Trang chủ / Bài viết / MẤT RĂNG CỬA VÀ NHỮNG HẬU QUẢ KHÔN LƯỜNG

MẤT RĂNG CỬA VÀ NHỮNG HẬU QUẢ KHÔN LƯỜNG

Ngoài chức năng ăn nhai, răng cửa còn đóng vai trò thẩm mỹ quan trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ khuôn mặt. Nếu vì một lý do nào đó Quý khách không may mất đi răng cửa thì sẽ kéo theo hàng loạt hậu quả nghiêm trọng.

1. Hậu quả do mất răng cửa gây ra

Răng cửa nằm ở vị trí đặc biệt phía trước cung hàm và giữ nhiều vai trò nên việc mất răng cửa sẽ gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ, đôi khi ảnh hưởng đến cả tính mạng. Và hậu quả thường thấy ở người mất răng cửa đó là:

1.1. Ăn nhai khó khăn, bệnh lý đường ruột

Khi mất răng cửa, bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng sưng đau và việc ăn uống sẽ vô cùng khó khăn. Răng mất, lực ăn nhai bị hạn chế dẫn đến đồ ăn không được nghiền nát trước khi đến dạ dày. Vì vậy, người bị mất răng hay mắc phải các bệnh lý về dạ dày, tiêu hóa.

1.2. Phát âm không chính xác do bị mất răng cửa

Răng cửa ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng phát âm. Khi răng cửa không còn nữa, mối tương quan giữa môi – răng và lưỡi sẽ giảm hoặc mất đi, dẫn đến việc phát âm không chính xác hoặc bị ngọng.

1.3. Xương hàm bị tiêu khi mất đi răng cửa

Mất đi răng cửa sẽ làm cho xương hàm tiêu biến đi một cách nhanh chóng. Số lượng răng mất càng nhiều và thời gian mất càng lâu tỉ lệ thuận với số xương hàm sẽ mất.

Mất răng làm danh hài Nhật Cường cảm thấy ăn uống không còn ngon miệng

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Khám và tư vấn miễn phí

 

1.4. Lão hóa nhanh chóng

Xương hàm có vai trò quan trọng, nâng đỡ toàn bộ cấu trúc khuôn mặt. Khi mất răng cửa, vùng xương hàm phía trước bị tiêu đi sẽ làm cho môi trên hóp vào,vùng má và cằm bị biến dạng,  bệnh nhân sẽ bị móm, vùng da quanh miệng xuất hiện nếp nhăn khiến khuôn mặt già đi và lão hóa sớm.

1.5. Xáo trộn khớp cắn do bị mất răng cửa lâu ngày

Khi răng cửa bị mất và để lại các khoảng trống, các răng kế cận có xu hướng dịch chuyển đến khoảng trống đó. Lâu dài, các răng sẽ bị xô lệch, thưa và lộn xộn, dẫn đến tình trạng lệch khớp cắn và thay đổi hình dáng khuôn mặt.

2. Các giải pháp phục hình răng cửa hiện nay

Mất răng cửa kéo theo hàng loạt hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc tìm một phương pháp phục hình răng cửa là hết sức cần thiết. Nha khoa Tâm Đức Smile xin giới thiệu đến khách hàng các phương pháp phục hình mất răng cửa hiện nay.

2.1. Cấy ghép răng vĩnh viễn Implant

Cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng cửa bị mất hiệu quả. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép trụ implant vào bên trong xương hàm tại vị trí mất răng cửa.

Sau đó, bác sĩ sẽ lắp răng giả lên trên để khôi phục chức năng ăn nhai, giao tiếp và thẩm mỹ. Khi xương hàm và trụ implant đã tích hợp cố định và dính chặt với nhau, bác sĩ sẽ phục hình răng sứ lên trên, tạo nên chiếc răng hoàn chỉnh.

2.1.1. Ưu điểm

  • Đáp ứng được những yêu cầu mà Quý khách đưa ra về mặt sức khỏe và giá trị thẩm mỹ.
  • Tỉ lệ thành công của phương pháp này gần như tuyệt đối, không gây ảnh hưởng đến cơ thể.
  • Ngăn chặn hiện tượng tiêu xương hàm sau khi bị mất răng cửa.
  • Mang đến cho khách hàng hàm răng tự nhiên như thật, khôi phục chức năng ăn nhai và mang lại tính thẩm mỹ cao.
  • Chỉ thực hiện một lần duy nhất nhưng đem đến hiệu quả lâu bền.

2.1.2. Nhược điểm

  • Đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề và chuyên môn cao, kỹ thuật phức tạp, trang thiết bị hiện đại.
  • Chi phí trồng răng Implant cũng cao hơn so với phương pháp làm hàm giả tháo lắp và cầu răng sứ.

Anh Sự trồng Implant tại nha khoa Tâm Đức Smile

mất răng cửa và hậu quả

Chị Nhung trồng Implant tại nha khoa Tâm Đức Smile

mất răng cửa và hậu quả khôn lường

mất răng cửa có hậu quả gì

chị hương trồng răng tại tâm đức smile

chị mỹ lệ trồng răng tại tâm đức smile

chị thanh hoa trồng răng tại tâm đức smile

anh Phong sau khi trồng răng Implant tại nha khoa Tâm Đức Smile

mất răng cửa và những hậu quả khôn lường

2.2. Làm cầu răng sứ khi bị mất răng cửa

Đây là phương pháp phục hình răng phổ biến hiện nay. Để thực hiện, bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi 2 răng bên cạnh răng đã mất để gắn trụ cố định, sau đó lắp mão răng sứ lên trên để thay thế cho răng cửa đã mất.

>>> Xem thêm: Bảng giá làm răng sứ thẩm mỹ tại nha khoa.

2.2.1. Ưu điểm

  • Trụ được gắn cố định và chắc chắn, không cần tháo lắp.
  • Phục hồi chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cao.
  • Nếu vật liệu sứ tốt và chăm sóc răng miệng kỹ, tuổi thọ cầu răng sứ có thể kéo dài từ 10 – 15 năm.

2.2.2. Nhược điểm

  • Hai răng bị mài sẽ trở nên yếu đi, dễ bị kích ứng.
  • Khắc phục mất răng cửa bằng phương pháp cầu răng sứ không thể ngăn chặn tiêu xương hàm.

Trồng răng Implant khắc phục vấn đề mất răng cửa hiệu quả

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Khám và tư vấn miễn phí

 

2.3. Làm răng giả tháo lắp khi bị mất răng cửa

Làm hàm răng giả tháo lắp là phương pháp sử dụng răng giả trên nền nhựa có khung kim loại, để phục hồi lại răng bị mất nhiều răng liền nhau hoặc toàn bộ hàm răng.

2.3.1. Ưu điểm

  • Phù hợp với mọi đối tượng.
  • Người bệnh không phải mài răng hai bên.
  • Chi phí rẻ, thực hiện trong thời gian ngắn.
  • Khôi phục được chức năng ăn nhai và có tính thẩm mỹ tương đối cao.

2.3.2. Nhược điểm

  • Dễ mắc phải chứng hôi miệng. 
  • Độ bền của hàm giả tháo lắp sẽ kém hơn nhiều so với phương pháp cắm Implant
  • Do không được gắn cố định mà chỉ gắn trên bề mặt răng nên hàm giả tháo lắp sẽ hơi lỏng lẻo, gây cản trở trong việc sử dụng thức ăn.

>>> Xem thêm:

Kinh nghiệm trồng răng cửa bị gãy tại nha khoa Tâm Đức Smile

Trồng răng có đau không? Khách hàng nói gì khi trồng răng tại nha khoa Tâm Đức Smile?

Mắc bệnh tiểu đường, huyết áp thì có trồng răng Implant được không?

Quý khách có đang bị mất răng cửa không? Nếu có, Quý khách hãy gọi ngay cho Tâm Đức Smile qua số Hotline 19008040  hoặc 0329 851 079 (Có sử dụng Zalo/Viber) để bác sĩ hướng dẫn thăm khám và khắc phục sớm nhé.