Trang chủ / Kiến thức quanh ta / CHẤT XƠ CÓ Ở ĐÂU? 15 LOẠI THỰC PHẨM GIÀU CHẤT XƠ VÀ LƯU Ý TRONG CÁCH CHẾ BIẾN

CHẤT XƠ CÓ Ở ĐÂU? 15 LOẠI THỰC PHẨM GIÀU CHẤT XƠ VÀ LƯU Ý TRONG CÁCH CHẾ BIẾN

Bạn cần cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu qua thực phẩm, bao gồm cả chất xơ. Như vậy, chất xơ có ở đâu? Cách chế biến thực phẩm chứa chất xơ như thế nào để không làm mất chất dinh dưỡng? Tất cả các thắc mắc sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Chất xơ có ở đâu?

Chất xơ là chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, giúp ngăn ngừa béo phì, táo bón, giảm cholesterol trong máu, hỗ trợ giảm cân và cải thiện tiêu hoá…

Có rất nhiều thực phẩm chứa chất xơ, mời bạn cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1.1. Chất xơ có nhiều trong rau ăn lá

Để trả lời cho câu hỏi chất xơ có ở đâu, mời bạn tham khảo một số loại rau ăn lá sau đây:

  • Cải rổ (hay còn gọi là collard): Là một trong những nguồn cung cấp chất xơ, giúp giảm cân hiệu quả. Theo nghiên cứu, cứ trong 100g cải rổ thì chứa 4g chất xơ. Ngoài ra, cải rổ còn chứa nhiều vitamin C, A, K, vitamin B6… giúp chống oxi hoá, giảm cholesterol, tốt cho xương… 
  • Bắp cải Brussels: Cùng họ với súp lơ, cải xoăn, cải xanh… cải Brussels là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể. Cứ trong 78g bắp cải Brussels nấu chín thì có 2g chất xơ, đáp ứng đến 8% nhu cầu hấp thụ chất xơ hằng ngày của cơ thể. Cải Brussels còn chứa nhiều thành phần có lợi như: Chất đạm, vitamin K, C, Mangan… giúp duy trì lượng đường trong máu, chống oxy hóa, phòng chống ung thư.
  • Rau đay: Là loại rau có màu xanh đậm, thân lá dài, cạnh lá có hình răng cưa, được trồng chủ yếu ở Châu Á, Trung Đông và Châu Phi. Rau đay là nguồn bổ sung chất xơ dồi dào, giúp cải thiện tiêu hoá, hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa bệnh tim mạch. Ngoài ra, rau đay còn chứa nhiều magie, vitamin A, canxi… giúp răng chắc khỏe, cải thiện giấc ngủ, tái tạo da và ngăn ngừa ung thư da. 
  • Rau dền: Giải đáp câu hỏi chất xơ có ở đâu, câu trả lời là rau dền. Rất quen thuộc trong mỗi bữa ăn của người Việt Nam, rau dền là thực phẩm dồi dào chất xơ và tốt cho sức khỏe. Theo nghiên cứu, trong 100g rau dền nấu chín thì có đến 2,1g chất xơ. Rau dền giúp ngăn ngừa táo bón, cải thiện hệ tiêu hoá. Các thành phần có trong rau dền như: Magie, đồng, vitamin B9, K… còn giúp cải thiện thiếu máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch, giúp xương chắc khỏe hơn.

Chất xơ có ở đâu

Có rất nhiều chất xơ trong các loại rau ăn lá như bắp cải Brussels, cải rổ, rau dền...

Gợi ý một số món ăn chế biến từ các loại rau ăn lá giàu chất xơ:

  • Cải rổ: Cải rổ xào thịt bò, canh cải rổ nấu tôm, nước ép cải rổ…
  • Bắp cải Brussels: Bắp cải brussels nướng chanh tỏi, cải brussels áp chảo cánh gà, cải brussels luộc chấm chao…
  • Rau đay: Canh cua rau đay nấu mướp, canh rau đay thịt bằm, cháo cua đồng rau đay…
  • Rau dền: Canh rau dền xương heo, cơm rang rau dền đỏ, canh rau dền thịt băm, rau dền luộc…

Lưu ý khi chế biến các loại rau chứa nhiều chất xơ:

  • Nên ăn rau nguyên cọng, tránh xay nát. Vì khi xay nát, hàm lượng chất xơ sẽ bị phá vỡ thành các hạt nhỏ hơn, chúng dễ bị hấp thụ và tiêu hoá nhanh hơn. Điều này làm cho lượng chất xơ không phát huy hiệu quả cách tốt nhất. 
  • Thời gian rửa rau, thái rau không nên cách lúc nấu quá lâu. Vì điều này dễ cho rau nhanh héo và mất chất dinh dưỡng.
  • Nên ăn cả nước và xác rau. Có nhiều món ăn chỉ cần lấy nước từ rau để chế biến, bỏ phần xác rau, làm mất đi phần lớn lượng chất xơ có trong rau. Vì thế, thay vì bỏ đi, bạn nên tận dụng xác rau để bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể. 
  • Hạn chế nấu rau với quá nhiều nước. Vì một số thành phần trong rau như vitamin C, B… rất dễ hoà tan trong nước. Bạn nên chế biến rau với lượng nước vừa đủ để giữ lại nhiều chất dinh dưỡng nhất có thể.
  • Không nấu rau quá lâu. Nấu rau trong thời gian quá lâu là nguyên nhân làm cho hàm lượng chất xơ có trong rau hao hụt. Dấu hiệu của rau củ mất chất là màu sắc trở nên nhợt nhạt, nhanh úa, kém tươi sau khi nấu. Vì thế, bạn cần nấu vừa chín tới để bảo toàn lượng chất dinh dưỡng.
  • Dùng hết rau trong ngày sau khi nấu. Bạn nên dùng hết các món ăn từ rau đã được nấu trong ngày. Bảo quản thức ăn đã nấu, hâm đi hâm lại dễ làm mất các chất dinh dưỡng có trong món ăn. 

Chất xơ có ở đâu

Cần phải rửa rau thật sạch trước khi ăn

1.2. Khoai lang là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ

Khoai lang là đáp án cho câu hỏi chất xơ có ở đâu. Khoai lang chứa nhiều chất xơ, pectin… thúc đẩy nhu động ruột, giúp hấp thụ thức ăn tốt, hỗ trợ hệ tiêu hoá, ngừa táo bón. Ngoài ra, khoai lang còn là thực phẩm giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa ung thư và các bệnh về tim mạch.

Gợi ý một số món ăn chế biến từ khoai lang: Khoai lang luộc, khoai lang chiên giòn, chè khoai lang, khoai lang nướng, nem khoai lang…

Một số lưu ý khi chế biến, hoặc dùng khoai lang:

  • Không cắt khoai quá sớm trước khi nấu ăn, vì thời gian đó làm khoai bị khô và mất chất dinh dưỡng.
  • Không luộc khoai trước khi chế biến thành các món ăn khác (ví dụ như bánh khoai lang). Vì luộc bằng nước nóng trong thời gian dài làm mất đi một số thành phần dinh dưỡng. Thay vào đó, bạn có thể hấp hoặc nướng khoai trước trong lò để giữ được vị ngon ngọt, giúp bánh ngon hơn.
  • Không ăn khoai lang còn sống. Vì các màng tế bào trong khoai lang sống sẽ khó phân hủy, gây đầy bụng, khó tiêu…

1.3. Hạt chia cung cấp dồi dào chất xơ

Chất xơ có trong thực phẩm nào? Một trong số đó chính là hạt chia. Hạt chia được xem là nguồn chất xơ tốt nhất, vì có khoảng 40% chất xơ trong 100% trọng lượng hạt chia. Khi tiếp xúc với nước, hạt chia có thể nở gấp 12 lần kích thước ban đầu và lấp đầy dạ dày của bạn, tạo cảm giác no lâu. Ngoài ra, hạt chia còn hỗ trợ lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột, hỗ trợ giảm cân, giảm lượng đường trong máu…

Gợi ý một số món ăn, thức uống chế biến từ hạt chia: Trà bí đao hạt chia, trà ổi hồng hạt chia, rau câu hạt chia, chè hạt sen long nhãn hạt chia… 

Lưu ý khi sử dụng hạt chia:

  • Tránh sử dụng những hạt ngả màu vàng, nâu… vì những hạt này còn non hoặc do hạn chế trong quá trình trồng trọt. Bạn nên dùng hạt chia đã chín (có đốm đen và trắng) để hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách tốt nhất. 
  • Không ăn hạt chia khô (chưa ngâm nước) vì dễ dẫn đến tắc nghẽn thực quản, do hạt chia hấp thụ các chất lỏng tại đây. Bạn cần ngâm nở hạt chia trước khi sử dụng.
  • Sử dụng đúng lượng, không dùng quá nhiều hạt chia trong một lần. 

Chất xơ có ở đâu

Thành phần của hạt chia có đến 40% là chất xơ

1.4. Yến mạch - nguồn cung cấp chất xơ dồi dào

Yến mạch là đáp án cho câu hỏi: “Chất xơ có ở đâu?”. Yến mạch là nguồn bổ sung chất xơ cực kỳ hiệu quả, giúp làm chậm quá trình tiêu hoá và ức chế sự thèm ăn. Hơn nữa, yến mạch còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như: Protein, vitamin B1, sắt, kẽm… giúp giảm cân, giảm cholesterol, ngăn ngừa tiểu đường (type 2)…

Gợi ý một số món ăn chế biến từ yến mạch: Chè yến mạch thạch đen, cháo yến mạch, bánh khoai lang yến mạch, cơm rang yến mạch…

Lưu ý khi dùng yến mạch: 

  • Nếu bạn đang dùng yến mạch để giảm cân, cần hạn chế ăn các loại yến mạch ăn liền, vì chúng chứa nhiều đường, dễ gây tăng cân.
  • Không nên sử dụng yến mạch khi đang mắc các bệnh về răng miệng hoặc đường tiêu hoá. Vì nếu không nhai kỹ, dễ dẫn đến tắc nghẽn đường ruột.

1.5. Chất xơ có ở đâu? Trong các loại rau mầm

Chất xơ có ở đâu? Chính xác là có nhiều trong các loại rau mầm. Rau mầm là loại rau sạch, giàu chất dinh dưỡng và rất được ưa chuộng. Rau mầm giàu chất xơ, khoảng 0,8g trong 1 chén (giá đậu xanh). Thành phần dinh dưỡng trong rau mầm giúp kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ hệ tiêu hoá, giảm nguy cơ béo phì và huyết áp cao… 

Gợi ý một số món ăn chế biến từ rau mầm: Canh khoai sọ rau mầm nấu tôm, gà nướng lót rau mầm, salad rau mầm, gỏi rau mầm trộn bê…

Lưu ý khi sử dụng, chế biến rau mầm: 

  • Bạn nên lựa chọn các điểm bán rau uy tín. Tránh chọn nhầm những loại rau mầm chứa nhiều phân bón, thuốc tăng trưởng… làm ảnh hưởng sức khoẻ.
  • Rửa rau thật kỹ, ngâm rau trong nước muối loãng để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
  • Tránh rửa rau mầm mạnh tay, làm dập, úa rau… vì sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng có trong rau.

Chất xơ có ở đâu

Rau mầm là nguồn thực phẩm chứa chất xơ dồi dào

1.6. Chất xơ có nhiều trong hoa Atiso

Hoa atiso được biết đến với thành phần chứa nhiều chất xơ (đặc biệt là chất xơ hoà tan), giúp no lâu, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Có đến 6,48g chất xơ trong 1 hoa atiso, bằng 1/4 chất xơ khuyến nghị hằng ngày cho người lớn.  Hoa atiso còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi khác như: Vitamin, khoáng chất giúp chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch, lợi gan… 

Gợi ý một số món ăn chế biến từ hoa atiso: Canh gà hoa atiso, mứt hoa atiso, trà atiso hạt chia, giò heo hầm bông atiso…

Lưu ý: Tránh sử dụng viên bổ sung hoặc bột atiso đỏ quá nhiều vì dễ gây đau bụng, táo bón, chóng mặt, nôn mửa, hại gan…

1.7. Các loại đậu là nguồn chứa chất xơ dồi dào

Trả lời cho câu hỏi chất xơ có ở đâu - Đó chính là các loại đậu. 

  • Đậu lăng: Có giá thành rẻ, là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Cứ trong 100g đậu lăng thì có 7,9g chất xơ. Trong một chén đậu lăng đã được nấu chín chứa 15,6g chất xơ.
  • Đậu hà lan: Chất xơ có trong đậu hà lan khá nhiều (khoảng 16,3g chất xơ trong một chén đậu nấu chín hoặc 8,3g chất xơ trong 100g đậu). Đậu hà lan giúp no lâu, ngăn ngừa béo phì hiệu quả. Ngoài ra, hàm lượng folate (vitamin B9), kali… trong đậu hà lan còn giúp ngăn ngừa thiếu máu, ung thư dạ dày, cải thiện rối loạn kinh nguyệt…
  • Đậu bầu dục (đậu trắng): Là một trong những loại đậu chứa nhiều chất xơ (khoảng 11g chất xơ trong 1 cốc đậu), có lợi cho sức khoẻ tiêu hoá. 
  • Đậu xanh: Theo chuyên gia, cứ khoảng 202g đậu xanh luộc thì sẽ có 15,4g chất xơ. Chất xơ trong đậu xanh giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hoá thức ăn, phòng ngừa trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày… Đậu xanh còn có nhiều công dụng khác như: Thanh nhiệt, giải độc, bổ sung dinh dưỡng tốt cho mẹ và trẻ sơ sinh, cải thiện thị lực…

Gợi ý một số món ăn chế biến từ các loại đậu: Chè đậu lăng hạt sen, chè đậu trắng, cháo đậu xanh, đậu hà lan xào tôm…

Chất xơ có ở đâu

Chất xơ có nhiều trong đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, đậu nành...

Một số lưu ý khi sử dụng, chế biến các loại đậu chứa nhiều chất xơ:

  • Bạn cần nấu chín các loại đậu trước khi ăn để tránh đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng từ đậu tốt nhất.
  • Tránh ăn quá nhiều đậu để không gây táo bón.

1.8. Bông cải xanh, thực phẩm dồi dào chất xơ

Giải đáp cho thắc mắc chất xơ có ở đâu, bông cải xanh một trong các loại thực phẩm được nhắc đến. Bông cải xanh hỗ trợ hệ tiêu hóa, chống táo bón, dễ đại tiện... Hàm lượng các chất dinh dưỡng như: Vitamin C, A, K, B9, photpho… có trong bông cải xanh còn giúp giảm đường trong máu, giảm viêm, kiểm soát đường huyết…

Gợi ý một số món ăn chế biến từ bông cải xanh: Bông cải xanh xào thịt bò, bông cải xanh hầm xương, bông cải xanh luộc…

Một số lưu ý khi sử dụng, chế biến bông cải xanh:

  • Lựa chọn bông cải xanh có nguồn gốc rõ ràng, rửa sạch trước khi nấu.
  • Nấu bông cải xanh vừa chín tới, tránh nấu quá lâu làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có.
  • Tránh ăn bông cải xanh chưa được nấu chín, dễ gây khó tiêu, đầy hơi…
  • Nên dùng món ăn đã nấu trong ngày, càng để lâu, càng dễ mất chất. 

1.9. Bí đỏ cung cấp dồi dào chất xơ và vitamin A

Bí đỏ (hay còn gọi là bí ngô) là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào. Trong 1 chén bí đỏ có chứa khoảng 3g chất xơ. Bí đỏ có rất ít calo, giúp giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, bí đỏ còn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, nâng cao hệ miễn dịch, giúp da và mắt khỏe mạnh. 

Gợi ý một số món ăn chế biến từ bí đỏ: Bí đỏ hầm dừa, canh bí đỏ thịt băm, chè bí đỏ, bánh gạo bí đỏ…

Lưu ý khi chế biến bí đỏ:

  • Bạn không nên chiên, xào bí đỏ với dầu ăn. Vì như vậy dễ làm mất đi các chất dinh dưỡng vốn có. Thay vào đó, bạn hãy luộc hoặc nấu canh, soup bí đỏ.
  • Bí đỏ đã nấu, không nên bảo quản trong tủ lạnh. Vì như vậy sẽ làm thâm hụt các chất dinh dưỡng, tạo ra các chất ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Chất xơ có ở đâu

Chất xơ trong bí đỏ giúp nâng cao đề kháng, cải thiện sức khỏe tim mạch...

1.10. Quả ổi giàu chất xơ và chất chống oxy hoá

Bạn đang thắc mắc rằng chất xơ có ở đâu? Câu trả lời chính là quả ổi. Theo chuyên gia, cứ trong 100g ổi thì chứa từ 2,8-5,5g chất xơ tốt cho sức khỏe. Nếu bạn đang muốn giảm cân, thì ổi là loại thực phẩm tuyệt vời dành cho bạn. Với hàm lượng chất xơ và protein cao, ít calo và chất béo, quả ổi sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả. Trong quả ổi còn chứa nhiều vitamin C, giàu các chất chống oxy hóa, natri, kali… Ăn ổi giúp bạn tăng cường miễn dịch, ngừa táo bón, giảm nguy cơ bị bệnh ung thư… 

Gợi ý một số món ăn, thức uống chế biến từ quả ổi: Gỏi ổi khô mực, trà ổi hồng, ổi lắc, nước ép ổi mật ong…

Vài lưu ý khi sử dụng ổi: 

  • Tránh ăn quá nhiều ổi trong ngày. Vì hàm lượng vitamin C (gấp 4 lần cam) quá nhiều dễ dẫn đến buồn nôn, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày… 
  • Bạn nên ăn cả quả ổi thay vì uống nước ép, vì hàm lượng chất xơ khi ăn trái sẽ được hấp thụ cao hơn.

1.11. Chất xơ có nhiều trong dâu tây

Bạn đang bị táo bón, mau đói, tăng cân… rất có thể là do cơ thể bạn thiếu chất xơ. Chất xơ có ở đâu? Bạn có thể tìm thấy nhiều trong quả dâu tây. Trong mỗi 100g dâu tây có chứa 2g chất xơ, thành phần này thúc đẩy vi khuẩn có lợi trong đường ruột, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. 

Gợi ý một số món ăn chế biến từ dâu tây: Sinh tố dâu tây, mứt dâu tây, dâu tây lắc…

Một số lưu ý khi ăn dâu tây:

  • Tránh ăn dâu tây quá nhiều trong ngày, vì thành phần axit có trong dâu tây dễ gây đau dạ dày.
  • Bạn nên lựa chọn quả dâu tây có nguồn gốc rõ ràng, tránh ăn dâu tây không có xuất xứ dễ gây ngộ độc.

Chất xơ có ở đâu

Dâu tây vừa giàu chất xơ, vừa giàu vitamin A

1.12. Cà rốt chứa: Chất xơ, vitamin A, vitamin K và canxi

Chất xơ có ở đâu? - Câu trả lời đó chính là cà rốt. Theo chuyên gia, cứ trong 100g cà rốt thì có đến 2,8g là chất xơ. Tỷ lệ này đáp ứng 10% lượng chất xơ cơ thể cần trong ngày. Chất xơ trong cà rốt hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn, giảm đau bụng, đầy hơi, ngăn ngừa táo bón… Ngoài chất xơ, cà rốt còn chứa nhiều vitamin A, vitamin K và canxi, hỗ trợ tăng cường thị lực, ổn định huyết áp, ngăn ngừa ung thư… 

Gợi ý một số món ăn chế biến từ cà rốt: Nước ép cà rốt, cà rốt hầm xương, cà rốt xào bò, cà rốt ngâm chua ngọt…

Lưu ý khi sử dụng cà rốt: Trong cà rốt có chứa hàm lượng nhỏ nitrat, khi nấu ở nhiệt độ cao sẽ chuyển hóa thành nitrit. Nitrit có khả năng gây hại cho hệ tiêu hoá, tổn thương đường ruột và làm cho cơ thể bạn bị nhiễm độc. Vì thế, bạn nên nấu cà rốt ở nhiệt độ vừa phải, vừa chín để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe.

1.13. Củ dền cung cấp chất xơ và giúp bổ máu

Bạn đang thắc mắc ăn gì để có chất xơ? - Đó chính là củ dền. Trong 100g củ dền sẽ có chứa khoảng 2-3g chất xơ, đáp ứng đầy đủ lượng chất xơ cần thiết trong một ngày. Ngoài chất xơ, củ dền còn chứa các chất dinh dưỡng có lợi như: Vitamin C, folate, sắt, kali… giúp hệ tiêu hoá làm việc tốt, bảo vệ tim mạch…

Gợi ý một số món ăn chế biến từ củ dền: Củ dền hầm xương, nước ép củ dền, salad củ dền…

Lưu ý khi chế biến củ dền: Bạn nên tránh hâm nóng củ dền nhiều lần sau khi nấu, vì sẽ sinh ra độc tố, có hại cho sức khỏe. 

Chất xơ có ở đâu

Củ dền vừa giàu chất xơ, vừa có tác dụng bổ máu

1.14. Các loại hạt chứa nhiều chất xơ

Chất xơ có ở đâu? - Đó là trong các loại hạt. Sau đây là một số loại hạt chứa nhiều chất xơ, mời bạn tham khảo:

  • Hạt hạnh nhân: Là nguồn bổ sung chất xơ dồi dào, trong 28g hạnh nhân có chứa đến 3,5g chất xơ. Hạt hạnh nhân giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ giảm cân... Ngoài ra, các chất có lợi như canxi, magie, protein… có trong hạnh nhân còn giúp chống oxy hoá, chắc khỏe xương, giảm lượng cholesterol trong máu…
  • Hạt điều: Trong 28 gram hạt điều chứa khoảng 1g chất xơ, giúp kiểm soát cân nặng, hệ tiêu hoá làm việc hiệu quả.
  • Hạt macca: Chứa nhiều chất xơ có lợi cho tiêu hoá (khoảng 2,5g chất xơ cho 28g hạt), giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Crohn, viêm đại tràng...
  • Hạt dẻ cười: Là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào (trong 28 gram hạt dẻ cười có chứa 3,5g chất xơ). Ăn hạt dẻ cười mỗi ngày giúp bạn ngăn ngừa ung thư ruột kết, ung thư đại tràng, tăng cường miễn dịch, tốt cho tim mạch…

Gợi ý một số món ăn chế biến từ các loại hạt: Bánh hạnh nhân Macau, rong biển rang hạt các loại, cơm nắm rong biển sấy các loại hạt, bún 5 loại hạt…

Lưu ý: 

  • Bạn không nên ăn quá nhiều các loại hạt, không thay thế cho bữa chính. 
  • Nên ăn các loại hạt vào các bữa phụ để hỗ trợ tốt trong việc hấp thu các chất dinh dưỡng.
  • Tránh ăn các loại hạt sau khi ăn bữa chính. Vì nếu hấp thụ lượng tinh bột và chất xơ dễ dẫn đến đầy hơi, khó tiêu…

1.15. Chất xơ có nhiều trong bắp

Bắp (ngô) là một trong các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, 164g bắp sẽ cung cấp cho bạn 6g chất xơ. Chất xơ từ bắp giúp tăng cường hệ tiêu hoá, ngăn ngừa các bệnh về đường ruột, bảo vệ tim mạch, làm đẹp da, ngăn ngừa thiếu máu…

Gợi ý một số món ăn chế biến từ bắp: Bắp luộc, bắp xào, bắp hầm xương, ức gà xào bắp non, sữa bắp thạch lá dứa…

Lưu ý: Bạn nên tránh ăn bắp vào buổi tối. Vì lượng calo có trong bắp sẽ không được cơ thể tiêu hoá triệt để, dẫn đến tích tụ mỡ thừa, tăng cân.

Chất xơ có ở đâu

Chất xơ có trong bắp giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn

2. Dấu hiệu bạn đang thiếu chất xơ

Ngoài tìm hiểu chất xơ có ở đâu, bạn còn cần nắm thông tin về các dấu hiệu thiếu chất xơ.

2.1. Thường xuyên bị táo bón hoặc đầy hơi

Chất xơ giúp làm mềm phân, hỗ trợ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh… Nếu bạn thường cảm thấy đầy hơi, khó tiêu, táo bón… có thể bạn đang thiếu chất xơ. Khi đó, bạn cần tăng cường bổ sung chất xơ vào bữa ăn hằng ngày.

2.2. Thiếu chất xơ làm đường huyết lên xuống thất thường

Khi thiếu chất xơ, lượng đường huyết trong cơ thể bạn dễ lên xuống thất thường. Chất xơ giúp dạ dày tiêu hoá thức ăn chậm rãi, nếu thiếu chất xơ, lượng đường từ thức ăn sẽ nhanh ngấm vào máu, dẫn đến đường huyết tăng. 

2.3. Dấu hiệu bị thiếu chất xơ: Tăng cân không rõ nguyên nhân

Thiếu chất xơ làm cơ thể bạn cảm thấy nhanh đói, từ đó lượng thức ăn bạn ăn nhiều hơn so với mức bình thường. Điều này dễ làm cho bạn tăng cân nhanh. 

2.4. Dấu hiệu bị thiếu chất xơ: Tăng Cholesterol máu

Chất xơ giúp hấp thụ cholesterol trong ruột non, sau đó bài tiết ra khỏi cơ thể. Chất xơ cùng các phân tử tinh bột còn giúp giảm hấp thụ cholesterol trong cơ thể. Nếu bạn nhận thấy lượng cholesterol trong máu tăng cao, rất có thể cơ thể bạn đang thiếu chất xơ.

Bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc chất xơ có ở đâu thông qua 15 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Bạn hãy tìm hiểu cách chế biến các loại thực phẩm trên để giữ được hàm lượng chất dinh dưỡng ở mức cao nhất.

Nếu bạn đang gặp vấn đề về sức khoẻ răng miệng, bạn hãy gọi đến Hotline 19008040 - 0329851079 (Có sử dụng Zalo/Viber) hoặc để lại câu hỏi vào bảng sau đây để bác sĩ tư vấn miễn phí.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp