Trang chủ / Kiến thức / BỆNH SÂU RĂNG CÓ LÂY KHÔNG? 10 CÁCH PHÒNG LÂY NHIỄM SÂU RĂNG TỪ NGƯỜI KHÁC

BỆNH SÂU RĂNG CÓ LÂY KHÔNG? 10 CÁCH PHÒNG LÂY NHIỄM SÂU RĂNG TỪ NGƯỜI KHÁC

Sâu răng là căn bệnh phổ biến nhất khi nhắc đến các vấn đề ở răng miệng. Ở giai đoạn đầu, sâu răng không có biểu hiện rõ ràng để Quý khách có thể nhận biết và điều trị sớm. Kèm theo đó là mối lo ngại: sâu răng có lây không? Nếu có thì sâu răng lây lan bằng cách nào? Quý khách hãy cùng nha khoa Tâm Đức Smile tìm hiểu qua những thông tin sau đây.

1. Định nghĩa đơn giản và dễ hiểu về bệnh sâu răng

Có thể nói sâu răng là căn bệnh phổ biến nhất ở khoang miệng. Tuy răng không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng sâu răng ngầm phát triển, gây nhiễm trùng và mất răng vĩnh viễn.  

Theo cách hiểu đơn giản nhất, sâu răng là mô cứng của răng đang bị nhiễm khuẩn, thành phần khoáng (men răng) đang bị hủy hoại. Nguyên nhân là do vi khuẩn ở trong mảng bám răng sinh ra các loại axit gây hại.

2. Bệnh sâu răng có lây không?

Sâu răng hoàn toàn có khả năng lây lan. Chẳng hạn như lan rộng từ răng này sang răng khác, thậm chí là từ người này sang người khác.

2.1. Sâu răng có lây từ răng này qua răng khác

Nguyên nhân hình thành sâu răng là từ các loại axit do vi khuẩn trên các mảng bám răng sinh ra. Do cùng một môi trường khoang miệng, thế nên vi khuẩn trên các mảng bám răng hoàn toàn có thể tấn công sang các răng kề cận với các răng bị sâu. Đặc biệt khi Quý khách không có biện pháp giữ vệ sinh răng miệng tốt, vi khuẩn càng có cơ hội sinh sôi và gây hại.

Trong nhiều trường hợp, răng sâu nặng hình thành ổ viêm tại các kẽ răng, việc lây lan sâu răng càng diễn ra nhanh chóng. Men răng bị mài mòn nhanh, thậm chí sâu răng có thể ăn vào tủy, làm hoại tử tuỷ và mất răng vĩnh viễn.

Để chặn đứng nguy cơ lây lan sâu răng từ răng này sang răng khác, Quý khách nên thăm khám tại nha khoa uy tín ngay bây giờ. Bên cạnh đó, Quý khách cần phải thay đổi chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng để có kết quả điều trị tốt nhất.

chân răng hàm bị sâu

Sâu răng dễ dàng lây lan từ răng này sang răng khác

2.2. Sâu răng lây giữa người với người

Vi khuẩn gây sâu răng có thể lây qua nhiều con đường như: ăn uống chung, dùng chung bàn chải đánh răng, hôn sâu,… Nhưng so với việc sâu răng lây từ răng này sang răng khác, thì việc lây lan giữa người với người có tỷ lệ thấp hơn. Bởi vi khuẩn gây sâu răng chỉ phát triển mạnh khi và chỉ khi có môi trường thuận lợi (ví dụ như nhiều cao răng, nhiều mảng bám).

Thông thường, đối tượng bị lây nhiễm sâu răng từ người khác đa phần là trẻ em. Quý khách nên chú ý hơn vào việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con. Thay vì chỉ nhắc nhở bé đánh răng mỗi ngày, Quý khách hãy đánh răng cùng con để quan sát và hướng dẫn bé chải răng đúng cách.

3. Top 10 cách phòng lây nhiễm sâu răng từ người khác

Dưới đây là 10 cách Quý khách có thể thực hiện để giảm nguy cơ lây nhiễm sâu răng từ người khác:

3.1. Chăm sóc răng miệng cá nhân

Chải răng đúng cách ít nhất hai lần mỗi ngày bằng bàn chải răng và kem đánh răng chứa fluoride. Quý khách nên ưu tiên dùng nước súc miệng có chứa fluoride để giúp răng chắc khoẻ hơn.

3.2. Thay đổi bàn chải răng thường xuyên

Bác sĩ khuyến khích Quý khách nên thay bàn chải đánh răng mỗi 3-4 tháng/lần để nâng cao hiệu quả làm sạch răng miệng.

bàn chải lông mềm bảo vệ răng

Bàn chải lông mềm bảo vệ lớp men răng

3.3. Sử dụng chỉ nha khoa

Thay vì dùng tăm xỉa răng, Quý khách hãy sử dụng chỉ nha khoa ngay sau bữa ăn để loại sạch mảng bám ở kẽ răng.

3.4. Không dùng chung vật dụng cá nhân

Quý khách không nên chia sẻ bàn chải răng, chỉ nha khoa đã dùng, hoặc các vật dụng cá nhân có liên quan đến răng miệng với người khác.

3.5. Hạn chế tiếp xúc thân mật với người bị sâu răng

Tránh tiếp xúc quá gần với người mắc sâu răng, đặc biệt là khi họ có triệu chứng như viêm nhiễm nướu hoặc viêm họng.

3.6. Dùng nước súc miệng có tính sát khuẩn

Quý khách hãy sử dụng nước súc miệng chứa chất kháng khuẩn để loại sạch vi khuẩn gây sâu răng trước khi đi ngủ. Vì giấc ngủ ban đêm kéo dài từ 6 - 8 tiếng, thời gian này vi khuẩn trong khoang miệng hoạt động rất mạnh.

3.7. Lựa chọn thực phẩm tốt cho răng miệng

Để răng luôn chắc khỏe, Quý khách hãy hạn chế ăn hoặc uống các món có nhiều đường và acid. Thay vào đó, Quý khách hãy ăn nhiều rau quả và thực phẩm giàu canxi để giúp răng có sức đề kháng tốt.

3.8. Điều trị sâu răng ở giai đoạn sớm nhất

Nếu nhận thấy sâu răng đang tấn công, Quý khách hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị ngay bây giờ. Ở giai đoạn đầu, sâu răng chưa gây đau nhức, nhưng Quý khách có thể thấy những đốm đen nhỏ trên răng.

Lúc này, bác sĩ sẽ cạo bỏ lớp răng bị hỏng và dùng vật liệu trám răng để trám bít lại trước khi sâu răng tiến triển nặng hơn.

Mời Quý khách tham khảo quá trình chữa sâu răng bằng cách trám bít tại nha khoa 

>>> Xem thêm:

Quá trình sâu răng diễn ra như thế nào?

3.9. Cạo vôi răng định kỳ mỗi 6 tháng

Cạo vôi răng cũng là giải pháp phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Quý khách hãy cạo vôi răng định kỳ 6 tháng 1 lần. Nếu cơ địa của Quý khách dễ bị tích tụ vôi răng, Quý khách cần thực hiện lấy vôi răng mỗi 3 tháng 1 lần.

>>> Xem thêm:

Cận cảnh bệnh nhân 35 năm chưa từng lấy vôi răng

3.10. Bọc răng sứ để phòng tránh sâu răng

Bọc răng sứ không chỉ là giải pháp làm đẹp nụ cười, mà nó còn giúp Quý khách phòng tránh sâu răng rất hiệu quả.

Nhớ rằng việc duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa có thể giúp bạn giảm nguy cơ lây nhiễm sâu răng từ người khác và duy trì sức khỏe răng miệng tốt.

Qua bài viết trên, hẳn bạn đã biết được sâu răng có lây không và 8 cách để phòng lây nhiễm sâu răng từ người khác. Sâu răng là bệnh lý phổ biến và bất kỳ ai cũng có thể mắc phải, hãy chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách và nhận biết sớm những dấu hiệu sâu răng để có thể điều trị kịp thời! 

Quý khách muốn thăm khám và tư vấn về sức khỏe răng miệng hãy gọi đến nha khoa Tâm Đức Smile qua Hotline 1900 8040 - 0329 851 079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc để lại thông tin để được đặt lịch sớm nhất.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp