Trang chủ / Kiến thức quanh ta / THỜI GIAN ĐÔNG MÁU LÀ GÌ? LÝ DO CẦN XÉT NGHIỆM THỜI GIAN ĐÔNG MÁU TRƯỚC KHI NHỔ RĂNG

THỜI GIAN ĐÔNG MÁU LÀ GÌ? LÝ DO CẦN XÉT NGHIỆM THỜI GIAN ĐÔNG MÁU TRƯỚC KHI NHỔ RĂNG

Thời gian đông máu là chỉ số đo lường khoảng thời gian cần thiết để máu đông lại. Trước khi nhổ răng, kiểm tra thời gian đông máu là vô cùng cần thiết. Vậy tại sao xét nghiệm thời gian đông máu lại quan trọng như thế? Mời bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thời gian đông máu và lý do cần làm xét nghiệm này trước khi nhổ răng.

1. Thời gian đông máu là gì?

Thời gian đông máu là khoảng thời gian cần thiết để máu chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái đông đặc, hình thành cục máu đông. Đây là quá trình phức tạp liên quan đến nhiều yếu tố như: Tiểu cầu, chất xơ fibrin, thành mạch máu,... Thời gian đông máu là chỉ số dùng để phát hiện các rối loạn đông máu, bao gồm: Hemophilia, bệnh von Willebrand,...

1.1. Thời gian đông máu bình thường

Thời gian đông máu bình thường phụ thuộc vào phương pháp xét nghiệm được sử dụng. Dưới đây là một số mốc thời gian đông máu bạn có thể tham khảo:

  • Phương pháp Lee-White: Theo phương pháp này, thời gian đông máu bình thường từ 8 - 12 phút.
  • Phương pháp PT (Prothrombin Time): Phương pháp PT cho thấy thời gian đông máu từ 10 - 14 giây.
  • Phương pháp APTT (Activated Partial Thromboplastin Time): Theo phương pháp APTT, thời gian đông máu từ 30 - 40 giây.
  • Phương pháp TT (Thrombin Time): Với phương pháp TT, thời gian đông máu từ 12 - 15 giây.

Tuy nhiên, các giá trị này có thể thay đổi tùy thuộc vào phương pháp xét nghiệm, thiết bị và điều kiện phòng thí nghiệm. 

thời gian đông máu là gì lý do cần xét nghiệm thời gian đông máu trước khi nhổ răng

Thời gian đông máu là khoảng thời gian cần thiết để hình thành cục máu đông

1.2. Vì sao thời gian đông máu quan trọng?

Khả năng đông máu bình thường đảm bảo khi có tổn thương mạch máu, cơ thể sẽ phản ứng nhanh chóng để ngăn chặn sự mất máu quá mức. Thời gian đông máu đặc biệt quan trọng trong các trường hợp như:

  • Bị thương: Khi bị thương, mạch máu sẽ bị tổn thương, dẫn đến chảy máu. Quá trình đông máu giúp hình thành cục máu đông tại vị trí vết thương, ngăn cản máu chảy ra ngoài. Điều này giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mất máu, thiếu máu và thậm chí tử vong.
  • Lành vết thương: Các tế bào và mạch máu mới sẽ phát triển xung quanh cục máu đông, dần dần thay thế nó và phục hồi tổn thương.
  • Duy trì lưu thông máu: Nếu thời gian đông máu quá ngắn, sẽ hình thành cục máu đông bất thường trong mạch máu, gây tắc nghẽn và nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó, thời gian đông máu bình thường giúp duy trì quá trình lưu thông máu.
  • Nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng khôn: Nhổ răng, nhất là răng khôn mọc lệch, mọc ngầm sẽ đi kèm việc cắt đứt các mạch máu nhỏ trong nướu và xương hàm. Nếu thời gian đông máu kéo dài, quá trình cầm máu gặp nhiều khó khăn, gây ra biến chứng như: Mất máu nhiều, viêm nhiễm tại vị trí nhổ răng,... Do đó, trước khi nhổ răng bạn nên chọn nha khoa uy tín và làm hết xét nghiệm để đảm bảo quá trình nhổ răng an toàn và hiệu quả.

thời gian đông máu là gì lý do cần xét nghiệm thời gian đông máu trước khi nhổ răng

Quá trình đông máu giúp hình thành cục máu đông tại vị trí vết thương, ngăn cản máu chảy ra ngoài

2. Những lưu ý trước và sau khi nhổ răng

Nhổ răng là quy trình phổ biến nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nếu không được thực hiện đúng cách và chăm sóc chu đáo. Để đảm bảo an toàn và có quá trình phục hồi, bạn cần lưu ý những điều trước và sau khi nhổ răng.

2.1. Lưu ý trước khi nhổ răng

Để quá trình nhổ răng diễn ra an toàn và hiệu quả, bạn cần tuân thủ và chuẩn bị kỹ lưỡng những điều sau.

2.1.1. Thăm khám và làm xét nghiệm theo hướng dẫn của bác sĩ

Trước khi nhổ răng, bạn cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát. Điều này nhằm đảm bảo bạn có đủ sức khỏe để thực hiện thủ thuật nhổ răng. Những vấn đề như: Tiểu đường, bệnh tim mạch, thời gian đông máu,... đều cần được xác định trước khi nhổ răng.

Thăm khám tại nha khoa còn giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí của răng cần nhổ và xem xét các cấu trúc xung quanh răng. Qua kết quả khám, bác sĩ sẽ lên kế hoạch nhổ răng an toàn và hiệu quả cho bạn.

thời gian đông máu là gì lý do cần xét nghiệm thời gian đông máu trước khi nhổ răng

Bác sĩ sẽ lên kế hoạch nhổ răng an toàn và hiệu quả cho bạn

2.1.2. Ăn đủ no

Quá trình nhổ răng có thể kéo dài và đòi hỏi cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng. Nếu không ăn trước khi nhổ răng, bạn sẽ bị hạ đường huyết, dẫn đến các triệu chứng như: Chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn,... Hạ đường huyết còn làm ảnh hưởng đến thời gian đông máu, làm chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng.

Trước khi nhổ răng, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin K, protein, canxi, sắt,... Các vitamin và khoáng chất này giúp bạn no lâu và tạo ra các cục máu đông để cầm máu hiệu quả. Bạn có thể bổ sung vitamin K, C, chất xơ qua các món ăn như: Bánh mì kẹp trứng ốp, cháo gà nấm, Salad rau xanh ức gà nướng,...

2.1.3. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Nếu không vệ sinh răng miệng sạch sẽ, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào vết thương sau khi nhổ răng, gây nhiễm trùng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thời gian đông máu và làm chậm quá trình hồi phục. 

Dưới đây là những lưu ý giúp bạn vệ sinh răng miệng hiệu quả trước khi nhổ răng:

  • Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng: Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, kết hợp dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để loại bỏ thức ăn giữa kẽ răng.
  • Chải răng nhẹ nhàng xung quanh vị trí nhổ răng: Bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm và chải nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu.
  • Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh trực tiếp vị trí nhổ răng: Dùng bông gòn hoặc gạc mềm nhúng vào nước muối sinh lý và lau nhẹ nhàng xung quanh vị trí nhổ răng để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám.
  • Tránh hút thuốc lá: Nicotine trong thuốc lá làm giảm chức năng của tiểu cầu, làm tổn thương lớp nội mô mạch máu và làm chậm thời gian đông máu sau khi nhổ răng.

thời gian đông máu là gì lý do cần xét nghiệm thời gian đông máu trước khi nhổ răng

Bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm và chải nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu

2.1.4. Giữ tâm lý thoải mái, hợp tác với bác sĩ

Căng thẳng kích thích cơ thể sản xuất hormone cortisol làm tăng cảm giác đau và làm bạn nhạy cảm hơn khi nhổ răng. Do đó bạn nên giữ tâm lý thoải mái để giảm cảm giác đau và giúp quá trình nhổ răng diễn ra hiệu quả hơn. Đồng thời, nghiên cứu đã chỉ ra rằng tâm lý tích cực giúp giảm viêm và tăng tốc độ phục hồi sau khi nhổ răng.

Hợp tác tốt với bác sĩ giúp quá trình nhổ răng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn từng bước và cần bạn tuân thủ các chỉ dẫn để đảm bảo an toàn. Bạn nên báo cho bác sĩ nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu trong quá trình nhổ răng. Điều này giúp bác sĩ biết và kịp thời điều chỉnh kỹ thuật hoặc tăng liều thuốc tê để giảm đau cho bạn.

2.2. Lưu ý sau khi nhổ răng

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn nên tuân thủ sau khi nhổ răng để quá trình lành thương diễn ra suôn sẻ.

2.2.1. Ngậm chặt bông gòn

Ngậm chặt bông gòn tạo áp lực lên vùng nhổ răng, rút ngắn thời gian đông máu và ngăn chặn mất máu quá nhiều. Ngậm bông gòn còn giúp hình thành cục máu đông tại vị trí nhổ răng. Cục máu đông này hỗ trợ quá trình lành thương, bảo vệ vùng răng mới nhổ khỏi vi khuẩn gây nhiễm trùng.

thời gian đông máu là gì lý do cần xét nghiệm thời gian đông máu trước khi nhổ răng

Ngậm chặt bông gòn giúp rút ngắn thời gian đông máu và ngăn chặn mất máu quá nhiều

2.2.2. Không súc miệng với nước muối

Bạn không nên súc miệng với nước muối trong vòng 24 giờ đầu tiên để tránh làm tan cục máu đông và kéo dài quá trình lành thương. Nồng độ muối cao trong nước muối gây kích ứng niêm mạc miệng, đặc biệt là ở khu vực vết thương mới nhổ răng. Súc miệng bằng nước muối với lực mạnh còn làm hở vết thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra nhiễm trùng, đau nhức.

2.2.3. Ăn thực phẩm mềm lỏng, giàu dinh dưỡng

Các loại thực phẩm mềm lỏng như: Cháo, súp, sữa chua,... giúp bạn dễ dàng nhai và nuốt mà không cần dùng nhiều lực. Từ đó giảm áp lực lên khu vực nhổ răng, hạn chế nguy cơ chảy máu và tổn thương thêm cho vết thương. Các loại thực phẩm này còn cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất và protein cần thiết cho cơ thể. Qua đó hỗ trợ tái tạo mô và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng.

2.2.4. Vệ sinh răng miệng, đánh răng nhẹ nhàng

Duy trì vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình lành thương. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện nhẹ nhàng và cẩn thận để không gây tổn thương cho vùng nhổ răng. Dưới đây là một số lưu ý vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng:

  • Tránh vùng nhổ răng: Trong vài ngày đầu tiên, bạn nên tránh đánh răng trực tiếp vào vùng nhổ răng. Điều này giúp tránh làm tan cục máu đông và gây chảy máu lại. 
  • Sử dụng nước muối sinh lý: Sau 24 giờ đầu, bạn có thể súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý để làm sạch miệng và giảm nguy cơ nhiễm trùng. 
  • Tránh các sản phẩm chứa cồn: Bạn cần hạn chế sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng chứa cồn, vì chúng gây kích ứng và làm chậm quá trình lành thương.
  • Không sử dụng ống hút: Tránh sử dụng ống hút trong ít nhất một tuần sau khi nhổ răng, vì hành động này tạo áp lực lên cục máu đông, gây chảy máu lại.

thời gian đông máu là gì lý do cần xét nghiệm thời gian đông máu trước khi nhổ răng

Sau khi nhổ răng, bạn có thể súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý để giảm nguy cơ nhiễm trùng

2.2.5. Theo dõi cục máu đông ở vị trí răng vừa nhổ

Theo dõi cục máu đông giúp bạn đảm bảo quá trình lành thương diễn ra suôn sẻ và phát hiện sớm các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số lưu ý khi theo dõi cục máu đông sau khi nhổ răng:

  • Quan sát màu sắc và kích thước của cục máu đông: Cục máu đông bình thường có màu đỏ sẫm hoặc nâu đen, kích thước tương đương với vị trí nhổ răng. Nếu cục máu đông có màu trắng hoặc vàng, tan nhanh chóng, là dấu hiệu của nhiễm trùng, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ.
  • Theo dõi thời gian tồn tại của cục máu đông: Cục máu đông tan dần trong vòng 3-5 ngày sau khi nhổ răng. Nếu cục máu đông còn nguyên sau 5 ngày hoặc tan đột ngột, bạn cần đến nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời.

2.2.6. Tái khám nếu thấy có dấu hiệu bất thường

Sau khi nhổ răng khôn, bạn cần theo dõi tình trạng sức khỏe và nhận biết các dấu hiệu bất thường để tái khám kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu mà bạn cần đến nha khoa ngay:

  • Thời gian đông máu kéo dài: Nếu bạn bị chảy máu nhiều sau khi nhổ răng và không thể cầm máu bằng cách cắn chặt bông gòn, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
  • Sưng tấy nhiều, đau nhức dữ dội: Sưng tấy và đau nhức là những biểu hiện bình thường sau khi nhổ răng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc ngày càng tồi tệ hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.
  • Mùi hôi hoặc vị đắng trong miệng: Mùi hôi hoặc vị đắng là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc ổ răng khô, cần được kiểm tra ngay.
  • Mủ hoặc dịch màu vàng: Nếu bạn thấy mủ hoặc dịch màu vàng tại vị trí nhổ răng, đây là dấu hiệu của nhiễm trùng nghiêm trọng cần được điều trị kịp thời.

thời gian đông máu là gì lý do cần xét nghiệm thời gian đông máu trước khi nhổ răng

Tái khám ngay nếu thấy có dấu hiệu bất thường sau khi nhổ răng khôn

Thời gian đông máu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và đảm bảo an toàn cho cơ thể. Xét nghiệm thời gian đông máu trước khi nhổ răng giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và đảm bảo an toàn cho bạn. Bên cạnh đó, bạn cần tuân thủ các lưu ý trước và sau khi nhổ răng để quá trình hồi phục diễn ra suôn sẻ.

Nếu gặp phải vấn đề về sức khoẻ răng miệng, Quý khách đừng ngại liên hệ nha khoa Tâm Đức Smile bằng hai cách:

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN TRỰC TIẾP

Hoặc gọi 1900 8040 để được hỗ trợ trực tiếp