răng Implant, làm cầu răng sứ,...
  • Bọc răng sứ: Sử dụng để bảo vệ răng sau khi điều trị tủy hoặc trám răng, giúp răng khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.

Ngoài việc chữa trị sâu răng, Quý khách nên cạo vôi răng và khám răng định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Cạo vôi răng giúp loại bỏ mảng bám, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển gây sâu răng và viêm nướu. Khám răng định kỳ mỗi 6 tháng giúp phát hiện sớm các vấn đề răng miệng và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng.

đau răng kiêng ăn gì

Quý khách nên đến nha khoa để chữa trị ngay khi phát hiện răng bị sâu

3.2. Phòng ngừa sâu răng tại nhà

Phòng ngừa sâu răng tại nhà là cách tốt nhất để tránh những cơn đau răng khó chịu và giữ cho răng miệng luôn khỏe mạnh. Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa hiệu quả mà Quý khách nên thực hiện hàng ngày.

3.2.1. Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày

Đánh răng giúp loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa trên răng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Việc này đặc biệt quan trọng sau các bữa ăn chính và trước khi đi ngủ. Quý khách có thể tham khảo những bí quyết sau để đánh răng đúng cách:

  • Lựa chọn bàn chải lông mềm, đầu nhỏ để massage nướu và len lỏi vào từng kẽ răng, loại bỏ sạch thức ăn thừa.
  • Chải răng theo chiều dọc từ trên xuống dưới, nhẹ nhàng và đều đặn.
  • Chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng, mỗi mặt ít nhất 20 giây.
  • Duy trì chải răng trong 2 phút để loại bỏ hoàn toàn mảng bám và vi khuẩn.

3.2.2. Dùng chỉ nha khoa ngay sau khi ăn

Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn giúp loại bỏ thức ăn thừa trong kẽ răng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây ra sâu răng. Khi sử dụng chỉ nha khoa, Quý khách nên nhẹ nhàng di chuyển qua lại giữa các kẽ răng, tránh dùng lực quá mạnh làm tổn thương nướu. Quý khách nên sử dụng kết hợp cả bàn chải đánh răng và chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa trên bề mặt răng và kẽ răng. Điều này giúp Quý khách ngăn ngừa cao răng, sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,...

3.2.3. Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng

Súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước súc miệng chuyên dụng giúp làm sạch miệng, tiêu diệt vi khuẩn và làm dịu các mô nướu bị viêm. Nước súc miệng chuyên dụng thường chứa các chất kháng khuẩn mạnh, giúp bảo vệ răng miệng toàn diện hơn. Quý khách nên súc miệng ít nhất 2 lần/ngày trong 30 giây, sau khi đánh răng và sau khi ăn.

đau răng kiêng ăn gì

Nên sử dụng kết hợp nước súc miệng để bảo vệ răng miệng tối ưu

3.2.4. Dùng máy tăm nước

Máy tăm nước sử dụng tia nước áp suất cao để loại bỏ thức ăn thừa ở mọi ngóc ngách trong khoang miệng. Tia nước len lỏi vào từng kẽ răng giúp làm sạch sâu, ngăn ngừa hình thành cao răng và tránh sâu răng hiệu quả. Áp lực từ tia nước còn giúp massage nhẹ nhàng nướu, kích thích lưu thông máu, tăng cường sức khỏe nướu và ngăn ngừa bệnh nha chu.

Hy vọng bài viết này đã giúp Quý khách biết rõ đau răng kiêng ăn gì và những thực phẩm làm dịu cơn đau hiệu quả. Việc chọn lựa thực phẩm và chăm sóc răng miệng đúng cách không chỉ giúp Quý khách giảm đau mà còn bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài. Quý khách nên đến nha khoa định kỳ để kiểm tra và chăm sóc răng miệng toàn diện để nụ cười luôn khỏe mạnh và rạng rỡ.

Quý khách cần thăm khám răng miễn phí hãy liên hệ ngay qua: