Trang chủ / Kiến thức quanh ta / RĂNG SỮA LÀ GÌ? HƯỚNG DẪN TRẺ ĐÁNH RĂNG ĐỂ BẢO VỆ RĂNG SỮA

RĂNG SỮA LÀ GÌ? HƯỚNG DẪN TRẺ ĐÁNH RĂNG ĐỂ BẢO VỆ RĂNG SỮA

Răng sữa là dấu mốc cho quá trình lớn lên của trẻ, cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng về lâu dài. Chăm sóc răng sữa đúng cách từ khi còn nhỏ là nền tảng vững chắc cho một hàm răng chắc khỏe sau này. Vậy răng sữa là gì và làm thế nào để hướng dẫn trẻ bảo vệ răng sữa từ sớm? Mời bạn theo dõi câu trả lời chi tiết từ chuyên gia trong bài viết dưới đây.

1. Răng sữa là gì?

Răng sữa là các răng đầu tiên mọc lên ở trẻ nhỏ khi bé được khoảng 6 tháng tuổi. Lý do các răng mọc đầu được gọi là răng sữa vì chúng xuất hiện trong giai đoạn trẻ chủ yếu bú sữa mẹ. Răng đầu tiên mọc chính là răng cửa giữa ở hàm dưới. Răng thứ hai mọc ngay cạnh răng đầu tiên, cũng chính là răng cửa thứ 2 ở hàm dưới.

Trẻ em có tổng cộng 20 răng sữa, 10 chiếc ở hàm trên và 10 chiếc ở hàm dưới. Quá trình thay răng sữa bắt đầu từ khi trẻ 6 tuổi và kết thúc vào khoảng 12 hoặc 13 tuổi. Chiếc răng đầu tiên rụng chính là chiếc răng mọc đầu tiên, cho đến khi bé thay hết tất cả răng sữa thành răng vĩnh viễn.

răng sữa là gì

Răng sữa là các răng đầu tiên mọc lên ở trẻ nhỏ

1.1. Vai trò của răng sữa

Răng sữa chỉ là răng tạm thời nhưng lại có vai trò cực kỳ quan trọng. Răng sữa khỏe mạnh giúp trẻ nói rõ ràng và học nhai, ngoài ra còn có tác dụng:

  • Giữ chỗ cho răng vĩnh viễn: Răng sữa giữ khoảng trống cần thiết, đóng vai trò như một lộ trình và định vị cho răng vĩnh viễn. Khi răng vĩnh viễn đã sẵn sàng mọc, thân răng chồi lên đụng vào chân răng sữa, chân răng sữa rụng khỏi hàm để nhường chỗ. Nếu răng sữa mất sớm, răng vĩnh viễn có nguy cơ mọc lệch hoặc sai vị trí, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng ăn nhai của trẻ.
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ: Răng sữa khỏe mạnh giúp trẻ tự tin phát triển thể chất, cảm xúc và giao tiếp xã hội. Đủ răng sữa giúp bé học tập phát âm chuẩn mực và tự tin khi giao tiếp.
  • Kích thích sự phát triển của xương hàm: Quá trình nhai thức ăn bằng răng sữa kích thích xương hàm phát triển và giúp khuôn mặt hài hòa.
  • Hỗ trợ quá trình ăn nhai: Răng sữa giúp trẻ học nhai đúng cách, nghiền nát thức ăn, dễ dàng tiêu hóa, đặc biệt trong giai đoạn bé mới ăn dặm.

1.2. Hình thái của răng sữa

Vậy các đặc điểm để phân biệt răng sữa là gì? Về số lượng, răng sữa có 20 chiếc, bao gồm: 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh và 8 răng cối. Các răng trước 6 tuổi đa phần là răng sữa, có kích thước nhỏ hơn so với răng vĩnh viễn sau 6 tuổi. Ngoài ra, lớp men răng sữa màu trắng đục rất mỏng, chỉ khoảng 1mm và thấp hơn từ 2-3 lần so với răng vĩnh viễn.

Lý giải hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng vì răng sữa xuất hiện sớm, ở giai đoạn bé đang bú sữa mẹ hoặc ăn dặm. Các loại thức ăn mềm, nhỏ,... không cần lực nhai mạnh, vậy nên cấu trúc của răng sữa không chắc chắn như răng vĩnh viễn.

răng sữa là gì

Răng sữa có kích thước nhỏ hơn so với răng vĩnh viễn

1.3. Dấu hiệu bé sắp sửa thay răng sữa

Theo nhiều nghiên cứu, bé gái sẽ mất răng sớm hơn bé trai. Đến 6 tuổi, răng vĩnh viễn của bé bắt đầu mọc. Đầu tiên, 4 răng hàm bắt đầu mọc, sau đó răng sữa rụng và thay bằng răng vĩnh viễn. Thời gian thay răng sữa của trẻ chi tiết như sau:

  • Răng hàm đầu tiên: Trong thời gian từ 6 đến 7 tuổi.
  • Răng cửa giữa: Trong thời gian từ 6 đến 8 tuổi.
  • Răng cửa bên: Trong thời gian từ 7 đến 8 tuổi.
  • Răng nanh: Trong thời gian từ 9 đến 13 tuổi.
  • Răng tiền hàm: Trong thời gian từ 9 đến 13 tuổi.
  • Răng hàm thứ hai: Trong thời gian từ 11 đến 13 tuổi.
  • Răng hàm thứ ba (răng khôn): Trong thời gian từ 17 đến 21 tuổi nếu răng mọc.

Khi bắt đầu thay răng, trẻ sẽ có các dấu hiệu:

  • Răng lung lay. Đây là dấu hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất cho thấy răng sữa sắp rụng. Khi chạm nhẹ hoặc dùng tay nắm nhẹ, bạn sẽ thấy răng không chắc chắn và hơi lung lay.
  • Đau nhức nhẹ: Một số bé cảm thấy đau nhẹ ở vùng răng lung lay, đôi khi cảm thấy nhức hoặc ngứa ngáy.
  • Bé hay dùng lưỡi đẩy vào răng: Một phản xạ tự nhiên là bé hay dùng lưỡi đẩy răng lung lay, muốn làm lỏng răng để nó rụng ra.

1.4. Có nên nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà không?

Thông thường, khi răng vĩnh viễn mọc, răng sữa tự nhiên sẽ rụng đi để nhường chỗ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khi đã đến tuổi nhưng răng sữa không rụng, cần ngoại lực tác động bên ngoài. Trong trường hợp này, nhiều người chọn cách tự nhổ răng cho bé tại nhà. 

Tự nhổ răng tại nhà không đảm bảo vệ sinh và kỹ thuật sẽ để lại nhiều tác hại cho trẻ như:

  • Viêm nha chu: Quá trình nhổ răng hoặc dụng cụ không đảm bảo vệ sinh, vi khuẩn xâm nhập vào vết thương và gây nhiễm trùng.
  • Áp xe răng: Không lấy được trọn vẹn phần mô bị nhiễm trùng, viêm nhiễm lan rộng thường làm xuất hiện áp xe răng.
  • Trẻ bị máu khó đông nhưng không được phát hiện sớm: Trong trường hợp trẻ bị máu khó đông, nếu bạn không thăm khám thì khó có thể phát hiện được. Vậy nên lúc nhổ răng, bé chảy máu không ngừng, nhiều phụ huynh lầm tưởng là hiện tượng bình thường nên không kịp xử lý. Nếu không cầm được máu, trẻ có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.
  • Gây đau đớn: Quá trình nhổ răng tại nhà không có thuốc tê hoặc kỹ thuật của người thực hiện kém, bé sẽ đau đớn và sinh ra cảm giác sợ hãi.
  • Sốc nhiễm trùng hoặc suy đa tạng: Nhiều trẻ có cơ địa bị bệnh tim bẩm sinh, suy giảm miễn dịch,... mà bạn không biết. Sau khi nhổ răng, trẻ không được theo dõi, nguy cơ cao bị vi khuẩn tấn công và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Để phòng tránh tình trạng trên, bạn nên đưa trẻ đến nha khoa để thăm khám và xem xét phương án nhổ răng phù hợp. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê, giảm đau cho bé và cung cấp sẵn các loại thuốc giảm đau, cầm máu. Quá trình nhổ răng sữa cho trẻ tại nha khoa đảm bảo an toàn, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe.

răng sữa là gì

Quá trình nhổ răng sữa cho trẻ tại nha khoa sẽ đảm bảo an toàn hơn

2. Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách

Tạo thói quen đánh răng mỗi ngày 2 lần và chải răng đúng cách cho trẻ rất quan trọng. Vì dưới 6 tuổi là thời điểm vàng để trẻ hình thành các thói quen tốt, đặc biệt là thói quen vệ sinh răng miệng. Bạn nên dạy trẻ cách di chuyển bàn chải, dùng chỉ nha khoa và nên cạo vôi răng định kỳ tại nha khoa.

2.1. Cách di chuyển bàn chải đánh răng

Đầu tiên, bạn nên chọn bàn chải phù hợp với kích thước miệng của trẻ, có lông mềm để tránh làm tổn thương nướu. Sau đó, bạn hãy dạy bé cách di chuyển bàn chải đánh răng đúng cách như sau:

  • Giữ bàn chải nghiêng một góc 45 độ so với đường viền nướu, lông chải tiếp xúc cả răng và nướu.
  • Di chuyển bàn chải theo vòng tròn nhỏ, nhẹ nhàng trên bề mặt răng và nướu. Sau đó, bạn hướng dẫn bé để bàn nghiêng 45 độ và chải theo chiều dọc, lần lượt từ ngoài vào trong.
  • Chải cả mặt ngoài, mặt trong và bề mặt nhai của răng, tuyệt đối không chải ngang và dùng nhiều lực.

2.2. Kem đánh răng cho trẻ em

Khi trẻ đủ 3 tuổi, bạn có thể cho trẻ dùng kem đánh răng để ngăn ngừa sâu răng. Tiêu chí để chọn kem đánh răng cho trẻ em là:

  • Hàm lượng fluor nên thấp hơn 500 ppm.
  • Lượng bọt ít (Vì xà phòng trong kem đánh răng tạo ra bọt dễ gây kích ứng cho trẻ em).
  • Trẻ em không thích vị cay của kem đánh răng người lớn, bạn nên chọn các loại có vị ngọt từ trái cây.
  • Ưu tiên dùng các loại kem đánh răng có thể nuốt được, vì bé nhỏ tuổi rất dễ nuốt bọt kem vào bụng.

2.3. Hướng dẫn trẻ em dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước

Khi bé dùng chỉ nha khoa và máy tăm nước cần có người lớn đứng bên cạnh quan sát và hướng dẫn. Bạn nên hướng dẫn trẻ từ sớm, để trẻ tạo thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh sâu răng.

Cách dùng chỉ nha khoa an toàn cho bé:

  • Cắt một đoạn chỉ vừa đủ (từ 30-45cm) quấn quanh ngón trỏ và ngón giữa, chừa lại một đoạn 2-3cm.
  • Nhẹ nhàng luồn đoạn chỉ ở giữa vào kẽ răng, sau đó bạn hướng dẫn bé di chuyển chỉ lên xuống. 
  • Lặp lại cách luồn chỉ và di chuyển lên xuống với các răng còn lại, sau đó nhẹ nhàng nhấc chỉ ra ngoài.

Cách dùng máy tăm nước an toàn cho bé:

  • Trước tiên, bạn hãy chọn đầu vòi có kích thước phù hợp với lứa tuổi của trẻ, điều chỉnh áp suất nhẹ.
  • Di chuyển đầu vòi nhẹ nhàng dọc theo đường viền nướu từ trong ra ngoài, làm sạch kỹ kẽ răng. 
  • Sau khi làm sạch răng bằng tăm nước, bạn nên cho bé súc miệng lại bằng nước sạch hoặc nước muối.

Cách dùng máy tăm nước an toàn cho bé

Chọn đầu vòi tăm nước có kích thước phù hợp với lứa tuổi của trẻ

2.4. Cho trẻ cạo vôi răng định kỳ

Không chỉ người lớn, trẻ em cũng cần đến nha khoa thăm khám và cạo vôi răng định kỳ. Vì cao răng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý như: Viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng và rụng răng,... Theo khuyến nghị của bác sĩ, bạn nên đưa trẻ đến nha khoa để lấy cao răng định kỳ từ 3-6 tháng/lần. Bác sĩ sẽ thăm khám và phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh răng miệng của trẻ để điều trị kịp thời.

Qua bài viết trên, các bác sĩ đã giải đáp câu hỏi răng sữa là gì và bạn cũng đã tìm hiểu về các dấu hiệu thay răng của trẻ. Mong rằng bé sẽ luôn khỏe mạnh và sở hữu hàm răng đẹp nhờ chăm sóc răng miệng đúng cách từ khi còn nhỏ.

Quý khách đừng ngại liên hệ với nha khoa Tâm Đức Smile để được bác sĩ tư vấn miễn phí các vấn đề về sức khoẻ răng miệng bằng cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp