Bài viết
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
GÃY RĂNG HÀM CÓ SAO KHÔNG? CÁCH PHỤC HÌNH RĂNG HÀM HIỆU QUẢ NHẤT
1. Bị gãy răng hàm có sao không?
Răng hàm là bộ phận đảm nhận vai trò nhai nghiền thức ăn chính trên hàm răng. Khi răng hàm bị gãy sẽ khiến Quý khách ăn uống khó khăn hơn và gặp phải một số vấn đề như sau.
1.1. Gãy răng hàm làm răng nhạy cảm hơn
Ngà răng là phần vô cùng nhạy cảm, nhất là khi tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao. Trường hợp răng hàm bị gãy và lộ ngà răng, Quý khách sẽ cảm thấy khó chịu hơn mỗi khi ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh.
1.2. Gãy răng hàm làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm
Khi răng hàm bị gãy, cấu trúc ngà răng và men răng cũng bị phá hủy. Chính điều này đã tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công vào phần tủy răng và gây nên tình trạng nhiễm trùng. Trường hợp răng hàm bị gãy và lộ tủy răng, vi khuẩn dễ dàng có thể tấn công và gây bệnh. Do đó, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm tủy, áp xe răng, thậm chí là hoại tử tủy.
1.3. Gãy răng hàm gây nên hiện tượng lệch hàm
Việc gãy răng hàm có nguy cơ dẫn tới hiện tượng lệch hàm vì lúc này Quý khách chỉ nhai ở một bên. Điều này làm cho cấu trúc hàm bị biến đổi, lệch về một phía, ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ. Ngoài ra, răng hàm bị gãy cũng tạo khoảng trống làm xô lệch các răng còn lại trên cung hàm.
Răng hàm gãy và mất hẳn chân răng dẫn tới hiện tượng tiêu xương hàm. Phần xương bị mất sẽ làm má hóp lại, gây ra hiện tượng lão hóa sớm.
Gãy răng hàm làm lệch hàm, viêm nhiễm, mất răng và nhiều vấn đề sức khỏe
1.4. Ảnh hưởng tới sức khỏe chung
Cấu trúc răng bị phá hủy, trên hàm sẽ xuất hiện lỗ hổng khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn. Nếu thức ăn không được nghiền kỹ, hệ tiêu hóa buộc phải hoạt động nhiều hơn. Lúc này, Quý khách có nguy cơ bị viêm loét dạ dày, tiêu hóa kém. Mặt khác, khi cơ thể không hấp thụ đủ dưỡng chất dễ dẫn tới suy nhược, mệt mỏi, ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể.
1.5. Gãy răng hàm làm tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn
Với trường hợp gãy răng nghiêm trọng, vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng gây ra những cơn đau nhức, khiến chân răng lung lay. Lâu dần, phần răng hàm sẽ bị yếu dần đi, có thể dẫn tới mất răng vĩnh viễn.
ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:
Khám và tư vấn miễn phí
Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K
Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu
Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất
2. Phương pháp phục hồi hiệu quả khi bị gãy răng hàm
Gãy răng hàm có sao không? Gãy răng hàm dù ở mức độ nào cũng đều gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe. Do đó, Quý khách nên đến nha khoa uy tín để được thăm khám càng sớm càng tốt. Tại đây, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp như:
- Trám răng hàm hoặc bọc răng sứ nếu bị gãy dưới 1/2 thân răng để bảo tồn hàm răng.
- Làm cầu răng sứ hoặc nhổ chân răng, cắm implant với trường hợp gãy hơn 1/2 thân răng và chỉ còn chân răng, ảnh hưởng tới tủy răng.
2.1. Trám răng hàm hoặc bọc răng sứ
Với trường hợp mô răng bị gãy ít, chưa tổn thương quá nhiều thì trám răng, bọc răng sứ là phương pháp hiệu quả giúp bảo toàn chức năng nhai. Ngoài ra, đây cũng là phương pháp khá đơn giản và ít tốn kém nên được nhiều người lựa chọn.
Khi răng hàm bị gãy với tỉ lệ dưới ⅓ thân răng, Quý khách có thể trám răng để tiết kiệm chi phí. Phương pháp này sử dụng bộ dụng cụ nha khoa chuyên dụng để lấp đầy vùng chân răng bị gãy. Lỗ hỏng được bịt kín, vi khuẩn không có cơ hội tấn công vào thân răng. Lúc này, Quý khách có thể an tâm ăn nhai thoải mái mà không còn lo ngại các bệnh lý răng miệng.
Với trường hợp răng hàm gãy từ ⅓ đến ½ thân răng, bác sĩ có thể chỉ định cho Quý khách bọc răng sức để bảo vệ chân răng thật. Sau khi bọc sứ, Quý khách có thể ăn uống thoải mái cũng như cảm thấy tự tin hơn với hàm răng trắng sáng của mình.
>>> Xem thêm:
20 câu hỏi và giải đáp nhanh về trám răng tại Nha khoa Tâm Đức Smile
Bọc răng sứ: Cẩm nang giải đáp tất tần tật cho khách hàng chưa biết về răng sứ
2.2. Trồng răng Implant
Trường hợp răng hàm gãy lớn hơn ½ sẽ khiến chân răng lung lay và ảnh hưởng tới tủy răng. Do đó, phương pháp bọc sứ hay trám răng không còn hiệu quả. Lúc này, Quý khách có thể làm cầu răng sứ hoặc phải nhổ bỏ chân răng bị gãy và phục hình răng bằng trồng Implant.
Răng Implant bao gồm 3 bộ phận: Trụ Implant, khớp nối Abutment và răng sứ. Trụ Implant khi được cấy ghép vào trong xương hàm có khả năng nâng đỡ răng sứ, đảm bảo khả năng ăn nhai hệt răng thật. Đây cũng đồng thời là cầu nối dẫn truyền lực tới các mô xương hàm, giúp ngăn chặn biến chứng tiêu xương. Phương pháp này có thể khắc phục tối đa khuyết điểm của các phương pháp trồng răng giả thông thường.
Trồng răng implant khi gãy răng hàm, chân răng lung lay
Trong một số trường hợp, phần thân răng còn lại của răng hàm quá ít, không đủ để làm trụ răng. Lúc này, bác sĩ có thể tiến hành bọc răng sứ có cùi giả, thậm chí kết hợp thêm với kỹ thuật đóng chốt răng. Trường hợp răng hàm bị gãy sát hoặc sâu bên dưới nướu bắt buộc sẽ phải nhổ bỏ và trồng lại răng mới.
>>> Xem thêm:
Cẩm nang trồng răng Implant: 20+ lời giải đáp nhanh vềtrồng răng implant
3. Biện pháp phòng ngừa gãy răng hàm
Quý khách có thể bị gãy hay vỡ răng hàm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Gãy răng hàm làm giảm lực nhai và giảm cảm giác ngon miệng. Vì vậy, Quý khách hãy bảo vệ răng của mình bằng cách lưu ý những điều sau đây.
3.1. Không dùng răng như một công cụ
Quý khách không nên dùng răng để mở nắp chai, cắn nút thắt, xé bao bì thực phẩm. Đây là những hành động làm tăng nguy cơ bị gây gãy răng. Ngoài ra, răng có thể bị vỡ hoặc gãy nếu va chạm khi chơi thể thao, tai nạn, té ngã,… Nếu thường xuyên chơi thể thao, Quý khách nên đeo dụng cụ bảo vệ răng để đảm bảo an toàn.
3.2. Hạn chế thực phẩm quá cứng
Quý khách thường xuyên ăn các loại thực phẩm cứng hoặc dai như: Xương sụn, mía, kẹo kéo, nước đá,… sẽ làm tăng nguy cơ bị gãy răng. Nó còn làm tổn thương các mô mềm xung quanh, dễ dẫn tới rách lợi, chảy máu chân răng.
Hạn chế thực phẩm quá cứng để phòng ngừa gãy răng hàm
Vì vậy, Quý khách hãy hạn chế ăn các loại thực phẩm quá dai hoặc quá cứng. Nếu cần bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, Quý khách hãy xay nhuyễn hoặc nghiền nhỏ thức ăn để tránh phải dùng răng quá nhiều.
3.3. Điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng
Nhiều người có thể mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, mòn men răng, viêm tủy hoặc gặp các chấn thương ở răng. Việc quan trọng nhất là cần phải điều trị sớm các bệnh này để tránh gây ra những tổn thương nặng hơn ở răng.
Trên đây là những giải đáp gãy răng hàm có làm sao không và cách khắc phục. Tưởng chừng việc gãy răng rất bình thường nhưng nó có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu Quý khách đang có răng bị mẻ, vỡ hoặc nứt gãy, hãy chia sẻ cho nha khoa Tâm Đức Smile ngay để bác sĩ tư vấn miễn phí.
- Gọi vào Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber).
- Điền thông tin và chia sẻ tình trạng răng miệng của Quý khách vào bảng sau đây.