Trang chủ / Bài viết / THUN LIÊN HÀM LÀ GÌ? ĐEO THUN LIÊN HÀM CÓ TÁC DỤNG GÌ?

THUN LIÊN HÀM LÀ GÌ? ĐEO THUN LIÊN HÀM CÓ TÁC DỤNG GÌ?

Ngoài sử dụng mắc cài, dây chun, dây cung,... trong chỉnh nha còn sử dụng thun liên hàm với những trường hợp cần thiết. Loại khí cụ này sẽ giúp tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian niềng răng. Vậy thun liên hàm là gì? Đeo thun liên hàm có tác dụng gì? Bài viết sau đây sẽ gửi đến bạn các thông tin liên quan. Mời bạn cùng theo dõi.

1. Thun liên hàm là gì?

Thun liên hàm là khí cụ chỉnh nha quan trọng. Đây là loại thun làm từ cao su y tế, được phép sử dụng trong nha khoa. Thun liên hàm có khả năng đàn hồi cao, được cố định từ hàm trên xuống hàm dưới để tạo lực kéo dịch chuyển răng.

Ở đa số trường hợp, bác sĩ sẽ gắn thun liên hàm vào móc có sẵn của mắc cài. Với các trường hợp khác, bác sĩ cố định thun liên hàm vào minivis. Tất cả đều nhằm mục đích tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian niềng răng đến mức tối ưu nhất.

1.1. Tác dụng của thun liên hàm

Trong niềng răng, mắc cài, thun buộc, dây cung,... là những khí cụ chỉnh nha cơ bản sẽ sử dụng trong tất cả các trường hợp. Các khí cụ này có tác dụng làm đều răng, cải thiện vấn đề răng khấp khểnh. Tuy nhiên, với những trường hợp không cân chỉnh khớp cắn, bác sĩ sẽ sử dụng thêm thun liên hàm.

Thun liên hàm là khí cụ chỉnh nha quan trọng, vậy đeo thun liên hàm có tác dụng gì?

Tác dụng của thun liên hàm chính là tạo lực kéo đều đặn để cân chỉnh lại khớp cắn giữa 2 hàm răng. Sau khi hoàn tất, đường giữa ở 2 hàm răng sẽ chuẩn hơn, hài hòa hơn, từ đó giúp cho khuôn mặt cân đối hơn. 

thun liên hàm là gì

Thun liên hàm là loại thun làm từ cao su y tế, được phép sử dụng trong nha khoa

Trong ngành nha có 3 loại thun liên hàm phổ biến, lần lượt gọi là: Thun liên hàm loại 1, thun liên hàm loại 2, thun liên hàm loại 3. Mỗi loại thun liên hàm được sử dụng trong từng trường hợp cụ thể, nhưng đều nhằm mục đích cân chỉnh khớp cắn.

  • Thun liên hàm loại 1 được dùng để đóng khoảng hở của răng. Loại thun này được cố định ở vị trí răng nanh hoặc răng hàm.
  • Thun liên hàm loại 2 được dùng trong trường hợp đã nhổ răng trước khi niềng răng. Bác sĩ cố định loại thun này ở răng hàm dưới đầu tiên đến răng nanh hàm trên.
  • Thun liên hàm loại 3 được dùng trong trường hợp khớp cắn răng hàm dưới bị hở. Loại thun này sẽ cố định ở vị trí răng hàm.

Khi tìm hiểu đeo thun liên hàm có tác dụng gì, bạn sẽ biết được loại thun này có rất nhiều kích thước khác nhau. Trong ngành nha, kích cỡ của thun liên hàm được tính bằng inch. Việc lựa chọn kích cỡ thun liên hàm thích hợp sẽ do bác sĩ thực hiện, điều này phụ thuộc vào mức độ lệch khớp cắn của bạn.

1.2. Cách đeo thun liên hàm chuẩn

Không giống như các khí cụ chỉnh nha khác, thun liên hàm là khí cụ có khả năng tháo ra, đeo vào. Điều này tạo sự thuận tiện khi bạn ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng. Để tối ưu tác dụng của thun liên hàm trong quá trình chỉnh nha, bạn cần biết cách đeo thun đúng chuẩn. Nếu không, kết quả niềng răng có thể đi ngược lại so với mong đợi của bạn. Sau đây là 3 bước cơ bản trong cách đeo thun liên hàm chuẩn:

  • Bước 1: Mở miệng to trước gương để xác định vị trí cần gắn thun liên hàm.
  • Bước 2: Móc 1 đầu dây thun vào vị trí đã xác định.
  • Bước 3: Kéo căng thun liên hàm, móc cố định đầu còn lại vào vị trí của nhóm răng cần cân chỉnh.

Nhìn chung, cách đeo thun liên hàm không phức tạp nhưng rất dễ sai sót. Nếu bạn không thực hiện cẩn thận, thun liên hàm có thể bị đứt, thậm chí làm bung dây cung, mắc cài. Vì vậy, bạn cần chú tâm khi bác sĩ hướng dẫn cách đeo thun liên hàm chuẩn. 

thun liên hàm là gì

Cách đeo thun liên hàm không phức tạp nhưng rất dễ sai sót

1.3. Nên đeo thun liên hàm trong bao lâu?

Nếu bạn thuộc trường hợp cần đeo thun liên hàm khi niềng răng, bạn sẽ cần đeo thun ít nhất 20 tiếng mỗi ngày. Như vậy, bạn cần đeo thun liên hàm cả khi ngủ, chỉ trừ những lúc cần ăn uống hoặc đánh răng. 

Tuy nhiên, thời gian đeo thun liên hàm ở mỗi người sẽ khác nhau, vì tình trạng và mức độ răng khấp khểnh không tương đồng. Nếu bạn cần đeo thun liên hàm, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách đeo thun đúng chuẩn từ ngày bắt đầu niềng răng. Và thời điểm ngưng sử dụng thun liên hàm là do bác sĩ quyết định sau khi kiểm tra kết quả.

1.4. Một số lưu ý trong thời gian đeo thun liên hàm

Ngoài tìm hiểu chủ đề đeo thun liên hàm có tác dụng gì, bạn còn cần bỏ túi một vài lưu ý quan trọng trong lúc đeo thun liên hàm. Đây là cách để bạn có được quá trình chỉnh nha suôn sẻ và đạt kết quả như ý muốn. 

  • Bạn cần sử dụng thun liên hàm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn không nên tự ý đeo thun liên hàm nếu trường hợp của mình không cần thiết.
  • Khi bạn ăn uống hoặc đánh răng, bạn cần tháo thun liên hàm ra để tránh gây cộm cấn hoặc đau.
  • Mỗi 12 tiếng thì bạn cần thay thun liên hàm mới để giữ độ đàn hồi, không làm ảnh hưởng quá trình dịch chuyển răng.
  • Khi bạn ra ngoài cần có thun liên hàm dự phòng để thay thun mới khi cần thiết, đảm bảo thời gian đeo thun 20 giờ/ngày.
  • Trước khi đeo hoặc tháo thun liên hàm, bạn cần vệ sinh tay sạch sẽ.
  • Thun liên hàm cần được bảo quản ở nơi sạch sẽ, có ánh nắng trực tiếp và không ẩm mốc.
  • Bạn không nên tự ý đeo nhiều thun liên hàm cùng lúc. Điều này không giúp ích cho quá trình chỉnh nha mà sẽ gây ảnh hưởng cho chân răng.
  • Khi đeo thun liên hàm, bạn không nên há miệng quá to để tránh làm đứt thun.
  • Thun liên hàm có màu sắc phong phú, bạn có thể lựa chọn tùy thích theo sở thích của mình.

Tuân thủ các lưu ý quan trọng trong thời gian đeo thun liên hàm giúp cho quá trình niềng răng của bạn đạt kết quả tốt hơn. Như vậy, bạn không chỉ cần đeo thun liên hàm đúng cách, mà còn cần vệ sinh, bảo quản thun cẩn thận.

thun liên hàm là gì

Tuân thủ các lưu ý quan trọng trong thời gian đeo thun liên hàm giúp quá trình niềng răng đạt kết quả tốt hơn

2. Lưu ý vệ sinh răng miệng trong thời gian niềng răng

Vệ sinh răng hàng ngày có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng, đặc biệt là trong thời gian bạn niềng răng. Vệ sinh răng miệng đúng chuẩn sẽ bảo vệ răng trước sự tấn công của vi khuẩn, răng khỏe mạnh sẽ đáp ứng điều kiện chỉnh nha tốt hơn.

Dây cung, mắc cài, thun buộc, khay niềng,... rất dễ trở thành nơi tụ lại của vi khuẩn nếu không vệ sinh kỹ lưỡng. Để đạt hiệu quả tốt nhất khi làm sạch răng, bạn hãy chú trọng một vài lưu ý sau đây.

2.1. Dùng bàn chải lông mềm

Bác sĩ khuyến khích bạn sử dụng bàn chải lông mềm để làm sạch răng mọi lúc mọi nơi. Dù bạn có đang niềng răng hay không, đây cũng là một điểm quan trọng bạn cần lưu ý. 

Bàn chải đánh răng cần có lông chải mềm và mảnh để có thể len lỏi vào mọi ngóc ngách trên hàm răng và không làm tổn thương răng. Nếu bàn chải bạn sử dụng có lông chải quá cứng, nướu rất dễ bị tổn thương, thậm chí làm hư hại khí cụ chỉnh nha. Khi sử dụng bàn chải lông mềm, bạn sẽ có cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn.

Ngoài đặc điểm về lông bàn chải, bạn còn cần lưu ý kích thước của bàn chải: Vừa tay cầm, không quá to hoặc quá nhỏ. Trẻ em không nên sử dụng bàn chải đánh răng dành cho người lớn, và ngược lại.

thun liên hàm là gì

Bác sĩ khuyến khích bạn sử dụng bàn chải lông mềm để làm sạch răng

2.2. Đánh răng đúng cách

Tiêu chí quan trọng để bạn đạt được hiệu quả làm sạch răng tốt chính là chải răng đúng cách. Nếu bạn chải răng qua loa, vi khuẩn và mảng bám thức ăn vẫn còn tích tụ trong khoang miệng, gây ra nhiều hệ lụy về sau. Chẳng hạn như: Sâu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu,...

Về cách đánh răng đúng chuẩn, bác sĩ đưa ra hướng dẫn sau đây:

  • Bước 1: Bạn súc miệng bằng nước trong khoảng 30 giây để làm sạch khoang miệng.
  • Bước 2: Bạn dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch kẽ răng.
  • Bước 3: Chải răng bằng bàn chải lông mềm và lượng kem đánh răng vừa đủ. Bạn chải tất cả các mặt của răng: Mặt nhai, mặt ngoài và mặt trong. Lưu ý, bạn chải răng theo chiều dọc hoặc chuyển động tròn để không làm tổn hại men răng.
  • Bước 4: Bạn dùng mặt sau của bàn chải hoặc dụng cụ chuyên dụng để chải mặt lưỡi. Đây là vị trí tích tụ nhiều vi khuẩn nên cũng cần được làm sạch.
  • Bước 5: Sau cùng, bạn súc miệng thật kỹ với nước để làm sạch lượng bọt còn sót lại trong khoang miệng. Hoặc bạn cũng có thể lựa chọn nước súc miệng để thay thế.

Với cách đánh răng đúng chuẩn, bạn sẽ có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình. Đồng thời, đây cũng là cách giúp răng dịch chuyển theo đúng với phác đồ điều trị, kết quả chỉnh nha sẽ tốt hơn.

2.3. Chế độ ăn uống trong lúc niềng răng

Khi đang niềng răng, bạn cần lưu ý một vài vấn đề quan trọng trong chế độ của ăn uống của mình. Vì chế độ ăn uống của bạn sẽ thay đổi kể từ thời điểm gắn khí cụ, và bạn cần tuân thủ để niềng răng đạt kết quả tốt.

Sau đây là một vài điều lưu ý dành cho bạn:

  • Thức ăn bạn dùng trong lúc niềng răng cần được nấu chín mềm, có dạng nhuyễn như: Súp, cháo, sinh tố,... Lưu ý này đặc biệt quan trọng trong thời gian đầu niềng răng. Sau khi đã quen với sự hiện diện của các khí cụ chỉnh nha trong khoang miệng, bạn có thể bắt đầu làm quen với thức ăn được cắt nhỏ.
  • Sữa và những món ăn có nguyên liệu từ sữa là nguồn thực phẩm dồi dào năng lượng. Canxi trong sữa rất có lợi cho quá trình phát triển răng và xương, là sự hỗ trợ tốt cho sức khỏe răng lúc niềng. Vì vậy, bạn cần dùng nhiều sữa, sữa chua, phô mai,... khi đang niềng răng.
  • Trứng là thực phẩm có kết cấu mềm và chứa nhiều dưỡng chất nên rất thích hợp cho người niềng răng. Bạn có thể chế biến trứng thành nhiều món ăn khác nhau, như: Trứng luộc, cà chua xào trứng, trứng hấp,...
  • Các loại rau, củ, quả,... cung cấp nhiều khoáng chất và Vitamin. Khi niềng răng, bạn cần ăn nhiều cà rốt, rau cải, cam, chuối,... để tăng sức đề kháng. 
  • Bạn cần ăn nhiều thịt heo, tôm, cua, cá,... khi đang niềng răng để cơ thể không bị thiếu hụt chất đạm, canxi, omega-3,... 

thun liên hàm là gì

Trứng là thực phẩm có kết cấu mềm và chứa nhiều dưỡng chất nên rất thích hợp cho người niềng răng

Đặc biệt, bạn cần tránh sử dụng các loại thức ăn dẻo, dai, cứng,... khi đang niềng răng. Vì nhóm thực phẩm này có khả năng bám dính cao và làm biến dạng khí cụ chỉnh nha, ảnh hưởng kết quả niềng răng. Một số món ăn bạn cần kiêng khem khi niềng răng là: Kẹo cao su, xương heo, kẹo cứng,...

2.4. Tái khám răng theo lịch hẹn

Tái khám là việc làm quan trọng trong quá trình chỉnh nha. Mỗi 2 tuần, bạn cần đến nha khoa tái khám 1 lần để bác sĩ theo dõi sự dịch chuyển của răng và gia giảm lực siết mắc cài. Nếu bạn niềng răng bằng khay trong suốt, mỗi 4-6 tuần cần tái khám 1 lần.

Đến nha khoa tái khám thường xuyên còn giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn. Nếu răng miệng của bạn có vấn đề bất thường, bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện và chữa trị. Đây là cách bảo vệ răng tốt, nếu bạn không niềng răng thì cần đến nha khoa 2 lần/năm.

 thun liên hàm là gì

Tái khám là việc làm quan trọng trong quá trình chỉnh nha

Qua những thông tin vừa chia sẻ, bạn đã có góc nhìn chi tiết hơn về vấn đề đeo thun liên hàm có tác dụng gì. Đây là sự hỗ trợ đắc lực cho quá trình chỉnh nha, giúp bạn có được hàm răng đều đẹp và khớp cắn chuẩn. Bạn hãy tìm hiểu và đến với nha khoa uy tín để an tâm, đạt hiệu quả tốt khi niềng răng.

Quý khách cần niềng răng hoặc có thắc mắc khi niềng răng hãy liên hệ Tâm Đức Smile bằng cách: