Trang chủ / Bài viết / RỤNG RĂNG Ở NGƯỜI GIÀ: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO BỮA ĂN NGON

RỤNG RĂNG Ở NGƯỜI GIÀ: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO BỮA ĂN NGON

Theo thống kê, hơn 80% người từ 65 tuổi bị rụng ít nhất một chiếc răng. Do đó, hoạt động ăn nhai bình thường của người lớn tuổi bị ảnh hưởng đáng kể. Vậy nguyên nhân rụng răng ở người già là gì và làm thế nào để ngăn ngừa? Mời bạn theo dõi nội dung dưới đây.

1. Rụng răng ở người già là do đâu?

Rụng răng là vấn đề phổ biến và xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có tuổi tác, chấn thương và bệnh lý. 

1.1. Loãng xương gây rụng răng ở người già

Cấu tạo của răng tương tự như xương, phần lớn là canxi. Vậy nên, bệnh loãng xương cũng ảnh hưởng đến hàm răng và gây ra hiện tượng rụng răng. Khi bị loãng xương, xương ổ răng bị ảnh hưởng và yếu hơn bình thường. Răng không còn điểm tựa vững chắc, dễ bị lung lay và rụng.

Rụng răng ở người già là do đâu

Loãng xương gây rụng răng ở người già

1.2. Chấn thương làm rụng răng ở người già

Khi tuổi tác càng lớn, dù không mắc bệnh nhưng hàm răng vẫn yếu dần theo thời gian. Xương giòn và dễ vỡ, ngay cả những va chạm nhẹ cũng có thể làm răng bị gãy hoặc lung lay, thậm chí là rụng. Một số chấn thương thường gặp nhất là: Vấp ngã, va chạm với đồ vật, tai nạn giao thông,...

1.3. Sâu răng gây rụng răng ở người già

Vệ sinh răng miệng không tốt gây ra nhiều bệnh lý về răng, đặc biệt là sâu răng. Mà người lớn tuổi sức đề kháng kém, dễ bị vi khuẩn xâm nhập hơn người trẻ tuổi. Sâu răng không được điều trị sẽ lan rộng và phá hủy răng, dẫn đến rụng răng.

1.4. Viêm nhiễm chóp răng làm rụng răng ở người già

Chóp răng là nơi chứa dây thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng răng. Vi khuẩn xâm nhập vào chóp răng gây viêm nhiễm, phá hủy các mô mềm và xương xung quanh răng. Trường hợp người lớn tuổi có bệnh lý toàn thân, hệ miễn dịch yếu đi, viêm nhiễm có thể lan rộng. Nếu không được điều trị sớm, có thể bị rụng răng hoặc mất răng.

2. Ảnh hưởng nghiêm trọng khi người già bị rụng răng

Tưởng chừng là một hiện tượng bình thường, nhưng rụng răng ở người già lại vô cùng nguy hiểm. Nếu không can thiệp, rụng răng không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn có nguy cơ bị tiêu xương hàm, ảnh hưởng đến phát âm.

Rụng răng ở người già là do đâu

Nếu không can thiệp, rụng răng không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn có nguy cơ bị tiêu xương hàm

2.1. Rụng răng gây bất tiện trong ăn uống, mất đi cảm giác ngon miệng

Rụng răng làm tiêu xương hàm, lực nhai giảm, khó nghiền nát thức ăn hoàn toàn. Thức ăn không được nhai kỹ khó tiêu hóa, làm cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng. Ngoài ra, các cơ quan tiêu hóa dần bị lão hóa khi tuổi tác cao, không nhai kỹ còn gây ra cảm thấy không ngon miệng.

2.2. Rụng răng làm tăng nguy cơ bị xô lệch răng

Rụng răng ở người già tạo ra các khoảng trống trên hàm, ảnh hưởng đến các răng khỏe mạnh. Các răng xung quanh không còn điểm tựa vững chắc và dần dịch chuyển để lấp đầy khoảng trống. Hiện tượng xô lệch răng kéo dài gây mỏi hàm, đau nhức và tăng nguy cơ loạn năng thái dương hàm.

2.3. Rụng răng ở người già làm tăng nguy cơ bị tiêu xương hàm

Khi mất răng, ở vị trí đó không không còn lực nhai tác động nên mật độ xương hàm giảm. Xương hàm không còn chịu lực nên dần tiêu biến, các mô mềm không còn được nâng đỡ. Nướu sẽ bị lõm gây xệ mặt và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

2.4. Rụng răng ảnh hưởng đến phát âm và thẩm mỹ

Răng có vai trò quan trọng trong việc định hình khuôn mặt. Khi mất răng, đặc biệt là răng hàm, khuôn mặt bạn sẽ bị hóp và xuất hiện dấu hiệu chảy xệ, trông già hơn tuổi thật. Ngoài ra, rụng răng (đặc biệt là răng cửa) làm âm thanh bị méo mó, lời nói trở nên không rõ ràng.

Rụng răng ở người già là do đâu

Khi mất răng, khuôn mặt sẽ bị hóp và xuất hiện dấu hiệu chảy xệ, trông già hơn tuổi thật

3. Giải pháp phòng tránh và khắc phục rụng răng ở người già

Để khắc phục các ảnh hưởng của rụng răng, bạn có thể lựa chọn trồng răng và phòng tránh từ sớm. Chỉ cần bổ sung canxi, vệ sinh răng miệng sạch sẽ và bỏ thói quen xấu, bạn đã giảm đáng kể nguy cơ bị rụng răng khi lớn tuổi.

3.1. Trồng răng Implant khắc phục vấn đề rụng răng ở người già

Trồng răng Implant là phương pháp khắc phục vấn đề rụng răng, mất răng hiệu quả cho người lớn tuổi. Trồng răng từ sớm còn ngăn được hiện tượng răng xô lệch, khớp cắn bị xáo trộn và tiêu xương hàm. Vì Implant được cấy trực tiếp vào xương hàm, lấp đầy khoảng trống và giúp người già ăn nhai thoải mái.

Đặc biệt, răng Implant có màu sắc, hình dáng giống răng thật nên không ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Răng Implant còn có tuổi thọ cao, có thể sử dụng suốt đời nếu được chăm sóc đúng cách.

Rụng răng ở người già là do đâu

Trồng răng Implant là phương pháp khắc phục vấn đề rụng răng, mất răng hiệu quả cho người lớn tuổi

3.2. Phòng tránh rụng răng ở người già

Rụng răng là tình trạng phổ biến ở người cao tuổi, ảnh hưởng đến cả chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ. Tuy nhiên, chỉ cần phòng ngừa đúng cách, bạn hoàn toàn có thể bảo vệ hàm răng chắc khỏe và nụ cười tươi sáng ở tuổi già.

3.2.1. Bổ sung canxi

Canxi là khoáng chất có vai trò xây dựng và duy trì cấu trúc chắc khỏe của răng. Vậy nên, bổ sung đủ canxi cho người lớn tuổi giúp ngăn ngừa rụng răng và phòng tránh nhiều bệnh lý xương khớp. Bạn có thể bổ sung canxi vào thực đơn hàng ngày từ các thực phẩm dễ tìm kiếm như:

  • Các loại hạt: Đậu nành, đậu đen, hạt vừng, đậu xanh,... kích thước nhỏ nhưng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong các loại hạt chứa nhiều canxi và khoáng chất khác như đồng, sắt và chất béo,...
  • Sữa và các sản phẩm: Sữa, sữa chua, phô mai,... là nguồn cung cấp canxi dồi dào và dễ hấp thu. Ví dụ, một khẩu phần ăn phô mai đã cung cấp khoảng 5-20% ​​nhu cầu hàng ngày. Một hộp sữa chua nguyên chất chứa 30-45% nhu cầu canxi của cơ thể trong cả ngày.
  • Hải sản: Các loại hải sản như cua, tôm,... đều chứa nhiều canxi. Ngoài ra, cá mòi và cá hồi đóng hộp cũng cung cấp cả canxi và omega-3 cho cơ thể.

Rụng răng ở người già là do đâu

Bổ sung canxi từ hải sản giúp xây dựng và duy trì cấu trúc chắc khỏe của răng

3.2.2. Từ bỏ thói quen xấu làm hại răng

Các thói quen xấu cần bỏ là:

  • Nghiến răng.
  • Cắn móng tay.
  • Nhai đá, cắn các vật cứng.
  • Uống nhiều các loại đồ uống có ga, nước ngọt.
  • Sử dụng tăm xỉa răng nhiều nhưng không đúng cách.
  • Hút thuốc.
  • Ăn quá nhiều đồ ngọt.
  • Đánh răng ngay khi ăn xong.

Các thói quen xấu trên làm mòn men răng, gây tổn thương nướu và tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập. Đây đều là các nguyên nhân gây ra hiện tượng rụng răng ở người già.

3.2.3. Không dùng các chất, thực phẩm làm hại răng

Để bảo vệ hàm răng chắc khỏe, bạn cần tránh những thực phẩm và chất có hại cho răng như:

  • Đồ ngọt: Ví dụ như kẹo mút, nước ngọt, bánh quy,...
  • Thức ăn có tính axit: Ví dụ các loại trái cây cam, chanh, dứa,...
  • Thực phẩm dính: Ví dụ các loại kẹo dẻo, cao su,...
  • Thức ăn cứng: Ví dụ như đá, xương,...
  • Thức uống có màu: Ví dụ cà phê, trà, rượu vang,...
  • Trái cây sấy khô.

3.2.4. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng đúng cách là phương pháp giúp giảm hiện tượng rụng răng ở người già. Bạn nên dùng bàn chải lông mềm, chải răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần duy trì từ 2-3 phút. Khi chải răng, bạn nên chải theo chiều dọc hoặc vòng tròn, gồm cả mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng. Kết hợp với chải răng, bạn cũng nên dùng chỉ nha khoa và tăm nước để làm sạch cặn thức ăn ở kẽ răng.

Qua bài viết trên, bạn đã tìm hiểu về nguyên nhân, ảnh hưởng và cách phòng ngừa rụng răng ở người già. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn, bạn nên đến nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần. Khi gặp vấn đề về sức khoẻ răng miệng, hãy liên hệ với Tâm Đức Smile bằng cách: