Trang chủ / Kiến thức / CÁC LƯU Ý QUAN TRỌNG TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG THUN NIỀNG RĂNG

CÁC LƯU Ý QUAN TRỌNG TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG THUN NIỀNG RĂNG

Trong quá trình niềng răng, dây thun niềng răng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chúng kết hợp cùng hệ thống dây cung - mắc cài giúp bác sĩ điều chỉnh cấu trúc hàm của Quý khách. Vậy cần phải lưu ý những gì trong quá trình sử dụng thun niềng răng? Quý khách hãy cùng Tâm Đức Smile tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Tác dụng của dây thun trong quá trình niềng răng

Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha giúp di chuyển răng dọc theo đường viền nướu và cố định đúng khớp cắn của hàm. Tuy vậy, quá trình di chuyển răng đòi hỏi nhiều thời gian và lực kéo của dây cung. Chính vì thế, dây cao su được thêm vào nhằm cung cấp lực kéo cần thiết, giúp đẩy nhanh quá trình di chuyển răng trong thời gian chỉnh nha. 

Dây thun niềng răng còn có tên gọi khác là dây thun mắc cài. Chúng là loại thun có độ đàn hồi cao với lực căng lớn, nhiều kích cỡ và độ bền khác nhau. Thông thường, thun niềng răng được làm từ cao su y tế. Tuy nhiên, với một số bệnh nhân bị dị ứng cao su, sử dụng các loại dây kim loại tổng hợp là sự lựa chọn an toàn.

Dây thun niềng răng giúp bác sĩ điều chỉnh, di chuyển răng và hàm của Quý khách vào vị trí mong muốn. Thun niềng răng có khả năng khắc phục các vấn đề về khớp cắn lệch như: Hàm móm, hàm hô, lệch hàm,...  Dây thun được cố định vào hàm trên và hàm dưới. Nhờ đó, 2 hàm cùng di chuyển để thẳng hàng về trị trí và khớp cắn, giúp khắc phục các vấn đề về khớp cắn lệch.

lưu ý khi dùng thun niềng răng

Thun niềng giúp răng di chuyển theo đúng lộ trình điều trị

2. Các lưu ý quan trọng khi sử dụng dây thun niềng răng

Dây thun niềng răng hỗ trợ quá trình niềng răng hiệu quả hơn. Đồng thời, thun niềng răng còn giúp tiết kiệm thời gian niềng, mang lại nhiều lợi ích trong quá trình cải thiện khớp cắn và cấu trúc hàm.

Để mang lại hiệu quả tối ưu trong quá trình niềng, Quý khách hãy ghi nhớ một số lưu ý quan trọng sau đây.

2.1. Vệ sinh sạch sẽ răng miệng và tay trước khi đeo hoặc tháo dây thun

Vệ sinh răng miệng và 2 tay sạch sẽ trước khi đeo hoặc tháo dây thun giúp hạn chế việc đưa vi khuẩn vào bên trong khoang miệng. 

Trong quá trình niềng răng lúc đầu, khi miệng chưa hoàn toàn quen với các khí cụ niềng răng, Quý khách có khả năng bị lở miệng. Nguyên nhân là khi ăn uống, miệng không quen nên dễ bị vướng vào mắc cài hoặc dây cung, gây lở loét. Vệ sinh sạch sẽ răng miệng trước khi đeo thun giúp ngăn vi khuẩn đi vào khoang miệng, hạn chế nhiễm khuẩn ở các vết loét. 

Nếu Quý khách không rửa tay sạch trước khi đeo thun, vi khuẩn sẽ đi vào khoang miệng. Từ đó, vi khuẩn bám vào các vết loét gây viêm nhiễm, làm gia tăng các bệnh về răng miệng như: Hôi miệng, viêm lợi, viêm nha chu…

>>> Xem thêm: Viêm lợi có mủ là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

ĐẶT HẸN NGAY HÔM NAY ĐỂ ĐƯỢC:

 Khám và tư vấn miễn phí

 Miễn phí chụp film cùng với máy Conebeam CT trị giá 700K

 Miễn phí quét mẫu hàm công nghệ ITERO trị giá 3 triệu

 Hỗ trợ trả góp 0% lãi suất

 

2.2. Tháo thun niềng răng trước khi ăn và trước khi vệ sinh miệng

Trong quá trình ăn uống, Quý khách hãy tháo dây thun để hàm nhai linh hoạt, thuận tiện và tránh vướng víu. Sau khi ăn xong, Quý khách hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ rồi mới đeo dây thun vào mắc cài. Điều này giúp dây thun và răng luôn sạch sẽ, tránh các mảng bám thức ăn thừa và vi khuẩn. 

Tháo thun niềng răng trước khi vệ sinh miệng còn giúp Quý khách thuận tiện làm sạch mọi mảng bám trong các kẽ răng. Đồng thời, việc súc miệng và làm sạch mảng bám còn sót lại trên lưỡi cũng đơn giản hơn, tránh gây hôi miệng

Tháo dây thun niềng răng trước khi ăn giúp Quý khách tránh tình huống bất lợi như nuốt thun vào bụng. Điều này thường xảy ra với trẻ em niềng răng khi chúng nhai và nuốt dây thun cùng thức ăn trong khi ăn uống. 

Khi gặp phải trường hợp này, Quý khách hãy thật bình tĩnh, cho trẻ uống nhiều nước và ăn các loại thực phẩm dễ thúc đẩy tiêu hóa như: Sữa chua, bưởi, cam,... Điều này giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa để dây thun được đào thải ra bên ngoài. Quý khách hãy luôn quan sát và theo dõi các biểu hiện trên cơ thể bé để kịp thời đưa bé đến bệnh viện.

lưu ý quan trọng trong quá trình niềng răng

Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi tháo thun niềng răng

2.3. Thay dây thun niềng răng mỗi ngày

Quý khách hãy thay dây thun niềng răng mỗi ngày từ 2 đến 3 lần để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng.

Sau mỗi bữa ăn, Quý khách hãy vệ sinh răng miệng cẩn thận và thay mới dây thun. Việc thay mới dây thun giúp mức độ co giãn của dây được nguyên vẹn, đảm bảo hiệu quả niềng răng. 

Quý khách tránh dùng lại dây thun cũ vì sợi thun trước đó đã bị dãn, lực kéo của thun giảm nên dễ bị đứt, làm tổn thương khoang miệng. Ngoài ra, sử dụng lại thun cũ rất mất vệ sinh, làm giảm hiệu quả và tăng thời gian niềng.

2.4. Tránh há miệng quá to

Há miệng quá to dễ làm dây thun niềng răng bị kéo căng, lực đàn hồi giảm, dễ đứt dây thun. Điều này làm tổn thương răng miệng và giảm kết quả niềng răng, thời gian niềng bị kéo dài.

2.5. Sử dụng thực phẩm mềm trong suốt quá trình đeo thun

Quý khách hãy tránh các loại thực phẩm cứng và dai như: Các loại quả hạch, kẹo cứng, kẹo dẻo, đá lạnh,... Hoặc các thực phẩm dễ dính răng như: Xôi, các thực phẩm được chế biến từ nếp,... Vì khi ăn các thực phẩm này, dây thun dễ bị dính và khó hoạt động, vệ sinh dây thun cũng khó khăn hơn. 

Thay vào đó, Quý khách hãy thử chế biến và ăn các loại thực phẩm mềm như: Cháo, súp, ngũ cốc dạng bột, sinh tố trái cây,... Điều này không chỉ giúp Quý khách cải thiện tiêu hóa mà còn tránh lực tác động mạnh đến dây thun trong quá trình niềng răng.

Quý khách hãy cân nhắc bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ sức khỏe như: Sữa, viên uống bổ sung vitamin, chất xơ,... Các loại thực phẩm này giúp bổ sung các dưỡng chất thiết yếu, hỗ trợ sức khỏe Quý khách trong khi niềng răng. 

thực phẩm nên ăn khi niềng răng

Trong quá trình niềng răng, Quý khách nên dùng thực phẩm mềm

>>> Xem thêm: Niềng năng nên ăn gì? 18 thực phẩm nên và không nên ăn khi niềng răng

2.6. Tránh hút thuốc và sử dụng các loại thực phẩm có màu

Hút thuốc và sử dụng các loại thực phẩm có màu như: Nước ngọt có gas, nước tăng lực, cà ri, bột nghệ, cà phê,... dễ gây ố vàng dây thun niềng răng. Dây thun niềng răng bị đổi màu hoặc ố vàng làm mất thẩm mỹ cho nụ cười, dễ gây tự ti khi giao tiếp. 

Để tránh ố vàng dây thun niềng răng, ngoài việc tránh dùng các thực phẩm trên, Quý khách cần xây dựng thói quen vệ sinh dây thun đúng cách. Quý khách hãy thay dây thun 2 đến 3 lần một ngày nhằm đảm bảo vệ sinh và hiệu quả niềng răng. Sau khi ăn xong, Quý khách hãy súc miệng sạch sẽ, loại bỏ mọi mảng bám răng để có nụ cười tự tin. 

Tóm lại, dây thun niềng răng là khí cụ quan trọng và không thể thiếu để đảm bảo hiệu quả của kỹ thuật niềng răng. Chính vì vậy, việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ khi đeo dây thun là vô cùng cần thiết. Quý khách không nên tự ý tháo dây chun trong thời gian dài để tránh gây ra các rủi ro trong quá trình niềng răng. Quý khách hãy tham khảo các lưu ý khi sử dụng thun niềng răng mà Tâm Đức Smile đã đưa ra để rút ngắn thời gian niềng răng.

Quý khách có thể liên hệ với bác sĩ tại nha khoa Tâm Đức Smile bằng cách: 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp