Bài viết
SỰ KIỆN NỔI BẬT
VIDEO NỔI BẬT
XIẾT ĂN RĂNG Ở TRẺ EM LÀ DO ĐÂU? LÀM SAO ĐỂ KHẮC PHỤC TRIỆT ĐỂ?
1. Xiết ăn răng ở trẻ em là gì?
Xiết ăn răng xảy ra rất nhiều ở trẻ, đặc biệt là các bé trong độ tuổi từ 2 đến 7 tuổi. Đây là hiện tượng sâu răng bình thường còn được gọi là hiện tượng “răng sún”.
Trẻ em sẽ rất dễ bị mắc các vấn đề liên quan đến răng miệng. Hiện tượng này xảy ra do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến răng miệng. Ở độ tuổi này, men răng của trẻ vẫn còn yếu và chưa hoàn thiện. Điều này đã tạo điều kiện cho sự phát triển và thâm nhập dễ dàng của vi khuẩn. Hơn nữa, thói quen ăn uống các thực phẩm chứa nhiều đường cũng sẽ “âm thầm” gây hại cho sức khỏe răng miệng của trẻ.
Mức độ nghiêm trọng hơn là răng bị xiết đen do sự phát triển mạnh mẽ của vi khuẩn. Theo thời gian, chúng sẽ ăn mòn dần và chỉ còn thấy được mảnh chân răng sát với nướu. Những biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi và những cơn đau nhức kéo dài sẽ xảy ra, làm cho trẻ chán ăn, quấy khóc.
2. Nguyên nhân trẻ bị xiết ăn răng
Tình trạng xiết ăn răng ở trẻ có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Bao gồm cả những nguyên nhân chủ quan: thói quen ăn uống sinh hoạt và những nguyên nhân khách quan: yếu tố di truyền, bẩm sinh.
2.1. Ăn nhiều các loại đồ ăn, nước uống chứa nhiều đường
Trẻ em trong độ tuổi phát triển có niềm yêu thích với các loại đồ ăn, thức uống có vị ngọt. Mặc dù rất thích những thực phẩm này nhưng khi trẻ ăn quá nhiều đường có thể gây ra hiện tượng xiết ăn răng. Trẻ ở giai đoạn này thường chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Vì vậy, bố mẹ nên hướng dẫn cho con các biện pháp phòng tránh sâu răng tại nhà. Định kỳ mỗi 6 tháng, bố mẹ hãy dắt các bé đến gặp nha sĩ để kiểm tra răng, góp phần giúp bé hiểu ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng.
2.2. Chế độ ăn uống thiếu chất
Một chế độ ăn uống cân bằng kết hợp với vệ sinh răng miệng thường xuyên có thể giúp trẻ ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Ngược lại, khi trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, men răng sẽ yếu đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và dẫn đến tình trạng xiết ăn răng.
2.3. Vệ sinh răng miệng sai cách
Việc đánh răng quá mạnh hay đánh sai chiều sẽ làm cho làm cho phần răng của các bé dễ bị mòn và để lộ ngà răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây tổn hại cho men răng của bé
2.4. Xiết ăn răng ở trẻ do những thói quen gây hại răng miệng
Nghiên cứu khoa học cho thấy một số thói quen xấu lặp đi lặp lại trong thời gian dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Thói quen nhai không kỹ khi ăn hay ngậm cơm trong miệng cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng xiết ăn răng ở trẻ. Mảng bám thức ăn dễ dàng bám vào bề mặt răng. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong miệng.
Khi trẻ ngậm cơm quá lâu trong miệng do mải chơi, chán ăn,.. các phân tử đường như sucrose, glucose bị phân hủy nghiêm trọng, dính vào răng và tích tụ lâu dài hình thành cao răng. Điều này có thể dần dần làm răng của trẻ bị đổi màu và dẫn đến sâu răng nghiêm trọng.
Xiết ăn răng có thể dẫn đến viêm nhiễm và mất răng
2.5. Yếu tố bẩm sinh
Một số trẻ bị sâu răng do yếu tố bẩm sinh. Nếu trẻ thiếu lượng men răng phù hợp sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào miệng, dẫn đến sâu răng, thậm chí là các bệnh lý về nha chu nguy hiểm.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, vệ sinh răng miệng đúng cách và kiểm soát những thói quen xấu có thể giúp trẻ tránh được tình trạng xiết ăn răng. Ngoài ra, việc thăm khám nha khoa thường xuyên và chăm sóc răng miệng rất quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng của các bé.
3. Xiết ăn răng ở trẻ có nguy hiểm không?
Sâu răng càng để lâu không được điều trị thì vi khuẩn sẽ sinh sôi càng nhiều, gây hại cho sức khỏe của trẻ như:
- Khả năng cắn, xé, nhai thức ăn giảm đi đáng kể. Nếu thức ăn không được nhai và phân hủy theo thời gian, nó có thể gây áp lực lớn lên hệ tiêu hóa. Trẻ trong giai đoạn này dễ bị đau dạ dày, mắc các bệnh về đường tiêu hóa,…
- Đau răng và ê buốt cũng có thể làm làm trẻ biếng ăn, bỏ ăn. Nếu theo thời gian, cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ dần yếu đi, sức đề kháng kém, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh vặt khác.
- Ngoài ra, trẻ ngủ không ngon giấc, quấy khóc thường xuyên và thường cáu kỉnh vì những cơn đau răng dai dẳng.
- Mỗi trẻ đều có mầm răng vĩnh viễn mọc dưới mỗi chiếc răng sữa. Việc xiết ăn răng không chỉ làm tổn hại nghiêm trọng đến cấu trúc răng sữa mà còn có thể lây lan vi khuẩn mô nướu. Những mầm răng vĩnh viễn bên dưới có thể phải chịu ảnh hưởng xấu.
- Việc nhổ răng sữa trước quá trình thay răng có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của răng vĩnh viễn sau này. Răng của trẻ có nguy cơ bị lệch lạc, sai khớp cắn làm răng kém thẩm mỹ và khó ăn nhai, phát âm.
- Tại vùng xiết ăn răng, vi khuẩn tiếp tục sinh sôi gây tổn thương nặng nề cấu trúc răng, viêm tủy, chết tủy, biến chứng áp xe răng, viêm quanh chóp cực kỳ nguy hiểm.
- Điều đáng lo ngại nhất là nhiễm trùng có thể lây lan sang các cơ quan khác trong cơ thể qua đường máu, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời, hiệu quả.
4. Cách điều trị xiết ăn răng ở trẻ
Tình trạng xiết ăn răng hoàn toàn có thể điều trị tại địa chỉ nha khoa uy tín. Nếu tình trạng vẫn ở giai đoạn nhẹ, cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay phòng khám nha khoa để điều trị, tránh tình trạng ngày càng trầm trọng hơn.
Tại phòng khám nha khoa, bác sĩ thường khuyến nghị các phương pháp điều trị sâu răng cơ bản sau đây.
4.1. Phương pháp trám răng
Đây là cách điều trị xiết đen răng ở trẻ em phổ biến nhất. Thông thường, phương pháp trám răng thẩm mỹ này được áp dụng cho những răng bị mòn ở mức độ nửa thân răng.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ vệ sinh miệng cho trẻ để tránh nguy cơ nhiễm trùng trong quá trình điều trị. Sau đó, sử dụng dụng cụ nha khoa để loại bỏ mảng bám trên răng và áp dụng kỹ thuật trám răng để ngăn chặn sự tiến triển và thâm nhập của vi khuẩn..
4.2. Phương pháp tái khoáng
Các bé sẽ được bổ sung khoáng chất vào những chỗ sâu thay vì phải trám răng. Đây sẽ là quá trình bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để răng được phát triển khỏe mạnh hơn. Để phục hồi các lỗ sâu do vi khiaanr gây nên, trẻ cần được bổ sung các loại chất như: Canxi, Vitamin D3, Vitamin K2, Magie, Probiotic ở khoang miệng
4.3. Phương pháp nhổ răng
Nếu tình trạng xiết ăn răng đã chuyển biến quá nặng, thường ở giai đoạn thứ 3, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng hơn và đề nghị nhổ răng. Phương pháp này giúp ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lây lan sang các răng kế cận và loại bỏ hoàn toàn phần chân răng bị hư hỏng.
5. Phòng ngừa xiết ăn răng ở trẻ
Xiết ăn răng sẽ mang theo những cơn đau buốt làm trẻ bị đau nhức, mệt mỏi và không thể ăn uống hay vui chơi như ngày thường. Tình trạng này còn làm cho bé tự ti trước mọi người, phát âm cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nhiều trường hợp biến chứng nặng sẽ làm tiêu xương răng, răng mọc lệch, gây mất thẩm mỹ cho trẻ đến cả sau này.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Quý khách có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây để bảo vệ trẻ trước tình trạng xiết ăn răng:
- Kiểm soát, hạn chế những thực phẩm chứa nhiều đường, chất tạo ngọt.
- Hướng dẫn và quan sát để con biết cách vệ sinh răng miệng đúng cách.
- Khám định kỳ nha khoa 6 tháng/lần để kiểm soát và xử lý ngay khi trẻ có hiện tượng xiết ăn răng hay các vấn đề khác.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng giúp bé tăng đề khánh.
Qua những thông tin được chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ giúp Quý khách hiểu rõ hơn về tình trạng xiết ăn răng ở trẻ em. Bệnh lý quen thuộc nhưng Quý khách không nên chủ quan mà chậm trễ trong việc điều trị bệnh cho bé. Quý khách hãy chú ý quan tâm đến việc phòng ngừa cho trẻ và điều trị dứt điểm xiết ăn răng tại các địa chỉ nha khoa uy tín. Việc phát hiện và điều trị kịp thời sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh hoạt của trẻ và giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc của Quý phụ huynh.
Quý khách cần điều trị xiết ăn răng cho trẻ, hãy gọi ngay cho Tâm Đức Smile qua Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) để bác sĩ hỗ trợ ngay.