Trang chủ / Kiến thức quanh ta / [GIẢI ĐÁP] RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU LÀ GÌ? DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CHẨN ĐOÁN

[GIẢI ĐÁP] RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU LÀ GÌ? DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ CHẨN ĐOÁN

Các trường hợp máu khó đông hoặc máu đông quá dễ dàng đều được gọi là rối loạn đông máu. Hiện tượng này cực kỳ nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng như đau tim và đột quỵ, tăng nguy cơ tử vong. Vậy rối loạn đông máu là gì và làm thế nào để phát hiện? Mời bạn theo dõi và giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây.

1. Hiện tượng rối loạn đông máu là gì? Nguyên nhân

Khi mạch máu bị tổn thương, các tế bào trong thành mạch sẽ gửi tín hiệu và giải phóng tiểu cầu. Tiểu cầu thay đổi hình dạng, dính vào phần mạch máu bị thương, kích hoạt fibrin làm đông máu. Fibrin tạo thành một mạng lưới giữ lại tiểu cầu ở vị trí bị thương, làm thành mạch sát lại với nhau. Đồng thời, hệ miễn dịch sẽ chữa lành vết thương cho cơ thể.

1.1. Giải đáp về hiện tượng rối loạn đông máu

Cơ chế đông máu giúp ngăn ngừa chảy máu quá nhiều từ mạch máu bị thương, vậy rối loạn đông máu là gì? Rối loạn đông máu là hiện tượng máu khó đông lại khi bị thương hoặc tạo thành cục máu đông dù cơ thể không bị thương. 

  • Tiểu cầu, fibrin tăng đông máu hoặc máu không đủ, vết thương khó ngừng chảy máu và lâu lành hơn. 
  • Lượng fibrin đột ngột tăng, tạo thành cục máu đông trong thành mạch. Cục máu đông càng lớn, mạch máu càng bị tắc nghẽn, khó lưu thông.

rối loạn đông máu là gì

Rối loạn đông máu là hiện tượng máu khó đông lại khi bị thương hoặc tạo thành cục máu đông dù cơ thể không bị thương

1.2. Nguyên nhân gây rối loạn đông máu

Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn đông máu là gì? Cơ thể bạn luôn duy trì lưu lượng máu bình thường nhờ các phân tử “yếu tố tiền đông" và "yếu tố chống đông". Nếu 1 trong 2 yếu tố trên mất cân bằng, bạn sẽ bị rối loạn đông máu. 

Theo các nghiên cứu, phần lớn bệnh nhân rối loạn đông máu là do di truyền từ cha mẹ. Đột biến trên nhiễm sắc thể X có ảnh hưởng đến các yếu tố đông máu là VIII hoặc IX. Trẻ em thừa hưởng nhiễm sắc thể X từ cha hoặc mẹ, vậy nên từ nhỏ đã bị rối loạn đông máu nếu cha mẹ mắc chứng rối loạn này. Vì nam giới sở hữu 1 nhiễm X và một nhiễm sắc thể Y, vậy nên, tỷ lệ nhận nhiễm sắc thể X chứa mầm bệnh cao hơn nữ giới.

Ngoài yếu tố di truyền, các nguyên nhân khác gây ra hiện tượng rối loạn đông máu là:

  • Ung thư, các loại bệnh tự miễn hoặc bệnh gan.
  • Ít vận động và ngồi (hoặc nằm) trong thời gian dài.
  • Các loại thuốc như kháng sinh, thuốc làm loãng máu hoặc interferon.
  • Trẻ sơ sinh bị thiếu vitamin K, vitamin B6, B12 hoặc folate.
  • Các triệu chứng nhiễm trùng như nhiễm trùng huyết, HIV hoặc SARS-CoV-2.
  • Lây nhiễm từ người khác trong quá trình truyền máu.
  • Béo phì.

1.3. Đối tượng dễ mắc bệnh rối loạn đông máu

V Leiden và đột biến gen prothrombin là 2 yếu tố di truyền thường gặp làm tăng nguy cơ rối loạn đông máu. Trong đó, 3-8% người có tổ tiên từ Châu Âu có 1 bản sao của đột biến V Leiden. Khoảng 1 trong 50 người da trắng ở Mỹ và Châu Âu có đột biến prothrombin. Nếu xét nghiệm có dấu hiệu bất thường của V Leiden và prothrombin, bạn và con cái của bạn có nguy cơ cao bị rối loạn đông máu.

Ngoài ra, theo di truyền học, nam giới dễ mắc rối loạn đông máu hơn nữ giới. Vì nam có 2 nhiễm sắc thể là X và Y, nữ có 2 nhiễm sắc thể X. Theo di truyền, tính trạng con người theo nhiễm sắc thể gen trội. Vậy nên, nam giới chỉ có 1 khả năng nhận nhiễm sắc thể X, khả năng cao là nhiễm sắc thể mang mầm bệnh.

rối loạn đông máu là gì

Nam có 2 nhiễm sắc thể là X và Y, nữ có 2 nhiễm sắc thể X

2. Biểu hiện khi bị rối loạn đông máu

Triệu chứng của rối loạn đông máu phụ thuộc vào bộ phận hoặc vị trí của cơ thể bị cục máu đông ảnh hưởng. 

  • Vết thương chảy máu lâu hơn bình thường, khó cầm máu, đặc biệt là hiện tượng chảy máu khi đánh răng.
  • Chân sưng và đau khi chạm vào (Huyết khối tĩnh mạch sâu).
  • Xuất hiện vết bầm tím dù chỉ va chạm nhẹ và gây đau đớn trong thời gian dài.
  • Nếu cục máu đông di chuyển đến phổi, bạn sẽ cảm thấy khó thở kèm đau ngực do thuyên tắc phổi.
  • Nặng nhất là đau tim và đột quỵ, khi cục máu đông chặn đường lưu thông trong mạch máu.

3. Các biện pháp chẩn đoán rối loạn đông máu

Để chẩn đoán rối loạn đông máu, bác sĩ sẽ dựa trên các thông tin từ tiền sử bệnh án, khám lâm sàng và kết quả các xét nghiệm. 

  • Tiền sử bệnh án: Nếu bạn từng mắc bệnh tự miễn, đang mang thai hoặc trong gia đình có người bị rối loạn đông máu.
  • Các xét nghiệm về máu: PT-INR (xác định tốc độ đông máu), aPTT (thời gian thromboplastin một phần được kích hoạt) và công thức máu toàn phần (CBC).
  • Xét nghiệm D-dimer, xét nghiệm huyết khối tĩnh mạch.
  • Siêu âm hoặc chụp CT để kiểm tra vị trí nghi ngờ có cục máu đông.
  • Các xét nghiệm đặc biệt khác bác sĩ có thể chỉ định: Xét nghiệm di truyền, hoạt động của antithrombin, hoạt động của protein C và Homocysteine.

rối loạn đông máu là gì

Xét nghiệm PT-INR để xác định tốc độ đông máu

Ngoài ra, các trường hợp bác sĩ khuyến khích nên đến bệnh viện xét nghiệm rối loạn đông máu là:

  • Xuất hiện hiện tượng đông máu bất thường nếu bạn còn trẻ (dưới 50 tuổi).
  • Hình thành các cục huyết khối ở vị trí bất thường như cánh tay, gan, ruột, thận hoặc não.
  • Cục máu đông xuất hiện mà không rõ nguyên nhân.
  • Có tiền sử sảy thai nhiều lần.
  • Đột quỵ khi còn trẻ.

4. Rối loạn đông máu có nguy hiểm không? Cách điều trị

Rối loạn đông máu là tình trạng nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Tuy nhiên hiện nay, bạn có thể cải thiện và ngăn các biến chứng nguy hiểm bằng nhiều loại thuốc.

4.1. Ảnh hưởng của rối loạn đông máu

Vậy ảnh hưởng của rối loạn đông máu là gì? Theo bác sĩ, rối loạn đông máu thường xảy ra ở động mạch và tĩnh mạch, vậy nên cực kỳ nguy hiểm. Máu tụ lại trong các cơ quan nội tạng gây đau đớn và các hiện tượng như:

  • Thuyên tắc phổi.
  • Đột quỵ.
  • Đau tim.
  • Đau chân dữ dội.
  • Khó khăn khi đi bộ.
  • Mất chi (mất tay hoặc chân).

Ngoài ra, áp lực cao trong thai kỳ làm phụ nữ dễ mắc bệnh rối loạn đông máu hơn. Phụ nữ mang thai có thể bị sảy thai nếu bị rối loạn đông máu mà không điều trị kịp thời.

rối loạn đông máu là gì

Áp lực cao trong thai kỳ làm phụ nữ dễ mắc bệnh rối loạn đông máu hơn

4.2. Phương pháp điều trị rối loạn đông máu

Người xuất hiện cục máu đông bất thường cần điều trị khẩn cấp. Bác sĩ sẽ loại bỏ huyết khối bằng ống thông để phá vỡ các cục máu đông. Bộ lọc được đưa vào tĩnh mạch để phá hủy cục máu đông trước khi chúng di chuyển đến phổi hoặc tim. Các trường hợp còn lại, bác sĩ sẽ điều trị ngoại khoa bằng các loại thuốc chống đông máu bao gồm:

  • Aspirin.
  • Heparin (truyền nước).
  • Warfarin.
  • Fondaparinux (thuốc tiêm).
  • Heparin (thuốc tiêm có thể tự dùng được ở nhà).

4.3. Bị rối loạn đông máu trồng răng được không?

Trồng răng là phương pháp có xâm lấn. Do đó, nếu bạn bị rối loạn đông máu và thuộc trường hợp máu khó đông, bạn không nên trồng răng. Vì sau khi trồng răng, nguy cơ chảy máu kéo dài và khó cầm máu là rất cao, rất nguy hiểm.

Nếu bạn thuộc trường hợp máu dễ đông, bạn vẫn có thể trồng răng Implant được. Điều kiện là sức khỏe của bạn ổn định và được bác sĩ cho phép. Ngoài ra, bạn nên chọn nha khoa uy tín, đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm để giảm thiểu nguy hiểm khi thực hiện.

rối loạn đông máu là gì

Nếu bạn thuộc trường hợp máu dễ đông, bạn nên chọn nha khoa uy tín để giảm thiểu nguy hiểm

Qua bài viết trên, bạn đã tìm hiểu về tình trạng rối loạn đông máu là gì và cách chẩn đoán, điều trị phù hợp. Rối loạn đông máu là căn bệnh mãn tính, do đó, bạn nên định kỳ đến bệnh viện kiểm tra và duy trì lối sống lành mạnh. Đừng quên chăm sóc răng miệng để sức khoẻ luôn được đảm bảo bằng cách đến nha khoa Tâm Đức Smile hoặc liên hệ:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp